Nghiên cứu mới đây của Thụy Sĩ cho thấy bệnh viêm gan C không hề "bất trị" như nhiều người vẫn nghĩ. Việc phối hợp một số thuốc có thể giúp các bệnh nhân đã ở giai đoạn xơ gan thoát khỏi virus chết người này.
Từ lâu, nhiều bác sĩ rất miễn cưỡng khi kê đơn một số thuốc mạnh cho bệnh nhân bị bệnh viêm gan C kèm xơ gan. Người ta cho rằng, đối với gan đã bị tổn thương, việc điều trị sẽ không hiệu quả là bao. Nhưng nghiên cứu của Thụy Sĩ, trình bày tại Hội thảo mang tên Tuần Bệnh Tiêu hóa đang diễn ra ở San Francisco (Mỹ), lại chứng tỏ nhận định trên là không đúng.
Các bác sĩ tại Thụy Sĩ áp dụng cho 88 bệnh nhân bị xơ gan kèm viêm gan C một công thức điều trị mới nhất: Kết hợp PEGylated interferon (đã có mặt trên thị trường từ lâu) với ribavirin. Kết quả thu được rất tốt đẹp: Tới tuần 24, người ta đã không thể phát hiện virus viêm gan C ở gần 90% bệnh nhân.
Bác sĩ Eberhard Renner, Trưởng khoa Bệnh lý Gan tại Bệnh viện Đại học ở Zurich, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, nói: "Điều trị kiểu này có thể giúp giải thoát một tỷ lệ lớn bệnh nhân, kể cả ở giai đoạn xơ gan, khỏi bệnh viêm gan C". Ông cũng thừa nhận là một số người sẽ bị bệnh trở lại sau khi ngừng điều trị. Phương pháp này có nhược điểm là chi phí còn quá cao (2.000 USD/tháng) và chưa thuận tiện (phải tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch).
Các nhà khoa học cho rằng, việc kết hợp PEGylated interferon với ribavirin sẽ trở thành phương pháp chuẩn trong điều trị viêm gan C, kể cả cho những người bệnh ở giai đoạn cuối.
Sau đây là một số thông tin khác về bệnh viêm gan C được trình bày tại hội nghị nói trên:
- Amantadine, một thuốc chống virus lúc đầu được sử dụng để điều trị bệnh cúm, có thể quét sạch virus viêm gan C ở 27% bệnh nhân. Kết luận này do các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Hershey, Đại học bang Pennsylvania (Mỹ), đưa ra. Tuy không hiệu quả như phương pháp phối hợp PEGylated interferon và ribavirin, thuốc có thể sử dụng cho những bệnh nhân không đáp ứng với interferon.
- Viêm gan C có thể truyền qua bàn chải đánh răng dùng chung. Kết luận này do các nhà nghiên cứu Đức đưa ra. Họ đã tiến hành đo hàm lượng virus trong nước bọt và bàn chải đánh răng của 30 bệnh nhân viêm gan C mạn tính và tìm thấy virus ở bàn chải và nước súc miệng. Theo nhóm nghiên cứu, tuy tỷ lệ lây lan viêm gan C trong gia đình không cao nhưng nguy cơ là hoàn toàn có thật.
- Bệnh nhân béo phì bị viêm gan C hay bị xơ gan hơn những người khác. 2 nghiên cứu độc lập thực hiện tại Minnesota (Mỹ) và Pháp đều cho thấy, bệnh viêm gan C ở những người béo thường là thể nặng và đi kèm xơ gan. Họ không biết liệu giảm cân có hạ bớt nguy cơ bị xơ gan hay không.
Từ lâu, nhiều bác sĩ rất miễn cưỡng khi kê đơn một số thuốc mạnh cho bệnh nhân bị bệnh viêm gan C kèm xơ gan. Người ta cho rằng, đối với gan đã bị tổn thương, việc điều trị sẽ không hiệu quả là bao. Nhưng nghiên cứu của Thụy Sĩ, trình bày tại Hội thảo mang tên Tuần Bệnh Tiêu hóa đang diễn ra ở San Francisco (Mỹ), lại chứng tỏ nhận định trên là không đúng.
Các bác sĩ tại Thụy Sĩ áp dụng cho 88 bệnh nhân bị xơ gan kèm viêm gan C một công thức điều trị mới nhất: Kết hợp PEGylated interferon (đã có mặt trên thị trường từ lâu) với ribavirin. Kết quả thu được rất tốt đẹp: Tới tuần 24, người ta đã không thể phát hiện virus viêm gan C ở gần 90% bệnh nhân.
Bác sĩ Eberhard Renner, Trưởng khoa Bệnh lý Gan tại Bệnh viện Đại học ở Zurich, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, nói: "Điều trị kiểu này có thể giúp giải thoát một tỷ lệ lớn bệnh nhân, kể cả ở giai đoạn xơ gan, khỏi bệnh viêm gan C". Ông cũng thừa nhận là một số người sẽ bị bệnh trở lại sau khi ngừng điều trị. Phương pháp này có nhược điểm là chi phí còn quá cao (2.000 USD/tháng) và chưa thuận tiện (phải tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch).
Các nhà khoa học cho rằng, việc kết hợp PEGylated interferon với ribavirin sẽ trở thành phương pháp chuẩn trong điều trị viêm gan C, kể cả cho những người bệnh ở giai đoạn cuối.
Sau đây là một số thông tin khác về bệnh viêm gan C được trình bày tại hội nghị nói trên:
- Amantadine, một thuốc chống virus lúc đầu được sử dụng để điều trị bệnh cúm, có thể quét sạch virus viêm gan C ở 27% bệnh nhân. Kết luận này do các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Hershey, Đại học bang Pennsylvania (Mỹ), đưa ra. Tuy không hiệu quả như phương pháp phối hợp PEGylated interferon và ribavirin, thuốc có thể sử dụng cho những bệnh nhân không đáp ứng với interferon.
- Viêm gan C có thể truyền qua bàn chải đánh răng dùng chung. Kết luận này do các nhà nghiên cứu Đức đưa ra. Họ đã tiến hành đo hàm lượng virus trong nước bọt và bàn chải đánh răng của 30 bệnh nhân viêm gan C mạn tính và tìm thấy virus ở bàn chải và nước súc miệng. Theo nhóm nghiên cứu, tuy tỷ lệ lây lan viêm gan C trong gia đình không cao nhưng nguy cơ là hoàn toàn có thật.
- Bệnh nhân béo phì bị viêm gan C hay bị xơ gan hơn những người khác. 2 nghiên cứu độc lập thực hiện tại Minnesota (Mỹ) và Pháp đều cho thấy, bệnh viêm gan C ở những người béo thường là thể nặng và đi kèm xơ gan. Họ không biết liệu giảm cân có hạ bớt nguy cơ bị xơ gan hay không.
Comment