Bác sĩ Trương Vĩnh Toàn - Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
Mắt bị cườm là nguyên nhân gây mù lòa nhiều nhất. Hiện thế giới có khoảng 30 triệu người không may mù lòa, trong đó 15 triệu trường hợp là do mắt cườm. Hàng năm, bệnh mắt cườm khiến chương trình Medicare dành cho người già ở Mỹ tốn nhiều tỉ mỹ-kim.
Thỉnh thoảng, có người dùng chữ "mắt kéo mây" để chỉ bệnh mắt cườm,
nhưng chữ "kéo mây" hay làm ta nghĩ đến bệnh "mộng thịt ở mắt" (pterygium).
Tốt hơn, nên dùng chữ "mắt cườm" để chỉ loại bệnh mắt có tên tiếng Anh là "cataract", cho rõ ràng, không sợ nhầm lẫn. (Chữ "cataract" từ chữ La-tinh "catarractes", có nghĩa "thác nước": nhìn bằng mắt thường từ ngoài vào, thủy tinh thể người có mắt cườm nặng trông như những dòng nước cuồn cuộn của một thác nước đang chảy.) Không mấy người chúng ta thực sự hiểu bệnh mắt cườm là gì.
Mắt cườm là gì?
Mắt giống y một máy ảnh, loại tự động điều chỉnh (auto focus). Ngay phía
đằng trước máy ảnh có một ống kính, giúp thu các hình ảnh bên ngoài ta muốn chụp. Trong mắt cũng có một bộ phận nằm phía trước gọi là thủy tinh thể (lens), giống như ống kính của máy ảnh.
Thủy tinh thể có nhiệm vụ điều chỉnh ánh sáng và các hình ảnh bên ngoài cho rõ, rồi rọi chiếu chúng lên trên võng mạc (retina, màn ảnh nằm phía sau mắt, ví như phim của máy ảnh), giúp ta trông thấy mọi vật bên ngoài được rõ ràng. Mắt cườm do sự mờ đục của thủy tinh thể. Giống như trong một máy ảnh mua với giá tiết kiệm, dùng lâu, ống kính đục dần, hết còn trong như ngày đầu ta mới đem máy về.
Nhìn thế giới sinh động bên ngoài qua một mắt bị cườm chẳng khác gì ta từ trong nhà nhìn ra bên ngoài qua một kính cửa sổ dơ, lâu ngày chưa lau. Hoặc, như ta nhìn gió thu nhè nhẹ lay động cây cành trong vườn qua một cửa kính mù sương thu.
Như vậy, qua một thủy tinh thể đục do cườm, mọi vật ta nhìn thấy nhòa đi,
không rõ nét. Đã thế, khi ta nhìn thẳng vào ánh mặt trời hoặc ánh đèn xe, thị giác càng kém hơn do mắt bị chóa.
Nhiều vị không còn lái xe ban đêm, nhận ra các bảng chỉ dẫn bên đường,
hoặc đọc những hàng chữ nhỏ trên báo chí được nữa.
Nguyên nhân
Những nguyên nhân được biết hay tạo ra cườm mắt: chấn thương mắt
(trauma), chất phóng xạ (radiation), các bệnh gây viêm mắt (inflammation),
những bệnh biến dưỡng và dinh dưỡng (metabolic and nutritional diseases), chẳng hạn như bệnh tiểu đường, sự suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, một số yếu tố cũng khiến ta dễ bị bệnh mắt cườm:
Tuổi tác: trên 60 tuổi.
Thuốc lá.
Rượu.
Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời.
Có học vấn thấp.
Dùng các thuốc steroids (như Prednisone) dài lâu.
Không ai chống lại được thời gian, trẻ mãi không già, song chúng ta có thể
bỏ thuốc lá, bớt uống rượu, tránh ra nắng nhiều.
Chữa trị
Bạn còn nhớ, ngày bạn lái chiếc xe mới toanh vừa cắt chỉ ra khỏi "dealer"
bán xe, lòng sảng khoái, mũi ngửi mùi xe mới, và qua kính xe trong suốt, mắt bạn nhìn lên bầu trời không gợn bóng mây, nhìn ra bên ngoài cuộc đời ôi sao mà tươi đẹp.
Rồi thấm thoát đã năm bảy năm trôi qua, kể từ ngày bạn sung sướng làm chủ chiếc xe đầu tiên trong đời. Nào ai ngăn cản được sự tàn phá của thời gian. Kính xe bạn không còn trong suốt như trước, nhiều chỗ đã vẩn đục.
Nhưng thôi kệ, kính xe hơi mờ chút, song vẫn còn dùng được. Bạn chỉ nhờ chuyên viên thay kính xe thay nó đi, lắp cái mới vào, nếu nó đã tệ quá, khiến việc lái xe của bạn trở thành nguy hiểm.
