Bệnh ma cà rồng.
Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.
*Bệnh "ma cà rồng"
Trong truyền thuyết, ma cà rồng thường là những kẻ sống bằng máu người, có hàm răng sắc nhọn và miệng đỏ lòm máu. Trong thực tế, “bệnh ma cà rồng” có tên là porphyria. Những người mắc bệnh này có nước da xanh sạm giống như một xác chết. Khi gặp ánh sáng, da họ bị phồng rộp rất đau đớn (khá trùng hợp với truyền thuyết là ma cà rồng sợ ánh sáng ban ngày và chỉ hoạt động vào ban đêm). Bệnh nhân bị phồng lợi và chảy máu, các gốc chân răng trồi lên (tạo cảm giác như họ có răng nanh sắc nhọn và miệng đỏ do uống máu).
Những người mắc bệnh porphyria bị những cơn đau hành hạ nên thường rối loạn tâm lý, ức chế, nhiều trường hợp trở nên điên loạn (vì thế càng giống với ma cà rồng). Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 100 người mắc bệnh này.
*Bệnh "xác chết cử động"
Đây là căn bệnh rối loạn tâm thần hiếm gặp, được bác sĩ Cotarld người Canada gốc Pháp mô tả lần đầu vào thế kỷ 19 (vì thế nó còn có tên là Cortald's Syndrome). Bệnh nhân luôn nghĩ rằng mình bị mất một số bộ phận cơ thể như chân tay, hoặc bị lấy mất nội tạng, máu, thậm chí là “linh hồn”, và luôn tưởng rằng mình đã chết.
Tháng 1/1990, một bệnh nhân sau khi xuất viện ở Edinburgh được mẹ đưa tới Nam Phi an dưỡng. Khi tới đó, cậu ta luôn cho rằng mình đã bị đưa tới địa ngục và cho vào lò sát sinh (có thể do khu vực này có nhiệt độ cao làm bệnh nhân liên tưởng tới điều đó). Khi xem một tài liệu ở bệnh viện, anh ta lại cho rằng mình đã gặp rủi ro khi điều trị và bị nhiễm trùng máu, sau đó đã chết vì căn bệnh này. Cuối cùng, khi đến châu Phi, nơi có bệnh ruồi vàng rất nguy hiểm và dịch AIDS đang hoành hành thì anh ta cho rằng mình đã chết vì hai bệnh đó. Anh giãi bày rằng mình rất buồn vì dù đã xuống tận địa ngục mà “linh hồn” của mẹ anh ta vẫn luẩn quẩn xung quanh để quấy rầy.
Hội chứng thần tiên
"Alice in wonderland Syndrome" là một bệnh tâm thần được bác sĩ Lippmann đặt tên dựa theo truyện viễn tưởng nổi tiếng của nhà văn Lewis Carroll - “Chuyến du hành của Alice trong thế giới thần tiên”. Sau đó, nó được bác sĩ Todd mô tả cặn kẽ trên tạp chí Canadian Medical Association Journal vào năm 1955.
Những người mắc bệnh này thường có biểu hiện rối loạn kích thước không gian, thời gian, màu sắc và mối quan hệ của các đối tượng. Với họ, thời gian có thể trôi nhanh hơn hoặc chậm hơn bình thường; các bức tường trong nhà có thể chuyển động theo chiều khác nhau; sàn nhà giống như một mặt biển xanh biếc mà trên đó bàn, ghế nổi bồng bềnh như những chiếc thuyền. Họ có thể thấy mình là người khổng lồ cao vài mét hoặc tí hon giống như những con kiến.
Các rối loạn này có thể diễn ra vài lần một ngày, kéo dài vài ngày hoặc vài tuần. Bệnh nhân có triệu chứng động kinh, đau nửa đầu, sốt cao.
Bệnh "ma sói"
Cô bé 5 tuổi người Nga Yaroslava Chudilova mắc chứng bệnh được gọi là "ma sói". Vào những đêm trăng tròn, khuôn mặt cô bé bỗng thay đổi, bé gào thét và muốn cấu xé, đập phá mọi thứ xung quanh.
Triệu chứng này rất hiếm gặp, được mô tả dưới 2 dạng. Dạng thứ nhất, người bệnh có biểu hiện giống như những con sói trong đêm trăng tròn. Ví dụ như trường hợp của cô bé 5 tuổi người Nga Yaroslava Chudilova. Vào những đêm trăng tròn, khuôn mặt của cô bé bỗng thay đổi, đôi mắt trở nên hung dữ, cô bé gào thét và muốn cấu xé, đập phá tất cả xung quanh. Những cơn đau hành hạ hành hạ cô bé 10-13 lần một ngày. Mẹ của bé Yaroslava phát hiện hiện tượng không bình thường trên khi bé 4 tuổi và đã đưa con đến điều trị tại bệnh viện. Các bác sĩ đang theo dõi nhưng chưa tìm ra nguyên nhân và cách điều trị thích hợp.
Dạng thứ hai là bệnh nhân có lông lá mọc khắp cơ thể và mặt giống như một con sói (chỉ khác là họ không có hàm răng sắc nhọn của chó sói) như trường hợp của cậu bé 2 tuổi Abys Dejessus (Mexico). Tại Mexico có một gia đình đông người mắc chứng này, hai trong số họ đã được mời lên chương trình truyền hình nổi tiếng.
Bệnh "chân tay voi"
Bệnh có tên là Lymphatic Filariasis. Những người mắc bệnh này có nhiều bộ phận trên cơ thể như chân, tay, ngực, bộ phận sinh dục ngoài phồng to với kích thước khổng lồ. Bệnh này gây ra bởi nhiều loài ký sinh trùng như Brugia malayi, B. timori, đặc biệt là giun chỉ (thông qua một số loài muỗi).
Khi muỗi cái đốt người, chúng truyền ký sinh trùng giun chỉ vào máu. Những ký sinh trùng này lan nhanh trong máu và có vòng đời nhiều năm. Vài năm sau, ký sinh trùng giun chỉ phát triển mạnh và bắt đầu “xây dựng căn cứ” trong mạch máu và cản trở tuần hoàn, làm biến dạng kích thước một số bộ phận cơ thể.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
__________________
(bymaytrang)
Comment