Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Bệnh Vẩy Nến

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bệnh Vẩy Nến

    Vẩy Nến (Psoriasis) là một bệnh có tính cách miễn dịch-di truyền với các dấu hiệu trên da và khớp xương.

    Vẩy Nến (Psoriasis) là một bệnh có tính cách miễn dịch-di truyền với các dấu hiệu trên da và khớp xương.

    Đặc điểm của bệnh là những vẩy khô mầu bạc hồng, rất ngứa, tụ gọn với nhau. Vẩy lớn nhỏ khác nhau, thường có trên khuỷu tay, cánh tay trước, đầu gối, chân, da đầu và các bộ phận khác trong cơ thể. Bệnh thường kéo dài lâu ngày và hay tái phát.

    Bệnh khá phổ biến. Riêng tại Hoa Kỳ có khoảng trên 7.5 triệu nạn nhân.

    Bệnh có bất cứ ở tuổi nào nhưng thường là từ 12 tuổi tới 40 tuổi. Khoảng từ 10%-15% bệnh xảy ra trước 10 tuổi.

    Dân da trắng thường bị vẩy nến nhiều hơn người da mầu. Nam nữ đều mắc bệnh nhiều như nhau.


    Nguyên nhân

    Nguyên nhân gây ra bệnh chưa được biết rõ.

    Có giải thích cho rằng bệnh gây ra do một sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch, đặc biệt là các bạch cầu loại T.

    Bình thường, các tế bào này tuần hành theo máu khắp cơ thể để truy lùng, tiêu diệt các sinh vật hoặc hóa chất gây bệnh.

    Trong bệnh vẩy nến, bạch cầu T tấn công nhầm các tế bào biểu bì, tưởng chúng là thù địch.

    Bị kích thích, biểu bì tăng sinh rất nhanh trong vòng vài ba ngày, thay vì cả tháng như thường lệ. Không tróc kịp, các tế bào này và T cell xếp thành từng lớp vẩy trên da. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn vẫn còn trong vòng bí mật và diễn tiến bệnh tiếp tục nếu không được điều trị.

    Cũng có giải thích bệnh có tính cách thừa kế di truyền và nhiều người trong một gia đình có thể cùng bị bệnh.

    Một số yếu tố có thể khiến bệnh phát ra là:

    -xúc động tâm lý mạnh ảnh hưởng lên hệ miễn dịch, có thể kích thích bệnh xuất hiện lần đầu hoặc tăng mức trầm trọng của bệnh đang tiến triển.

    -chấn thương liên tục trên da như vết trầy, vết cắt, cháy da;

    -nhiễm độc da hoặc cuống họng, nhiễm HIV

    -tác dụng của một vài dược phẩm như thuốc chống sốt rét, thuốc trị tâm bệnh lithium, thuốc trị cao huyết áp loại beta blocker.

    -tiêu thụ nhiều rượu hoặc thuốc lá

    -mập

    -thời tiết lạnh hoặc do một vài thực phẩm.

    Vẩy nến không lây lan vì không phải là bệnh truyền nhiễm.

    Mặc dù vẻ dáng vẩy coi “dị hợm”, nhưng người bệnh không là hiểm họa cho sức khỏe và sự an toàn của người khác.

    Triệu chứng.

    Bệnh thường xuất hiện từ từ, tồn tại một thời gian rồi thuyên giảm. Sau đó bệnh tái phát, nhất là khi có chấn thương da, cháy nắng, viêm, dị ứng thuốc.

    Dấu hiệu đặc biệt nhất là những mảng vết thương trên da khô, hình bầu dục hoặc tròn, mầu hồng đỏ phủ lên trên là nhiều lớp vẩy mầu bạc. Các vết này rất ngứa và đau. Ngứa vì da khô và dây thần kinh dưới da bị một vài hóa chất kích thích, khiến cho não phát ra cảm giác ngứa, muốn gãi.

    Ngoài ra, dấu vết trên da có thể là:

    -vẩy nến giọt mầu đỏ hình bầu dục.

    - vẩy nến đảo ngược ở nếp gấp trên da như cơ quan sinh dục, nách.

    - vẩy nến mủ với bóng nước chứa mủ.

    - vẩy nến từng mảng lớn mầu đỏ với hậu quả trầm trọng như rối loạn thân nhiệt, mất cân bằng chất điện giải cơ thể.