Ta đã biết, riêng thời gian cũng có thể tạo những thay đổi đưa đến cườm
mắt, như đã làm vẩn đục kính xe của bạn. Việc này không khiến ta phải quan tâm cho lắm. Những thay đổi đầu tiên như vậy thường không gây triệu chứng gì cả, tuy được nhận ra bởi bác sĩ chuyên khoa Mắt khi bạn đến khám mắt. Bị chút cườm mắt không có nghĩa là cườm phải được chữa ngay và mổ lấy ra cho bằng được, khi chưa có triệu chứng.
Vậy, khi nào mới phải mổ? Nên giải phẫu, mổ lấy cườm ra khi thị giác ta đã
bị kém và mắt ta bị chóa nhiều vì cườm, đeo kính cũng chẳng khá hơn, khiến những việc như lái xe, làm việc, đọc sách trở thành khó khăn.
Tiếc thay, vì mổ chữa cườm mắt là một phẫu thuật được trả tiền khá cao,
nên một số bác sĩ chuyên khoa Mắt đề nghị mổ cườm sớm quá. Thủy tinh thể của nhiều người được mổ lấy ra, khi mắt người bệnh vẫn còn thấy rõ 20/20 (thị giác bình thường), chưa kém tí nào. Làm như vậy, quả đã khiến người bệnh có thể phải chịu những rủi ro của mổ xẻ một cách không cần thiết. Nhiều người bệnh được khuyên nên mổ cườm sớm, để lâu mổ sẽ khó hơn hoặc với nhiều nguy hiểm hơn. Cách giải thích này không vững.
Thời gian gần đây, có rất nhiều tiến bộ trong phẫu thuật mổ cườm, khiến các rủi ro trong lúc mổ, các biến chứng do giải phẫu ít xảy ra hơn trước, đồng thời thị giác cũng trở lại bình thường mau hơn.
Ngày nay ở Mỹ, giải phẫu cườm mắt đã trở thành một nghệ thuật, không làm đau người được mổ. Giải phẫu cườm mắt thực hiện chỉ trong vòng 30 đến 60 phút. Trong suốt cuộc mổ, người bệnh vẫn tỉnh táo, và sau đó ra về trong ngày, không phải ở lại bệnh viện.
100 người mổ, đến 95 người sau khi mổ, thị giác sẽ trở lại rất tốt. Số người
còn lại, mổ xong vẫn không trông rõ nhiều, là vì bị thêm các bệnh của võng
mạc (retinal diseases), hoặc vì các biến chứng do giải phẫu (nhiễm trùng, tróc võng mạc, thủy tinh giả đặt vào bị lệch, v.v.).
Đã qua rồi những ngày trước, khi mổ cườm, có thể nói, mắt bị tách hẳn làm hai mảnh để cố lấy cườm ra. Nay, phẫu thuật được làm qua những vết rạch nhỏ xíu. Dưới kính phóng đại cực mạnh, bác sĩ dùng một dụng cụ siêu âm đặc biệt để thực hiện cuộc giải phẫu. Sau khi thủy tinh thể bị vườm được lấy ra, một thủy tinh thể nhân tạo được đặt vào mắt để thay thế cho cái cũ. Chúng ta cứ để nó ở đấy suốt đời.
Ngay buổi tối hôm giải phẫu, người mổ cườm đã có thể hoạt động bình
thường trở lại, đọc sách, đi bộ, ăn uống, xem truyền hình, và đa số đi làm lại sau một tuần.
Người mổ cườm thường sẽ nhìn rõ, không phải đeo kính sau mổ. Một số vị
cần đeo kính để lái xe đêm hoặc đọc sách.
Không mổ thì sao?
Còn không mổ thì sao, một khi mắt bị cườm nặng đến độ khiến ta không còn nhìn được rõ? Người bị cườm, vì mắt kém, có thể gây tai nạn lúc lái xe, gẫy xương do té ngã, không muốn đi đến đâu, chẳng muốn giao thiệp với ai (social isolation) và mất đi sự tự lập, phải trông nhờ vào người khác trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều vị người nhà cho rằng đã lẫn, nhưng sau khi mổ cườm mắt, tinh thần các vị lại khá hơn, bớt cả lẫn.
Rõ ràng, mắt bị cườm khiến cuộc đời ta mất nhiều thi vị.
Tóm lại, mắt kém ở người có tuổi thường vì thủy tinh thể trong mắt đục, ta gọi là mắt bị cườm. Giải phẫu chữa cườm cần đến khi cuộc sống của ta bắt đầu mất vui do cườm làm thị giác ta kém nhiều. Hầu hết người được mổ chữa cườm, kể cả những vị mang bệnh tiểu đường, mắt lại sáng, và rất hài lòng sau giải phẫu.
