Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Chứng Ợ Chua

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chứng Ợ Chua

    Ợ chua hoặc Ợ nóng là bệnh khá phổ biến, nhiều người mắc phải.
    Thống kê cho hay, có tới 60% dân chúng bị ợ chua ít nhất một lần trong tháng và thường thấy ở người trưởng thành nhiều hơn là trẻ em.
    Bệnh khó chịu đến nỗi có thể gây ra nhiều trở ngại cho sinh hoạt hàng ngày, cho giấc ngủ hoặc cả trong khi đang mê ly ái ân.
    Đây là một cảm giác rất đau, như lửa đốt ở sau xương ức, chỗ nối tiếp giữa bao tử và thực quản.
    Mặc dù cảm giác nóng này thấy ở trước ngực và tiếng Anh có chữ heart (heartburn), bệnh không liên can gì tới trái tim, mà là một rối loạn về tiêu hóa.
    Ợ chua khác với cơn suy tim (heart attack) trong đó cơn đau như dao đâm xuất phát từ tim, lan lên cổ và ra cánh tay.


    Nguyên nhân
    Trong bao tử có một dung dịch acid nhẹ để giúp sự tiêu hóa thức ăn cũng như để tiêu diệt một số vi khuẩn lẫn lộn trong thực phẩm. Acid này không làm tổn thương bao tử nhờ lớp màng bao che mặt trong bao tử. Nếu acid đó cứ nằm trong dạ dày thì cũng chẳng sao. Nhưng đôi khi nó dội ngược lên thực quản, tạo ra khó khăn cho con người.
    Khi ăn uống, thực phẩm di chuyển từ miệng xuống dạ dày qua một cái ống gọi là thực quản dài khoảng 23 cm.
    Bình thường, thức ăn cũng như acid được giữ trong bao tử không dội ngược là nhờ chiếc cơ vòng (sphincter) nằm ở cuối thực quản. Cơ mở rộng để thực phẩm xuống dạ dày rồi mau lẹ khép lại, không cho thực phẩm và dịch vị trào ngược lên trên. Nhiều lúc cơ vòng mở hơi lâu khi ta nuốt thức ăn, các chất trong bao tử lợi dụng cơ hội cửa mở, trào ngược lên thực quản. Do đó ta có cảm giác nóng đốt sau ngực và vị chua trong miệng. Nếu tình trạng kéo dài lâu ngày sẽ đưa tới bệnh dội ngược bao tử-thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease-GERD).

    Sau đây là một số yếu tố có thể đưa tới ợ chua:
    a- Nhiều người bị ợ chua sau khi ăn quá no, sức ép trong bao tử lên cao, đẩy mở van giữa bao tử và thực quản, chất chua dội ngược lên họng.
    b- Có người bị ợ chua vì ăn xong là lên giường nằm nghỉ ngay, vị thế bao tử-thực quản nằm ngang, chất chua lan qua cuống thực quản.
    c- Ăn uống khi ngồi mà mặc quần quá chật, ép vào bao tử làm áp suất lên cao, có thể đẩy thực phẩm dội ngược lên.
    đ- Có ý kiến cho là đời sống nhiều căng thẳng cũng bị ợ chua vì stress làm cho cơ vòng thực quản-bao tử thư giãn không khép kín.
    e- Ợ chua cũng thường thấy ở người mập phì, phụ nữ mang thai vì tăng sức ép trong bụng.
    g- Một vài thực phẩm như chocolate, tỏi, hành, rượu, cà phê gây ợ chua, bằng cách kích thích cơ thể tiết ra hóa chất khiến cơ vòng thực quản mở rộng.
    h- Ợ chua thường xẩy ra ở quý vị cao niên, có lẽ là vì ở tuổi này, các cụ đều tăng kí và cũng hay uống nhiều loại thuốc có thể tăng độ chua trong dạ dày.
    i- Hút nhiều thuốc lá cũng là rủi ro đưa tới ợ chua. Hóa chất trong thuốc lá làm yếu cơ vòng, cơ không khép kín và chất chua dội ngược.
    k- Thoát vị khe (Hiatal Hernia) trong đó một phần hoặc toàn bộ dạ dày nhô lên xoang ngực qua khe dành cho thực quản ở hoành cách mô (diaphragm) đôi khi cũng gây ra ợ chua.