    -vẩy nến khớp xương, gây trở ngại cho cử động.

    Bệnh thường có trên da đầu, sau vành tai, khuỷu tay, đầu gối, hông, vùng cơ quan sinh dục. Móng tay, lông mày, rốn, hậu môn cũng thường bị ảnh hưởng. Đôi khi bệnh lan khắp cơ thể.

    Khi lành, vết thương thường không để lại sẹo và ở trên đầu, tóc vẫn mọc.

    Trong 60% các trường hợp, móng tay móng chân cũng bị bệnh: móng chẻ, mất mầu dầy cộm nom như bị bệnh nấm.

    Khoảng từ 10 tới 30% bệnh nhân bị viêm khớp-vẩy nến, thường thường ở tuổi 30 tới 50.

    Định bệnh

    Không có thử nghiệm máu hoặc phương thức khoa học nào để chẩn đoán bệnh. Bác sĩ xác định bệnh qua hình thù, mầu sắc của vẩy trên da, đôi khi lấy một chút mô ở vùng bệnh để tìm tế bào đặc biệt vẩy nến.

    Tiên lượng bệnh

    Vẩy nến là bệnh không lây.

    Trừ khi bệnh xâm nhập xương khớp hoặc nhiễm độc, vẩy nến thường không gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe tổng quát. Nếu có, chỉ là một chút ảnh hưởng tâm lý, buồn phiền lo âu vì da chẳng giống ai.

    Bệnh nhẹ khi dưới 2% da bị ảnh hưởng; trung bình khi da có dấu hiệu bệnh từ 3 đến 10% và nặng khi vẩy bao phủ 10% da.

    Tế bào ở các vẩy tăng sinh rất mau, chưa kịp rụng đã ra lớp khác nên các vẩy chùm đè lên nhau.

    Bệnh gây khó chịu nhất khi xuất hiện ở da đầu, bìu dái, bàn tay, bàn chân và móng tay. Vẩy nến ở lòng bàn tay, bàn chân gây nhiều khó khăn cho người bệnh khi đi đứng, lao động chân tay.

    Xương khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, lưng quần và cổ cũng thường bị ảnh hưởng và gây ra trở ngại di động, làm việc cho người bệnh.

    Vẩy nến là bệnh mãn tính, tồn tại suốt đời. Bệnh nhân cần thường xuyên điều trị, đôi khi bệnh trầm trọng, cần nhập viện, y phí khá tốn kém.

    Điều trị

    Điều trị vẩy nên là cả một thách thức với mục đích chính là gián đoạn sự tăng sinh quá nhanh của tế bào biểu bì, giảm viêm da, vẩy nến.

    Có nhiều phương thức trị liệu khác nhau. Bác sĩ sẽ lựa phương thức thích hợp cho từng bệnh nhân và tùy theo bệnh nặng hay nhẹ. Hiện nay không có trị liệu dứt được bệnh vẩy nến, mà chỉ làm dịu tạm thời.

    Các phương thức đó là:

    1-Thuốc thoa ngoài da:

    Với dạng bệnh nhẹ, thuốc thoa trên da có thể giải quyết vấn đề. Bệnh nặng hơn, cần phối hợp với thuốc uống hoặc chích.

    a-Thuốc Corticosteroids như Ultravate, Tenovate, Psorcon, rất công hiệu và thường được dùng ở trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình.

    b-Thuốc Donovex thuộc nhóm Vitamin D tổng hợp làm giảm viêm và ngăn sự tăng sinh tế bào da.

    c-Thuốc Retinoid từ sinh tố A như Tazorac.

    d-Nhựa than đá (Coal Tar) được dùng để trị vẩy nến từ thuở xa xưa để giảm viêm ngứa. Thuốc khá công hiệu, ít tác dụng phụ nhưng có mùi khó chịu lại dính quần áo khó coi.

    2-Quang trị liệu với ánh sáng mặt trời, các tia tử ngoại B (UBV), quang hóa trị liệu PUVA (Psoralen Plus Ultraviolet A), laser xung nhuộm màu tía (Pulsed Dye Laser).