--------------------------------------------------------------------------------
Mắt bị cườm là nguyên nhân gây mù lòa nhiều nhất. Hiện thế giới có khoảng 30 triệu người không may mù lòa, trong đó 15 triệu trường hợp là do mắt cườm. Hàng năm, bệnh mắt cườm khiến chương trình Medicare dành cho người già ở Mỹ tốn nhiều tỉ mỹ-kim.
Thỉnh thoảng, có người dùng chữ "mắt kéo mây" để chỉ bệnh mắt cườm,
nhưng chữ "kéo mây" hay làm ta nghĩ đến bệnh "mộng thịt ở mắt" (pterygium).
Tốt hơn, nên dùng chữ "mắt cườm" để chỉ loại bệnh mắt có tên tiếng Anh là "cataract", cho rõ ràng, không sợ nhầm lẫn. (Chữ "cataract" từ chữ La-tinh "catarractes", có nghĩa "thác nước": nhìn bằng mắt thường từ ngoài vào, thủy tinh thể người có mắt cườm nặng trông như những dòng nước cuồn cuộn của một thác nước đang chảy.) Không mấy người chúng ta thực sự hiểu bệnh mắt cườm là gì.
Mắt cườm là gì?
Mắt giống y một máy ảnh, loại tự động điều chỉnh (auto focus). Ngay phía
đằng trước máy ảnh có một ống kính, giúp thu các hình ảnh bên ngoài ta muốn chụp. Trong mắt cũng có một bộ phận nằm phía trước gọi là thủy tinh thể (lens), giống như ống kính của máy ảnh.
Thủy tinh thể có nhiệm vụ điều chỉnh ánh sáng và các hình ảnh bên ngoài cho rõ, rồi rọi chiếu chúng lên trên võng mạc (retina, màn ảnh nằm phía sau mắt, ví như phim của máy ảnh), giúp ta trông thấy mọi vật bên ngoài được rõ ràng. Mắt cườm do sự mờ đục của thủy tinh thể. Giống như trong một máy ảnh mua với giá tiết kiệm, dùng lâu, ống kính đục dần, hết còn trong như ngày đầu ta mới đem máy về.
Nhìn thế giới sinh động bên ngoài qua một mắt bị cườm chẳng khác gì ta từ trong nhà nhìn ra bên ngoài qua một kính cửa sổ dơ, lâu ngày chưa lau. Hoặc, như ta nhìn gió thu nhè nhẹ lay động cây cành trong vườn qua một cửa kính mù sương thu.
Như vậy, qua một thủy tinh thể đục do cườm, mọi vật ta nhìn thấy nhòa đi,
không rõ nét. Đã thế, khi ta nhìn thẳng vào ánh mặt trời hoặc ánh đèn xe, thị giác càng kém hơn do mắt bị chóa.
Nhiều vị không còn lái xe ban đêm, nhận ra các bảng chỉ dẫn bên đường,
hoặc đọc những hàng chữ nhỏ trên báo chí được nữa.
Nguyên nhân
Những nguyên nhân được biết hay tạo ra cườm mắt: chấn thương mắt
(trauma), chất phóng xạ (radiation), các bệnh gây viêm mắt (inflammation),
những bệnh biến dưỡng và dinh dưỡng (metabolic and nutritional diseases), chẳng hạn như bệnh tiểu đường, sự suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, một số yếu tố cũng khiến ta dễ bị bệnh mắt cườm:
Tuổi tác: trên 60 tuổi.
Thuốc lá.
Rượu.
Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời.
Có học vấn thấp.
Dùng các thuốc steroids (như Prednisone) dài lâu.
Không ai chống lại được thời gian, trẻ mãi không già, song chúng ta có thể
bỏ thuốc lá, bớt uống rượu, tránh ra nắng nhiều.
Chữa trị
Bạn còn nhớ, ngày bạn lái chiếc xe mới toanh vừa cắt chỉ ra khỏi "dealer"
bán xe, lòng sảng khoái, mũi ngửi mùi xe mới, và qua kính xe trong suốt, mắt bạn nhìn lên bầu trời không gợn bóng mây, nhìn ra bên ngoài cuộc đời ôi sao mà tươi đẹp.
Rồi thấm thoát đã năm bảy năm trôi qua, kể từ ngày bạn sung sướng làm chủ chiếc xe đầu tiên trong đời. Nào ai ngăn cản được sự tàn phá của thời gian. Kính xe bạn không còn trong suốt như trước, nhiều chỗ đã vẩn đục.
Nhưng thôi kệ, kính xe hơi mờ chút, song vẫn còn dùng được. Bạn chỉ nhờ chuyên viên thay kính xe thay nó đi, lắp cái mới vào, nếu nó đã tệ quá, khiến việc lái xe của bạn trở thành nguy hiểm.