    Triệu chứng
    Triệu chứng chính của ợ chua là cảm giác đau như đốt ở phần trên của bụng, ngay dưới xương ức, rồi lan lên họng. Đôi khi cả cuống họng cũng như cháy rát. Ngoài nóng cháy ở ngực, người bị ợ chua còn buồn nôn, muốn ói, nhai và nuốt bị trở ngại, khó ngủ ban đêm, thở khò khè, đôi khi nghẹt thở.
    Các dấu hiệu vừa kể trầm trọng hơn sau khi ăn, khi nằm hoặc cúi mình xuống. Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn khi ngồi dậy hoặc đứng lên.

    Chẩn đoán bệnh
    Thường thường bác sĩ xác định bệnh qua các dấu hiệu triệu chứng mà bệnh nhân kể. Ngoài ra, các phương thức sau đây cũng được áp dụng:
    - Nội soi thực quản và dạ dày với một ống mềm dễ uốn cong để quan sát niêm mạc và nếu cần để lấy một chút tế bào cho thử nghiệm.
    - Chụp X-quang dạ dày-thực quản sau khi uống một dung dịch cản quang.
    - Đo sức mạnh của thực quản và của cơ vòng với máy đo đặc biệt.
    - Đo mức độ chất chua dội ngược lên thực quản trong thời gian 24 giờ.

    Biến chứng
    Bình thường, ợ chua không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu xảy ra quá thường xuyên và không được điều trị, ợ chua có thể giới hạn các hoạt động hàng ngày của người bệnh và đưa tới một số biến chứng trầm trọng của dạ dày như viêm loét, xuất huyết, co thắt đôi khi ung thư thực quản.
    Dịch bao tử cũng có thể tràn vào cuống phổi, nhất là khi người bệnh nằm, và đưa tới khó thở, viêm phế quản và phổi.

    Mẹo vặt làm bớt ợ chua
    Có một vài mẹo vặt ta có thể áp dụng để tránh ợ chua mà không tốn tiền như là:
    a- Đừng đi nằm ngay sau ăn no, hãy chờ độ vài tiếng đồng hồ. Nếu cần ngủ trưa, ngủ ngả mình trên ghế.
    b- Đầu giường nằm được kê hơi cao để nâng cao nửa phần trên của cơ thể. Gối đầu cao chỉ bớt được một phần nào mà thôi.
    c- Khi ngủ, nằm nghiêng sang phía trái mình để đẩy thức ăn trong dạ dày ra xa chỗ tiếp giáp thực quản và bao tử. Nằm như vậy giảm được sự hồi lưu của thực phẩm rất nhiều so sánh với nằm sấp, nằm ngửa hoặc nghiêng bên mặt.
    đ- Vì ợ chua thường xẩy ra sau bữa ăn nên tránh ăn quá no một lần mà ăn làm nhiều bữa nhẹ.
    e- Bớt ăn nhiều mỡ béo vì chất béo chậm tiêu sẽ nằm trong bao tử lâu hơn đồng thời chất béo cũng làm tăng áp suất trong dạ dầy.
    g- Giới hạn sức cù là, nước uống có hơi, thực phẩm nhiều chất chua như chanh, cam, nước cà chua, ketchup, mù tạc, dấm, gia vị có nhiều bạc hà.
    h- Bớt thuốc lá, rượu, cà phê vì những thứ này làm giảm chức năng chặn thực phẩm của cơ vòng thực quản.
    i- Giới hạn dược phẩm chống đau nhức, như aspirin vì nhiều loại thuốc tăng chất chua trong dạ dày. Thuốc acetaminophen không tăng acid.
    k- Vận động cơ thể đều đặn.
    l- Tránh mập phì để giảm áp lực trong bụng.