    3-Dược Phẩm

    Có nhiều dược phẩm đặc trị bệnh vẩy nến:

    a- Rheumatrex (Methotrexate). Thuốc này được dùng trong trường hợp bệnh nặng, tái phát và không bớt sau khi dùng các phương thức khác. Thuốc phải do bác sĩ quyết định và theo dõi sau khi đã chẩn định bệnh bằng sinh thiết mô bào. Thuốc có nhiều tác dụng phụ mạnh.

    b- Neoral (Cycloporine) Thuốc dùng khi bệnh nặng, không thuyên giảm với PUVA, Retinoid hoặc Methotrexate. Thuốc có thể gây ra cao huyết áp và bệnh thận.

    c- Retinoid uống (Acitretin), Tegison cho các trường hợp vẩy nến trầm trọng.

    d-Dược phẩm sinh học Alefacept (Amevive), etanercept (Enbrel), infliximab (Remicade). Đây là các loại thuốc chích có tác dụng trên tế bào miễn dịch T cell để trị bệnh được nghi là do miền dịch gây ra và được dùng khi các trị liệu khác không thành công.

    Kết luận

    Vẩy nến là bệnh hơi khó trị, cần kiên nhẫn.

    Bác sĩ lo chọn lựa thuốc, bệnh nhân cũng cần hợp tác với bác sĩ và tự chăm sóc bệnh của mình.

    -Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.

    -Pha dầu tắm như Epson, Dead Sea salt, dầu thực vật trong bồn nước, ngâm mình khoảng 15 phút cho da mềm.

    -Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.

    -Nhớ thoa và dùng thuốc trị bệnh do bác sĩ chỉ định

    -Giữ hẹn tái khám để bác sĩ theo dõi tiến triển bệnh, thay đổi trị liệu.

    - Phơi nắng nhẹ cũng giúp phần nào nhưng đừng để da cháy nắng

    -Tránh gãi chỗ ngứa. Giữ da ấm.

    -Tìm hiểu thêm về bệnh để biết cách chăm sóc, tránh tái phát hoặc trầm trọng hơn.

    Đôi khi người bệnh cũng nên có thái độ hòa hoãn, sống chung hòa bình với Vẩy Nến, một bệnh tương đối lành tính, tuy khó chữa, nhưng không gây hậu quả hiểm nghèo như nhiều bệnh khác.


    ST !
    ** Đừng khi nào cười kẻ đau khổ và đôi khi nên đau khổ với kẻ đã cười.

    ** Khi người ta nói xấu bạn , nếu đúng bạn hãy sửa mình. Nếu sai bạn hãy mỉm cười.

    ** Khi thất bại nên soi gương để đừng nhăn nhó. Khi thành công càng nên soi gương để thấy bản mặt hợm hĩnh.

  • #2
    theo như tôi, thì bệnh này bây giờ đả có thuốc chửa rồi, tôi đã bị hơn 30 năm, hiện giờ bệnh tương đối ngưng hẳn, nhưng phải đi dúng BS chuyên khoa cùa Psorasis foundation, tôi bị kháp người hiện giờ đã hết

    Comment


    • #3
      Tinh co qua day thay cac ACE ban ve psoriasis. Trai voi tin tương cua Mianlien, psoriasis is a systemic disease, we can control them but cannot curẻ thẹm yẹt Sau day la mot so tri lieu moi, co the giup bac si cua ACE trong viec tri lieu psoriasis cho ACE:

      Continuous Etanercept Better for Psoriasis Than Interrupted Treatment


      By Will Boggs, MD
      NEW YORK Apr 20 - As therapy for moderate to severe psoriasis, continuous treatment with etanercept, rather than discontinuation followed by retreatment, leads to greater improvements, according to a report in the April Journal of the American Academy of Dermatology.
      "For chronic disease, continuous therapy has some advantages over interrupted therapy," Dr. Angela Moore from the Arlington Center for Dermatology, Texas told Reuters Health. "However, significant benefit can still occur with interrupted therapy without rebound or flare or loss of response."
      Dr. Moore and colleagues compared the effectiveness and safety of continuous etanercept therapy versus a single round of discontinuation and retreatment (interrupted therapy) in more than 2500 psoriasis patients from 325 US community dermatology sites.
      All patients first received 12 weeks of uninterrupted etanercept, 50 mg twice weekly. They were then assigned to continuation on 50 mg once weekly for another 12 weeks, or to discontinuation with retreatment if relapse occurred at week 16 or 20.
      Although treatment responses were similar at 12 weeks, the authors report, by 24 weeks, the percentage of responders was significantly higher in the continuous group (71.0%) than in the interrupted group (59.5%).
      Most patients in the interrupted group regained responder status upon retreatment, the results indicate.
      Median time to relapse after discontinuing etanercept was 33 days, the researchers note, and median time to regain responder status after retreatment was 29 days.
      Adverse event rates did not differ significantly for the two treatment groups, the report indicates.
      "Seventy seven percent of patients were satisfied with their therapy," Dr. Moore said. "Another study is ongoing in Europe comparing two similar dosing regimens," she added.
      J Am Acad Dermatol 2007;56:598-603.




