Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng tại nhiều nước ở châu Á và châu Phi, số người bị tiểu đường sẽ tăng gấp 3 trong vòng 20 năm tới. Nguyên nhân là do người dân tại các nước này đã du nhập lối sống phương Tây như ăn nhiều chất béo và ít vận động.
Một nguyên nhân khác nữa là việc chẩn đoán đã có nhiều tiến bộ so với trước.
Bác sĩ Ranjan Yajnik, chuyên gia về bệnh tiểu đường tại Bệnh viện KEM ở Pune (Ấn Độ), cho biết, bệnh tiểu đường đang tăng rất nhanh tại đất nước ông. Các bệnh viện đã chật cứng bệnh nhân tiểu đường. Con số 25 triệu người Ấn Độ bị bệnh hiện nay dự tính sẽ tăng thành 60 triệu vào năm 2022. Bác sĩ Yajnik cho biết, người bệnh ngày càng trẻ hơn (bệnh được phát hiện ở độ tuổi trung bình dưới 40); trong vài năm cuối đã xuất hiện tiểu đường type 2 ở trẻ em.
Tiểu đường được chia làm 2 loại:
- Type 1: Còn gọi là phụ thuộc insulin hay bệnh tiểu đường tự miễn, thường xuất hiện ở trẻ em hay người trẻ tuổi. Người bệnh cần tiêm insulin hằng ngày để kiểm soát nồng độ insulin máu. Bệnh nhân sẽ chết nếu không có thuốc.
- Type 2: Còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin, là dạng hay gặp nhất của bệnh, thường xuất hiện ở những người trên 45 tuổi và quá cân. Có thể kiểm soát nồng độ đường máu thông qua luyện tập và cải thiện chế độ ăn.
Một nguyên nhân khác nữa là việc chẩn đoán đã có nhiều tiến bộ so với trước.
Bác sĩ Ranjan Yajnik, chuyên gia về bệnh tiểu đường tại Bệnh viện KEM ở Pune (Ấn Độ), cho biết, bệnh tiểu đường đang tăng rất nhanh tại đất nước ông. Các bệnh viện đã chật cứng bệnh nhân tiểu đường. Con số 25 triệu người Ấn Độ bị bệnh hiện nay dự tính sẽ tăng thành 60 triệu vào năm 2022. Bác sĩ Yajnik cho biết, người bệnh ngày càng trẻ hơn (bệnh được phát hiện ở độ tuổi trung bình dưới 40); trong vài năm cuối đã xuất hiện tiểu đường type 2 ở trẻ em.
Tiểu đường được chia làm 2 loại:
- Type 1: Còn gọi là phụ thuộc insulin hay bệnh tiểu đường tự miễn, thường xuất hiện ở trẻ em hay người trẻ tuổi. Người bệnh cần tiêm insulin hằng ngày để kiểm soát nồng độ insulin máu. Bệnh nhân sẽ chết nếu không có thuốc.
- Type 2: Còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin, là dạng hay gặp nhất của bệnh, thường xuất hiện ở những người trên 45 tuổi và quá cân. Có thể kiểm soát nồng độ đường máu thông qua luyện tập và cải thiện chế độ ăn.