    Điều trị bằng dược phẩm
    Ợ chua có thể điều trị với thuốc chống acid hoặc các dược phẩm khác, do bác sĩ chỉ định.
    1- Trên thị trường có nhiều thuốc bán tự do không cần toa bác sĩ để trung hòa acid, giảm ợ chua. Đó là Alka-Seltzer, Maalox, Mylanta, Rolaids, Tums.
    Hoạt chất chính của các thuốc này là aluminum, calcium, magnesium, sodium, nên thuốc trung hòa acid nhanh chóng. Mặc dù giá tiền thuốc vừa phải nhưng rất công hiệu, tác dụng mau, uống vào vài phút sau thấy bớt đau liền nhưng tác dụng chỉ kéo dài vài giờ là hết cho nên ít được dùng khi bị ợ chua thường xuyên.
    Nên dùng thuốc sau khi ăn, vì nếu uống trước bữa ăn, thuốc sẽ bị thải khỏi bao tử rất mau.
    Dùng trong một thời gian lâu, các thuốc trên có thể gây táo bón hay tiêu chẩy.
    2- Loại thuốc ngăn chặn sự tiết chất acid trong bao tử như Tagamet, Zantac, Axid, Pepcid. Các thuốc này có tác dụng lâu hơn, độ 3-4 tiếng đồng hồ, rất công hiệu làm bớt acid và trị ợ chua.
    Thuốc bắt đầu có tác dụng độ nửa giờ sau khi uống. Nên uống độ một giờ trước khi ăn. Các loại thuốc này đắt tiền hơn thuốc trung hòa acid.
    Thường thường người bị bệnh ợ chua do hồi lưu acid ở cuống thực quản phải uống thuốc mỗi ngày và suốt đời.

    Giải phẫu
    Uống thuốc suốt đời rất bất tiện, cho nên gần đây một số bệnh nhân có thể được giải phẫu. Trong phẫu thuật này, phần trên của bao tử được nâng lên, bao quanh cuống thực quản đủ bó chặt để có thể ngăn sự dội ngược thực phẩm và dịch vị bao tử.

    Kết luận
    Ợ chua là chuyện thường xảy ra và thường thường không nguy hại lắm.
    Tuy nhiên, khi bị chứng dội ngược acid kinh niên hai ba lần một tuần hoặc khi:
    - Có khó khăn đau đớn khi nuốt thực phẩm, nước miếng
    - Ói ra máu
    - Phẩn có máu đỏ hoặc đen
    - Khó thở
    - Chóng mặt quay cuồng
    - Đau lan từ ngực lên cổ, ra vai
    - Đổ mồ hôi khi đau ngực
    thì xin bà con tham khảo ý kiến bác sĩ ngay, vì ợ chua mỗi ngày, kéo dài nhiều năm có thể là dấu hiệu của vài bệnh khác trầm trọng hơn, chẳng hạn heart attack.
    Attached Files


    Je suis comme je suis
    Je suis faite comme ça
    Que voulez-vous de plus?
    Que voulez-vous de moi?

  • #2
    An đọc rồi.. hãi quá

    Comment


    • #3
      Kính Evo,

      Tôi đi lang thang trong các web tiếng Việt tìn cờ thấy bài text của bạn nên vào xem và có vài ý kiến:

      Peptic ulcer disease (PUD) và gastro-esophagio-reflux diseases (GERDs) là một mà hai, cũng có thể gọi hai là một được. Căn do của bệnh là do dạ dày tiết ra quá nhiều acid. Nếu bệnh nhân không bị reflux, họ bị gastritis hay đôi khi bị gastric ulcer hay duodenal ulcer. Nếu họ bị reflux, acid sẽ burn phần dưới của esophagus làm thành esophagitis và có thể có heart burn như bạn nói.

      Về chửa trị, ngày nay it khi chúng tôi dùng những thuôc bạn kể trên. Thuốc mới sau này, proton pump inhibitor: prevacid, protonix, aciphex tốt hơn nhiều so với H2 blocker bạn kể trên (zantac, axid...).