Ta đã biết, riêng thời gian cũng có thể tạo những thay đổi đưa đến cườm
mắt, như đã làm vẩn đục kính xe của bạn. Việc này không khiến ta phải quan tâm cho lắm. Những thay đổi đầu tiên như vậy thường không gây triệu chứng gì cả, tuy được nhận ra bởi bác sĩ chuyên khoa Mắt khi bạn đến khám mắt. Bị chút cườm mắt không có nghĩa là cườm phải được chữa ngay và mổ lấy ra cho bằng được, khi chưa có triệu chứng.
Vậy, khi nào mới phải mổ? Nên giải phẫu, mổ lấy cườm ra khi thị giác ta đã
bị kém và mắt ta bị chóa nhiều vì cườm, đeo kính cũng chẳng khá hơn, khiến những việc như lái xe, làm việc, đọc sách trở thành khó khăn.
Tiếc thay, vì mổ chữa cườm mắt là một phẫu thuật được trả tiền khá cao,
nên một số bác sĩ chuyên khoa Mắt đề nghị mổ cườm sớm quá. Thủy tinh thể của nhiều người được mổ lấy ra, khi mắt người bệnh vẫn còn thấy rõ 20/20 (thị giác bình thường), chưa kém tí nào. Làm như vậy, quả đã khiến người bệnh có thể phải chịu những rủi ro của mổ xẻ một cách không cần thiết. Nhiều người bệnh được khuyên nên mổ cườm sớm, để lâu mổ sẽ khó hơn hoặc với nhiều nguy hiểm hơn. Cách giải thích này không vững.
Thời gian gần đây, có rất nhiều tiến bộ trong phẫu thuật mổ cườm, khiến các rủi ro trong lúc mổ, các biến chứng do giải phẫu ít xảy ra hơn trước, đồng thời thị giác cũng trở lại bình thường mau hơn.
Ngày nay ở Mỹ, giải phẫu cườm mắt đã trở thành một nghệ thuật, không làm đau người được mổ. Giải phẫu cườm mắt thực hiện chỉ trong vòng 30 đến 60 phút. Trong suốt cuộc mổ, người bệnh vẫn tỉnh táo, và sau đó ra về trong ngày, không phải ở lại bệnh viện.
100 người mổ, đến 95 người sau khi mổ, thị giác sẽ trở lại rất tốt. Số người
còn lại, mổ xong vẫn không trông rõ nhiều, là vì bị thêm các bệnh của võng
mạc (retinal diseases), hoặc vì các biến chứng do giải phẫu (nhiễm trùng, tróc võng mạc, thủy tinh giả đặt vào bị lệch, v.v.).
Đã qua rồi những ngày trước, khi mổ cườm, có thể nói, mắt bị tách hẳn làm hai mảnh để cố lấy cườm ra. Nay, phẫu thuật được làm qua những vết rạch nhỏ xíu. Dưới kính phóng đại cực mạnh, bác sĩ dùng một dụng cụ siêu âm đặc biệt để thực hiện cuộc giải phẫu. Sau khi thủy tinh thể bị vườm được lấy ra, một thủy tinh thể nhân tạo được đặt vào mắt để thay thế cho cái cũ. Chúng ta cứ để nó ở đấy suốt đời.
Ngay buổi tối hôm giải phẫu, người mổ cườm đã có thể hoạt động bình
thường trở lại, đọc sách, đi bộ, ăn uống, xem truyền hình, và đa số đi làm lại sau một tuần.
Người mổ cườm thường sẽ nhìn rõ, không phải đeo kính sau mổ. Một số vị
cần đeo kính để lái xe đêm hoặc đọc sách.
Không mổ thì sao?
Còn không mổ thì sao, một khi mắt bị cườm nặng đến độ khiến ta không còn nhìn được rõ? Người bị cườm, vì mắt kém, có thể gây tai nạn lúc lái xe, gẫy xương do té ngã, không muốn đi đến đâu, chẳng muốn giao thiệp với ai (social isolation) và mất đi sự tự lập, phải trông nhờ vào người khác trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều vị người nhà cho rằng đã lẫn, nhưng sau khi mổ cườm mắt, tinh thần các vị lại khá hơn, bớt cả lẫn.
Rõ ràng, mắt bị cườm khiến cuộc đời ta mất nhiều thi vị.
Tóm lại, mắt kém ở người có tuổi thường vì thủy tinh thể trong mắt đục, ta gọi là mắt bị cườm. Giải phẫu chữa cườm cần đến khi cuộc sống của ta bắt đầu mất vui do cườm làm thị giác ta kém nhiều. Hầu hết người được mổ chữa cườm, kể cả những vị mang bệnh tiểu đường, mắt lại sáng, và rất hài lòng sau giải phẫu.
--------------------------------------------------------------------------------
Comment