Nếu bị ho kéo dài, uống thuốc chữa viêm đường hô hấp mãi không khỏi thì nên đi khám tầm soát ung thư phổi, nhất là với những người trên 40 tuổi và hay hút thuốc lá.
Bạn nên nghĩ đến bệnh ung thư nếu có những triệu chứng sau:
Ho dai dẳng
Phần lớn các trường hợp ung thư phổi có triệu chứng ho kéo dài, có thể kèm đờm, máu. Nhiều khi bệnh nhân nghĩ mình bị ho do viêm đường hô hấp, nhưng đã chữa kháng sinh, đợt viêm đã qua mà chứng ho cũng không mất. Khi đó, nên đến bác sĩ vì đó có thể là biểu hiện ung thư.
Ra máu và dịch bất thường
Phụ nữ trên 30 tuổi và sinh nở nhiều lần nếu thấy chảy máu thường xuyên khi quan hệ tình dục thì đó có thể là biểu hiện ung thư tử cung. Ra máu âm đạo ở người đã tắt kinh lâu ngày cũng là dấu hiệu bệnh này.
Phụ nữ nên cảnh giác với ung thư vú nếu thấy chảy dịch, máu ở đầu vú. Ngoài ra, việc chảy máu hay dịch bất thường ở bất cứ bộ phận nào cũng đều có thể là triệu chứng nguy hiểm, nên đến bác sĩ để kiểm tra.
Đại tiểu tiện bất thường
Nên nghĩ đến ung thư trực tràng nếu bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, chữa theo các cách thông thường không khỏi. Biểu hiện bệnh này thường là đi ngoài ra máu hoặc dịch nhầy, đau bụng, nhiều khi buồn đại tiện nhưng không đi được...
Rối loạn tiểu tiện cũng có thể là dấu hiệu ung thư ở hệ tiết niệu - sinh dục (bàng quang, tuyến tiền liệt...). Nên đi khám nếu thường xuyên tiểu rát, tiểu nhiều lần không hết hoặc khó tiểu, nhất là khi những triệu chứng này ngày một tăng.
Vết loét lâu lành
Các vết loét mãi không liền, dễ chảy máu ở da, trong miệng, trên lưỡi có thể là tín hiệu của ung thư.
Vết sùi lở bằng đầu ngón tay út trên môi, không gây đau nhưng cũng không khỏi, có thể do ung thư môi, nhất là ở người ngoài 50 tuổi. Nốt lở, nứt dai dẳng không đau ở bờ lưỡi có thể do ung thư lưỡi, nhất là ở người ngoài 40 tuổi, hút thuốc nhiều.
Các vết lở nhỏ không đau, bờ không đều, mặt lồi hoặc lõm tồn tại lâu ngày trên da thường là dấu hiệu ung thư da.
Nốt ruồi to ra
Nốt ruồi đột nhiên lớn nhanh, thay đổi màu sắc hay trở nên đau, ngứa, loét, dễ chảy máu khi đụng tới... có thể báo động bệnh ung thư hắc tố.
Các nốt ruồi dễ bị ác tính hóa nếu bị chà xát hay phơi nắng nhiều. Do đó, nếu chúng nằm ở vị trí dễ đụng chạm, bạn nên đến bác sĩ để loại bỏ.
Xuất hiện u cục
Nếu phát hiện thấy các khối u, cục hay hạch nổi bất thường trên cơ thể, bạn nên đi khám để loại trừ ung thư. Việc các u cục xuất hiện hoặc hạch phát triển nhanh thường là dấu hiệu ác tính.
Đau đầu ù tai
Đây có thể là dấu hiệu ung thư vòm họng. Ở giai đoạn sớm, phần lớn bệnh nhân bị nhức đầu lan tỏa, âm ỉ một bên đầu, ù một bên tai, lúc nào cũng như có tiếng ve kêu, ngạt một bên mũi. Các triệu chứng này tăng dần theo mức độ bệnh. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân nhức đầu liên tục, có khi dữ dội, tai nghe kém.
Nuốt khó, khàn tiếng
Nói khó, nuốt khó, khàn tiếng là dấu hiệu báo động ung thư thanh quản. Nếu bạn nghĩ mình bị khàn tiếng do cảm lạnh nhưng chữa vài tuần không khỏi, nên đi khám tầm sóat ung thư, nhất là với những người trên 40 tuổi, hút thuốc và uống rượu nhiều.
