Theo một số nghiên cứu của Mỹ, gần 3/4 số người thường xuyên sử dụng máy tính bị rối loạn chức năng về mắt. Các biểu hiện bao gồm: mắt căng thẳng hoặc mệt mỏi, khô, có cảm giác rát, chói sáng, nhìn mờ, kèm theo đau đầu, mỏi vai, cổ và lưng. Các nhà khoa học gọi đó là Hội chứng về mắt do sử dụng máy tính (CVS)
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hội chứng CVS: giảm lượng nước mắt đến giác mạc, quá nhiều ánh sáng chói hoặc ánh sáng phản xạ từ màn hình, vị trí đặt màn hình không đúng hoặc mắt có tật khúc xạ. Sau đây là một số hướng khắc phục hội chứng này:
1. Hạn chế tình trạng khô mắt
Khi sử dụng máy tính, do quá chăm chú nên chúng ta thường ít chớp mắt hơn thường lệ (chỉ bằng 2/3 số lần so với bình thường). Hơn nữa, do màn hình thường đặt cao hơn tầm mắt nên mắt ta phải nhướng lên và mở to ra, càng dễ bị khô. Hướng xử lý bao gồm:
- Chú ý chớp mắt thường xuyên hơn.
- Cho mắt nghỉ ngơi 15 phút sau mỗi giờ làm việc với máy tính.
- Nếu mắt quá khô, có thể sử dụng nước mắt nhân tạo.
2. Giảm ánh sáng phản xạ từ màn hình
Ánh nắng mặt trời và đèn trong văn phòng đều có thể phản xạ lên màn hình và làm cho mắt ta khó chịu. Bạn nên lưu ý:
- Sắp đặt vị trí màn hình hoặc chỉnh màn cửa sao cho ánh sáng từ ngoài vào không chiếu trực tiếp lên màn hình và mắt bạn.
- Tắt bớt đèn trên trần nhà nếu quá sáng (vì có thể làm giảm độ tương phản của màn hình). Trong trường hợp ngược lại, có thể sử dụng một ngọn đèn bàn có chụp.
- Nếu sử dụng đèn bàn, bạn nên đặt đèn tại vị trí sao cho ánh đèn không phản chiếu lên màn hình.
- Có thể đặt thêm kính lọc cho màn hình để lọc bớt ánh sáng chói từ màn hình.
3. Lưu ý khoảng cách giữa mắt và màn hình
Màn hình nên được đặt cách mắt 50-60 cm, tâm của màn hình thấp hơn tầm mắt 10-20 cm. Nếu màn hình thấp hoặc cao hơn vị trí này, ta dễ bị mỏi cổ, gáy và tai.
4. Điều chỉnh sự chiếu sáng và độ tương phản của màn hình
Nếu phòng quá sáng, màn hình cũng phải sáng để ta có thể đọc được chữ trên đó. Để có sự phù hợp giữa độ sáng của căn phòng và của màn hình, trước hết, cần lưu ý điều chỉnh lượng ánh sáng trong phòng (không quá sáng hoặc quá tối), sau đó sẽ chỉnh đến độ sáng và độ tương phản của màn hình cho đến khi mắt cảm thấy dễ chịu.
Nên thường xuyên lau bụi cho màn hình vì bụi sẽ làm giảm độ tương phản (contrast).
5. Chỉnh cỡ chữ và màu sắc
Việc chỉnh cỡ chữ của trang văn bản cũng giúp làm giảm sự mệt mỏi về thị giác. Tốt nhất là chọn cỡ lớn gấp 3 lần so với cỡ chữ nhỏ nhất mà ta đọc được (hãy đứng cách máy tính một khoảng gấp 3 lần khoảng cách khi sử dụng máy và chỉnh cỡ chữ đến mức bé nhất mà ta có thể đọc).
Tốt nhất, ta nên chọn chữ đen trên nền trắng. Chữ đậm trên nền sáng cũng có thể chấp nhận được. Độ tương phản giữa chữ và nền không nên quá thấp, cũng không nên đọc chữ trên một nền quá rối rắm vì điều đó dễ gây mệt mỏi cho mắt.
6. Lưu ý chất lượng của màn hình
Ba yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của màn hình là: tốc độ quét, độ phân giải và điểm ảnh. Nên sử dụng màn hình có tốc độ quét là 80 Hz, độ phân giải 800 x 600 và điểm ảnh dưới 0,28 mm.
7. Nếu có tật khúc xạ, nên đeo kính khi dùng máy tính
Nếu không đeo kính hoặc đeo kính không đúng, mắt sẽ phải cố gắng điều chỉnh, dễ trở nên mệt mỏi, nhất là khi dùng máy tính. Dấu hiệu của tật khúc xạ là nhìn mờ và hay mỏi mắt khi làm việc với máy vi tính. Nếu có dấu hiệu này, bạn nên đến bác sĩ nhãn khoa để khám và chọn loại kính thích hợp.
Nếu đang ở tuổi lão thị (trên 40), bạn càng cần đeo kính khi làm việc với máy tính.
Nên sử dụng loại mắt kính có tác dụng chống tia phản xạ (mắt kính chống lóe) để giảm bớt lượng ánh sáng phản xạ từ 2 bề mặt kính.
8. Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý
Bạn hãy để màn hình thẳng ngay trước mặt chứ đừng để lệch về một bên. Khi ngồi, nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay của bạn song song với nền nhà, 2 đùi vuông góc với cẳng chân và 2 bàn chân của bạn được đặt phẳng trên nền nhà. Luôn luôn giữ thẳng lưng và 2 vai ngang bằng.
