Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Bưởi không gây ung thư vú

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bưởi không gây ung thư vú

    Vừa qua, từ nghiên cứu của một nhóm nhà nghiên cứu thuộc Đại học Nam California và Đại học Hawaii (Mỹ) được công bố, giới báo chí phương Tây chạy nhiều tít giật gân như "Bưởi làm tăng nguy cơ ung thư vú”, "Bưởi có liên hệ với ung thư vú”.

    Bản tin đó được một số báo chí tại VN dịch in lại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng kinh tế của một bộ phận nông dân VN. Giá bưởi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long giảm từ 8.000-10.000đ/kg xuống chỉ còn 1.000đ/kg. Nhiều nông dân đang điêu đứng với sự giảm giá bưởi do thông tin trên.

    Tôi tin rằng báo chí phương Tây hiểu không đúng dữ liệu khoa học nên mới gây nhầm lẫn nghiêm trọng. Nói một cách ngắn gọn, tôi cho rằng chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn bưởi là nguyên nhân gây ung thư vú.

    Thực tế khi công bố nghiên cứu của mình, một nhóm nhà nghiên cứu thuộc Đại học Nam California và Đại học Hawaii kết luận phụ nữ sau mãn kinh ăn bưởi có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú (nguyên văn: "Grapefruit intake may increase the risk of breast cancer among postmenopausal women").

    Đáng lẽ họ phải viết cụ thể hơn rằng mối liên hệ (mà họ cho rằng vừa phát hiện đó) chỉ tồn tại ở phụ nữ sống tại Mỹ (cụ thể là bang California và Hawaii), chứ không phải phụ nữ châu Á hay người VN.

    Bởi trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu theo dõi 46.080 phụ nữ sau mãn kinh (tức trên 48 tuổi) từ năm 1993 đến tháng 12-2002. Họ thu thập số liệu về thói quen ăn uống của các phụ nữ này lúc ban đầu. Đối với bưởi, các nhà nghiên cứu hỏi: "Trong vòng một năm qua chị ăn uống bao nhiêu bưởi?".

    Trong chín năm sau đó, họ liên kết với cơ sở dữ liệu về ung thư của bang California và Hawaii để biết ai trong số này bị ung thư vú. Kết quả cho thấy có đến 50% phụ nữ báo cáo rằng họ từng ăn bưởi (hay uống nước bưởi) trong một năm qua (tức năm 1993). Trong số 22.877 phụ nữ từng ăn uống bưởi, có 863 người bị ung thư vú sau đó, và tỉ lệ là 3,8%. Trong số 23.203 phụ nữ nói rằng họ không ăn uống bưởi trong vòng một năm qua, có 794 người mắc bệnh ung thư vú, và tỉ lệ phát sinh là 3,4%.

    Như vậy, nhóm ăn bưởi có tỉ lệ ung thư vú cao hơn nhóm không ăn bưởi là 0,4%. Trong y học, một khác biệt chỉ có 0,4% không thể xem là có ý nghĩa lâm sàng được.

    Đó là phần kết quả. Nhưng kết quả đó có đáng tin cậy hay không còn là một vấn đề quan trọng khác. Bởi đây là một công trình khoa học theo mô hình nghiên cứu quan sát chứ không phải nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên, cho nên kết quả chỉ có giá trị khoa học trung bình và chỉ gợi ý, chứ không thể nói bưởi là nguyên nhân gây ung thư vú. Nói tóm lại, các vấn đề trên đây cho thấy kết quả của công trình nghiên cứu này không có giá trị khoa học cao, và cũng không đáng tin cậy.

    NGUYỄN VĂN TUẤN
    (giáo sư y khoa Viện Nghiên cứu y khoa Garvan, Đại học New South Wales, Sydney, Úc, và là tác giả cuốn sách Truy tìm ung thư: lợi và hại - Nhà xuất bản Trẻ, 2007)


    => Qua sự việc này, MM cũng muốn nhắn rằng ngày nay các báo hay đưa tin là cái này có lợi, cái này có hại, dựa trên nghiên cứu trên x người ở y, thông tin này chỉ có giá trị tham khảo, không có giá trị y học bởi nó chỉ được nghiên cứu trến một số vùng, một số chủng người, ko có ý nghĩa tổng quát, người ta chỉ dựa vào thống kê chọn mẫu để đưa ra kết luận. tóm lại một thông tin y khoa chính xác phải là một công trình có ý nghĩa toàn cầu, được thử nghiệm trên rất nhiều người ở những vùng khác nhau và có cơ sở khoa học chứng minh.

    Mến,
    MM.
Working...
X