Người phụ nữ khi mang thai, nhất là có thai lần đầu, thường bị thai hành rất khổ sở. Cũng có người ốm nghén nhẹ nhàng, nhưng cũng có rất nhiều chị em ốm nghén phải bỏ ăn, bỏ việc! Dưới đây là những món ăn giúp chị em lấy lại sức khỏe khi bị thai hành, theo chuyên gia dinh dưỡng Châu Kim Phấn - hội viên ẩm thực UNESCO VN.
Lẩu dê nấu đậu hũ - Ảnh: C.T.V
Các thai phụ bị thai hành, trước tiên cần xử lý cho hết hoặc giảm tình trạng ốm nghén với bài thuốc chế biến từ những loại cây cỏ gồm: tía tô (30gr), cỏ mần trầu, hoắc hương, củ cỏ cú (mỗi loại 10gr), vỏ quýt (4gr), thuốc cứu (30gr). Đem tất cả nấu với 3 chén nước, nấu còn lại 8 phân, chia uống hết trong ngày đêm. Uống hằng ngày lúc nước thuốc nóng ấm.
Khi thai bớt hành, thai phụ có thể dùng những món sau để bồi bổ cơ thể
Thịt dê nấu đậu hũ
- Thành phần: một miếng đậu hũ, 100gr thịt nạc dê, 5gr gừng, cùng lá tía tô, hành, muối, tiêu, bột ngọt.
- Cách làm: ướp gia vị những nguyên liệu trên, sau đó nấu với nửa lít nước, nấu đến chín, nêm nếm gia vị vừa dùng. Món này có công dụng ích khí, bổ huyết, thích hợp với những người mắc bệnh lao lực, phụ nữ suy nhược cơ thể, đau bụng, ói mửa.
* Gan heo chiên cẩu khởi
- Nguyên liệu: 200gr gan heo, 20gr hạt cẩu khởi, 1 quả trứng gà, 100gr bột mì, cùng nước tương, rượu chát, giấm, dầu ăn.
Tía tô
- Cách làm: Gan thái miếng mỏng, cho giấm vào ngâm cho mềm gan rồi rửa lại, ướp với nước tương, rượu chát, tiêu. Hạt cẩu khởi giã nhỏ ướp vào gan heo. Lăn gan heo đã ướp qua trứng gà, rồi lăn tiếp qua bột khô và đem chiên. Hoặc làm theo cách khuấy bột mì với trứng gà và thêm một chút nước, rồi đem gan nhúng vào bột trước khi chiên vàng.
trứng gà
Tác dụng: Dưỡng máu, bổ gan, trị tình trạng chóng mặt, hoa mắt, chống đau lưng nhức mỏi.
* Rau kim châm xào mộc nhĩ
- Nguyên liệu: 20gr mộc nhĩ (nấm mèo), 300gr rau kim châm tươi, cùng gia vị: muối, dầu ăn, bột ngọt, tiêu.
- Cách làm: mộc nhĩ ngâm nước rửa sạch, thái sợi. Rau kim châm rửa sạch bỏ nhụy. Bắc chảo dầu nóng cho tỏi phi thơm, cho mộc nhĩ, kim châm, gia vị và một chút nước vào xào đều tay.
Thường xuyên dùng món này sẽ có tác dụng an thần, tăng cường trí não...
Khánh Vy
Thanh Niên
Lẩu dê nấu đậu hũ - Ảnh: C.T.V
Các thai phụ bị thai hành, trước tiên cần xử lý cho hết hoặc giảm tình trạng ốm nghén với bài thuốc chế biến từ những loại cây cỏ gồm: tía tô (30gr), cỏ mần trầu, hoắc hương, củ cỏ cú (mỗi loại 10gr), vỏ quýt (4gr), thuốc cứu (30gr). Đem tất cả nấu với 3 chén nước, nấu còn lại 8 phân, chia uống hết trong ngày đêm. Uống hằng ngày lúc nước thuốc nóng ấm.
Khi thai bớt hành, thai phụ có thể dùng những món sau để bồi bổ cơ thể
Thịt dê nấu đậu hũ
- Thành phần: một miếng đậu hũ, 100gr thịt nạc dê, 5gr gừng, cùng lá tía tô, hành, muối, tiêu, bột ngọt.
- Cách làm: ướp gia vị những nguyên liệu trên, sau đó nấu với nửa lít nước, nấu đến chín, nêm nếm gia vị vừa dùng. Món này có công dụng ích khí, bổ huyết, thích hợp với những người mắc bệnh lao lực, phụ nữ suy nhược cơ thể, đau bụng, ói mửa.
* Gan heo chiên cẩu khởi
- Nguyên liệu: 200gr gan heo, 20gr hạt cẩu khởi, 1 quả trứng gà, 100gr bột mì, cùng nước tương, rượu chát, giấm, dầu ăn.
Tía tô
- Cách làm: Gan thái miếng mỏng, cho giấm vào ngâm cho mềm gan rồi rửa lại, ướp với nước tương, rượu chát, tiêu. Hạt cẩu khởi giã nhỏ ướp vào gan heo. Lăn gan heo đã ướp qua trứng gà, rồi lăn tiếp qua bột khô và đem chiên. Hoặc làm theo cách khuấy bột mì với trứng gà và thêm một chút nước, rồi đem gan nhúng vào bột trước khi chiên vàng.
trứng gà
Tác dụng: Dưỡng máu, bổ gan, trị tình trạng chóng mặt, hoa mắt, chống đau lưng nhức mỏi.
* Rau kim châm xào mộc nhĩ
- Nguyên liệu: 20gr mộc nhĩ (nấm mèo), 300gr rau kim châm tươi, cùng gia vị: muối, dầu ăn, bột ngọt, tiêu.
- Cách làm: mộc nhĩ ngâm nước rửa sạch, thái sợi. Rau kim châm rửa sạch bỏ nhụy. Bắc chảo dầu nóng cho tỏi phi thơm, cho mộc nhĩ, kim châm, gia vị và một chút nước vào xào đều tay.
Thường xuyên dùng món này sẽ có tác dụng an thần, tăng cường trí não...
Khánh Vy
Thanh Niên