Nuốt khó cũng có thể là triệu chứng ung thư thực quản.
TS. Phạm Duy Hiển, Bệnh viện K
vnexpress
Bạn nên nghĩ đến bệnh ung thư nếu có những triệu chứng sau:
Ho dai dẳng
Phần lớn các trường hợp ung thư phổi có triệu chứng ho kéo dài, có thể kèm đờm, máu. Nhiều khi bệnh nhân nghĩ mình bị ho do viêm đường hô hấp, nhưng đã chữa kháng sinh, đợt viêm đã qua mà chứng ho cũng không mất. Khi đó, nên đến bác sĩ vì đó có thể là biểu hiện ung thư.
Ra máu và dịch bất thường
Phụ nữ trên 30 tuổi và sinh nở nhiều lần nếu thấy chảy máu thường xuyên khi quan hệ tình dục thì đó có thể là biểu hiện ung thư tử cung. Ra máu âm đạo ở người đã tắt kinh lâu ngày cũng là dấu hiệu bệnh này.
Phụ nữ nên cảnh giác với ung thư vú nếu thấy chảy dịch, máu ở đầu vú. Ngoài ra, việc chảy máu hay dịch bất thường ở bất cứ bộ phận nào cũng đều có thể là triệu chứng nguy hiểm, nên đến bác sĩ để kiểm tra.
Đại tiểu tiện bất thường
Nên nghĩ đến ung thư trực tràng nếu bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, chữa theo các cách thông thường không khỏi. Biểu hiện bệnh này thường là đi ngoài ra máu hoặc dịch nhầy, đau bụng, nhiều khi buồn đại tiện nhưng không đi được...
Rối loạn tiểu tiện cũng có thể là dấu hiệu ung thư ở hệ tiết niệu - sinh dục (bàng quang, tuyến tiền liệt...). Nên đi khám nếu thường xuyên tiểu rát, tiểu nhiều lần không hết hoặc khó tiểu, nhất là khi những triệu chứng này ngày một tăng.
Vết loét lâu lành
Các vết loét mãi không liền, dễ chảy máu ở da, trong miệng, trên lưỡi có thể là tín hiệu của ung thư.
Vết sùi lở bằng đầu ngón tay út trên môi, không gây đau nhưng cũng không khỏi, có thể do ung thư môi, nhất là ở người ngoài 50 tuổi. Nốt lở, nứt dai dẳng không đau ở bờ lưỡi có thể do ung thư lưỡi, nhất là ở người ngoài 40 tuổi, hút thuốc nhiều.
Các vết lở nhỏ không đau, bờ không đều, mặt lồi hoặc lõm tồn tại lâu ngày trên da thường là dấu hiệu ung thư da.
Nốt ruồi to ra
Nốt ruồi đột nhiên lớn nhanh, thay đổi màu sắc hay trở nên đau, ngứa, loét, dễ chảy máu khi đụng tới... có thể báo động bệnh ung thư hắc tố.
Các nốt ruồi dễ bị ác tính hóa nếu bị chà xát hay phơi nắng nhiều. Do đó, nếu chúng nằm ở vị trí dễ đụng chạm, bạn nên đến bác sĩ để loại bỏ.
Xuất hiện u cục
Nếu phát hiện thấy các khối u, cục hay hạch nổi bất thường trên cơ thể, bạn nên đi khám để loại trừ ung thư. Việc các u cục xuất hiện hoặc hạch phát triển nhanh thường là dấu hiệu ác tính.
Đau đầu ù tai
Đây có thể là dấu hiệu ung thư vòm họng. Ở giai đoạn sớm, phần lớn bệnh nhân bị nhức đầu lan tỏa, âm ỉ một bên đầu, ù một bên tai, lúc nào cũng như có tiếng ve kêu, ngạt một bên mũi. Các triệu chứng này tăng dần theo mức độ bệnh. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân nhức đầu liên tục, có khi dữ dội, tai nghe kém.
Nuốt khó, khàn tiếng
Nói khó, nuốt khó, khàn tiếng là dấu hiệu báo động ung thư thanh quản. Nếu bạn nghĩ mình bị khàn tiếng do cảm lạnh nhưng chữa vài tuần không khỏi, nên đi khám tầm sóat ung thư, nhất là với những người trên 40 tuổi, hút thuốc và uống rượu nhiều.
Nuốt khó cũng có thể là triệu chứng ung thư thực quản.
TS. Phạm Duy Hiển, Bệnh viện K
vnexpress