Nếu bạn sử dụng đồ kẹp hồ sơ khi đánh máy thì nên để kẹp càng sát màn hình càng tốt.
BS Trần Hoài Long, Sức Khỏe & Đời Sống
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hội chứng CVS: giảm lượng nước mắt đến giác mạc, quá nhiều ánh sáng chói hoặc ánh sáng phản xạ từ màn hình, vị trí đặt màn hình không đúng hoặc mắt có tật khúc xạ. Sau đây là một số hướng khắc phục hội chứng này:
1. Hạn chế tình trạng khô mắt
Khi sử dụng máy tính, do quá chăm chú nên chúng ta thường ít chớp mắt hơn thường lệ (chỉ bằng 2/3 số lần so với bình thường). Hơn nữa, do màn hình thường đặt cao hơn tầm mắt nên mắt ta phải nhướng lên và mở to ra, càng dễ bị khô. Hướng xử lý bao gồm:
- Chú ý chớp mắt thường xuyên hơn.
- Cho mắt nghỉ ngơi 15 phút sau mỗi giờ làm việc với máy tính.
- Nếu mắt quá khô, có thể sử dụng nước mắt nhân tạo.
2. Giảm ánh sáng phản xạ từ màn hình
Ánh nắng mặt trời và đèn trong văn phòng đều có thể phản xạ lên màn hình và làm cho mắt ta khó chịu. Bạn nên lưu ý:
- Sắp đặt vị trí màn hình hoặc chỉnh màn cửa sao cho ánh sáng từ ngoài vào không chiếu trực tiếp lên màn hình và mắt bạn.
- Tắt bớt đèn trên trần nhà nếu quá sáng (vì có thể làm giảm độ tương phản của màn hình). Trong trường hợp ngược lại, có thể sử dụng một ngọn đèn bàn có chụp.
- Nếu sử dụng đèn bàn, bạn nên đặt đèn tại vị trí sao cho ánh đèn không phản chiếu lên màn hình.
- Có thể đặt thêm kính lọc cho màn hình để lọc bớt ánh sáng chói từ màn hình.
3. Lưu ý khoảng cách giữa mắt và màn hình
Màn hình nên được đặt cách mắt 50-60 cm, tâm của màn hình thấp hơn tầm mắt 10-20 cm. Nếu màn hình thấp hoặc cao hơn vị trí này, ta dễ bị mỏi cổ, gáy và tai.
4. Điều chỉnh sự chiếu sáng và độ tương phản của màn hình
Nếu phòng quá sáng, màn hình cũng phải sáng để ta có thể đọc được chữ trên đó. Để có sự phù hợp giữa độ sáng của căn phòng và của màn hình, trước hết, cần lưu ý điều chỉnh lượng ánh sáng trong phòng (không quá sáng hoặc quá tối), sau đó sẽ chỉnh đến độ sáng và độ tương phản của màn hình cho đến khi mắt cảm thấy dễ chịu.
Nên thường xuyên lau bụi cho màn hình vì bụi sẽ làm giảm độ tương phản (contrast).
5. Chỉnh cỡ chữ và màu sắc
Việc chỉnh cỡ chữ của trang văn bản cũng giúp làm giảm sự mệt mỏi về thị giác. Tốt nhất là chọn cỡ lớn gấp 3 lần so với cỡ chữ nhỏ nhất mà ta đọc được (hãy đứng cách máy tính một khoảng gấp 3 lần khoảng cách khi sử dụng máy và chỉnh cỡ chữ đến mức bé nhất mà ta có thể đọc).
Tốt nhất, ta nên chọn chữ đen trên nền trắng. Chữ đậm trên nền sáng cũng có thể chấp nhận được. Độ tương phản giữa chữ và nền không nên quá thấp, cũng không nên đọc chữ trên một nền quá rối rắm vì điều đó dễ gây mệt mỏi cho mắt.
6. Lưu ý chất lượng của màn hình
Ba yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của màn hình là: tốc độ quét, độ phân giải và điểm ảnh. Nên sử dụng màn hình có tốc độ quét là 80 Hz, độ phân giải 800 x 600 và điểm ảnh dưới 0,28 mm.
7. Nếu có tật khúc xạ, nên đeo kính khi dùng máy tính
Nếu không đeo kính hoặc đeo kính không đúng, mắt sẽ phải cố gắng điều chỉnh, dễ trở nên mệt mỏi, nhất là khi dùng máy tính. Dấu hiệu của tật khúc xạ là nhìn mờ và hay mỏi mắt khi làm việc với máy vi tính. Nếu có dấu hiệu này, bạn nên đến bác sĩ nhãn khoa để khám và chọn loại kính thích hợp.
Nếu đang ở tuổi lão thị (trên 40), bạn càng cần đeo kính khi làm việc với máy tính.
Nên sử dụng loại mắt kính có tác dụng chống tia phản xạ (mắt kính chống lóe) để giảm bớt lượng ánh sáng phản xạ từ 2 bề mặt kính.
8. Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý
Bạn hãy để màn hình thẳng ngay trước mặt chứ đừng để lệch về một bên. Khi ngồi, nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay của bạn song song với nền nhà, 2 đùi vuông góc với cẳng chân và 2 bàn chân của bạn được đặt phẳng trên nền nhà. Luôn luôn giữ thẳng lưng và 2 vai ngang bằng.
Nếu bạn sử dụng đồ kẹp hồ sơ khi đánh máy thì nên để kẹp càng sát màn hình càng tốt.
BS Trần Hoài Long, Sức Khỏe & Đời Sống