      Infliximab May Be Effective for Psoriasis After Previous Etanercept Therapy


      NEW YORK Jul 10 - Patients with severe psoriasis previously treated with etanercept may respond to infliximab, according to findings published in the July issue of the Journal of the American Academy of Dermatology.
      "Infliximab has shown promising results for the treatment of severe psoriasis and may be considered in patients who are unresponsive to conventional systemic and biologic therapy," write Drs. Robert E. Kalb and Kassie A. Haitz, from the University of New York at Buffalo.
      The researchers report their experience using infliximab to treat 19 patients with recalcitrant plaque psoriasis who had previously been treated with etanercept.
      The 19 patients (mean age 50 years) had been treated with etanercept for a mean duration of 17 months. Fourteen patients (74%) had initial improvement with etanercept, but efficacy was lost during the course of treatment. Three patients discontinued etanercept treatment because of insurance issues, and two failed to respond.
      Infliximab was started at 5 mg/kg and was administered as a slow infusion at baseline, at weeks 2, 6, and 14, and then every 8 weeks thereafter. The investigators determined physician's global assessment (PGA) and body surface area (BSA) involvement at baseline, at 12 to 14 weeks, and at subsequent visits.
      After 12 to 14 weeks of treatment with infliximab, 17 of the patients (89%) showed an initial improvement based on their PGA and BSA. Dose escalation of infliximab was required by 10 (53%) subjects in order to maintain control of their disease. Nine patients experienced minor infections during infliximab therapy.
      One subject discontinued infliximab from choice, and one discontinued because of infusion reaction; two patients died unrelated to treatment during the study.
      "Fifteen patients (79%) still receive infliximab infusions at regular intervals," the researchers report. "For the 15 patients still receiving therapy, the median time of treatment is 8 months."
      J Am Acad Dermatol 2007;57:120-125.

      Bath Psoralen UV Therapy, Saltwater UV-B May Be Effective for Psoriasis CME
      News Author: Laurie Barclay, MD
      CME Author: Hien T. Nghiem, MD
      Disclosures

      May 24, 2007 — Bath psoralen UV therapy (PUVA) and saltwater UV-B are effective treatments of stable, moderate to severe psoriasis and are better than UV-B and tap water UV-B treatments, according to the results of a randomized controlled trial with 4 parallel groups published in the May issue of the Archives of Dermatology.
      "Delivery of psoralens by bath prevents systemic adverse effects associated with oral PUVA," write Ralf Schiener, MD, from the University of Ulm in Germany, and colleagues. "Bath PUVA has the advantage of selective and shorter photosensitization, leading to a significantly lower cumulative UV-A exposure."
      The objective of this study was to evaluate the efficacy of psoralens dissolved in a warm-water bath followed by exposure to UV-A irradiation (bath PUVA) or saltwater phototherapy (SW UV-B) compared with tap water phototherapy (TW UV-B) or UV-B irradiation alone in psoriasis.
      In this prospective trial conducted at 102 dermatologic outpatient clinics, 1241 patients with stable psoriasis vulgaris and a Psoriasis Area and Severity Index (PASI) score of 7 or greater were randomized to receive 4-times-weekly UV-B, TW UV-B, SW UV-B, or bath PUVA, with baths preceding UV irradiation, for a maximum of 8 weeks. The UV dose was adjusted based on presence and degree of erythema. The primary endpoint was incidence of therapeutic success, defined as a reduction of the PASI score or affected body surface area of 50% or more.
      Compared with patients treated with UV-B alone, those who received TW UV-B had a higher incidence of therapeutic success (60.7% vs 43.3%; P < .001; number needed to treat, 5.8; 95% confidence interval [CI], 3.9 - 10.9). Compared with patients treated with TW UV-B, those who received SW UV-B or bath PUVA had a higher incidence of therapeutic success (SW UV-B, 74.9% vs 60.7%; P < .001; number needed to treat, 7.0; 95% CI, 4.6 - 14.9; and bath PUVA, 78.4% vs 60.7%; P < .001; number needed to treat, 5.7; 95% CI, 4.0 - 9.7). Bath PUVA was not superior to SW UV-B (78.4% vs 74.9%; P = .34).
      "Bath PUVA and SW UV-B are comparably effective treatments in psoriasis and superior to UV-B and TW UV-B," the authors write. "Further research should be directed to large-scale observational trials to assess the safety of repeated courses of UV treatment, as well as the benefit, risk, and costs of systemic antipsoriatics compared with SW UV-B and bath PUVA in the long term. In addition, dose-finding studies for SW UV-B and bath PUVA seem to be reasonable."
      The Berufsverband der Deutschen Dermatologen, a professional, noncommercial association of German dermatologists, supported this study, in part, and provided travel expenses for the authors. The authors have disclosed no relevant financial relationships.
      In an accompanying editorial, Thilo Gambichler, MD, from Ruhr-University Bochum in Germany, notes that it is difficult to design a proper double-blind placebo-controlled trial of balneophototherapy (BPT) and that there are economical and practical drawbacks often associated with this treatment.
      "Nevertheless, in special medical settings (eg, rehabilitation centers), particularly where natural resources (eg, spas) can be used, BPT is certainly the phototherapeutic modality of the first choice for the treatment of psoriasis," Dr. Gambichler writes. "To optimize the cost-effectiveness of BPT in general practice, future studies should address issues of mechanisms of action, methodology, and standardization of BPT (eg, salt concentration and mineral content) in more detail."
      Dr. Gambichler has disclosed no relevant financial relationships.
      Arch Dermatol. 2007;143:586-596, 647-649.