      Nếu bệnh nhân bị tái đi tái lại sau vài lần dùng thuốc, bệnh nhân cần được làm endoscopy để xác định gastritis, ulcer hay là vì nguyên nhân nào khác (K). Biopsy of gastric mucosa sẽ được làm trong lúc endoscopy này để tìm H. pylori, một loại vi khuẩn sống ở mucosa của dạ dày. Nếu H. pylori is positive, bệnh nhân sẽ được chửa trị bằng a combination of three medications, the most common là amoxacillin, biaxin và prevavid trong 10 ngày tới hai tuần lể, bệnh kể như cured. Recurrence is possible but unlikely.

      Nếu có esophagitis, lượng của prevacid là 30 mg hai lần một ngày, hay có thể xài nexium 40 mg một ngày.

      Đây là cách chửa trị PUD/GERDs căn bản ở hoa Kỳ ngày nay (2007). Tôi chưa bao giờ thấy ai dùng giải phẩu để chửa GERDs như text của bạn bao giờ trừ trường hợp bệnh nhân có problem ở cardia, nơi nối liền giửa thực quản và dạ dày, và phải có indacation rỏ ràng. Fundoplication như bạn nói là một cuộc mổ lớn không dùng cho GERDs.

      Xin thứ lổi cho english terminology vì tôi xa Viêt Nam lâu lắm rồi không biết bây giờ các bạn xài danh từ y khoa nào và cũng để người đọc khỏi nhầm lẩn
      có thể dẩn đến tai hại.

      Comment


      • #4
        Cám ơn Bạn SongHau đã ghé thăm và có nhã ý đóng góp nhiều ý kiến phong phú cho bài này. Thú thật thì Evo không biết gì về Y học hết, bài này chỉ là bài của Evo đi lượm lặt ở chỗ khác rồi post vào đây thôi. Theo cách trả lời tường tận của bạn thì Evo biết chắc là bạn đang làm trong ngành Y học rồi.

        Evo biết thuốc Nexium mà bạn nói là loại thuốc mới được dùng trên thị trường từ vài năm nay, lúc xưa thì người ta hay dùng Losec 20mg hay 40mg. Nếu mà làm Endoscopy phá hiện có vi khuẩn thì phải uống thêm trụ sinh cùng 1 lúc. Thuốc Prevacid cũng hay nhưng hình như đã bị cấm bán 1 thời gian vì có hại cho những người bị bịnh tim, không biết còn đúng không?

        Hi vọng bạn sẽ vào Forum này thường xuyên để đóng góp thêm nhiều ý kiến hữu ích để giúp đỡ mở rộng thêm tầm kiến thức của các Member ở đây.

        Cám ơn bạn rất nhiều, Evo hi vọng sẽ đọc được nhiều bài của bạn trong tương lai gần đây.

        Best regards!


        Je suis comme je suis
        Je suis faite comme ça
        Que voulez-vous de plus?
        Que voulez-vous de moi?

        Comment


        • #5
          Không phải prevacid, bạn nói về cisapride. Khoảng thập niên 90s, cisapride rất thông dụng trong việc chửa trị GERDs, tốt hơn hẳn những thuốc mà ta vẩn dùng hiện nay như reglan, tiếc thay cisapride lại có những side effects tai hại nên thước này bị removed khỏi market. Cho đến nay chúng ta không có thuốc nào thay thế cisapride.

          Comment


          • #6
            cám ơn Mrs/ Mr SongHau cho thêm infor ạ

            Comment


            • #7
              Cho S.Huynh góp ý nha Evo. Ngoài ra nếu đã xát định được trong bao tử có vi trùng Helico-Bacter pylory thì dùng combination này cũng rất là hiệu quả
              Amoxycilline 1000mg ( Penicillines ) một ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên
              Claritromycinne/ Klacid 500mg ( Macroliden ) một ngày 2 lần, mỗi lần một viên
              Pantoprazol / Pantozol 40mg ( Proton pump inhibitor ) một ngày 2 lần, mỗi lần một viên.
              Combination này dùng trong 7 ngày, nếu chưa khỏi có thể dùng thêm 7 ngày nữa.

              Comment

              Working...
              X