      Comment


      • #4
        xin hỏi mianlien có thể nào cho biết thêm chi tiết đi kiếm Bác Sỉ ở đâu không.
        xài qua những loại thuốc nào, ở đây nhiều BS nói vẫn chưa có thuốc chửa đươc.

        Comment


        • #5
          Nguyên Văn Bài Viết Của hochoai408 View Post
          xin hỏi mianlien có thể nào cho biết thêm chi tiết đi kiếm Bác Sỉ ở đâu không.
          xài qua những loại thuốc nào, ở đây nhiều BS nói vẫn chưa có thuốc chửa đươc.
          mình bị khắp cả mình từ đầu tới dưới hai bàn chân mà nặng nhất la 2 bàn chân bi trên 30 năm tưởng như tuyệt vọng, tôi đã có dịp gặp Bs Alan Menter ở the Texas Dermatology, associates (972-386-7546)(He also professional at Baylor Medical University, Vice president Psorasis Foundation.org) trị cũng hơn 1 năm thì tòan người tôi dã hết ko còn (clear all my body), he used combination medical (shower, injected, and therapy light UVB) trong trường hợp của tôi thì đả chich ENBREL và therapy UVB,tắm ngâm mình Aveeno bath release ichting (tôi quên ko nhớ rỏ mua o
          Walmart)
          Last edited by mianlien; 27-07-2007, 11:30 PM. Lý Do: spell

          Comment


          • #6
            cám ơn bạn đã cho mình 1 số thông tin, trong thời gian điều trị ăn uống có phải kiêng cử nhiều không?

            Comment


            • #7
              Bịnh này không bao giờ trị dứt, chỉ có tính cách tạm thời thôi. Bịnh này có thể dùng thuốc ELOCOM để trị.


              Je suis comme je suis
              Je suis faite comme ça
              Que voulez-vous de plus?
              Que voulez-vous de moi?

              Comment


              • #8
                Elecon la mot topical steroid of moderate potency co the control skin manifestation of psoriasis nhe. Trương hop cua Mianlien la trương hop nang, rat nang, cua skin manifestation can phai chua bang tong hop chua tri nhu Mianlien da noi. Chuc mung Mianlien vi Tri Huyen da nhan dươc cach chua tri tan tien bac nhat tren the gioi ma khong phai ai cung co co hoi nhu ban, ngay ca nhung ngươi song tren nuoc Co Hoa nay. Nhung Mianlien cung phai nho la ban da tam thoi control dươc skin manifestation cua psoriasis thoi, rat can than giu no dươc tot dep nhu the nay vi no co the tro lai rat de dạng Chuc Mung ban nhieu lam lam.

                Comment


                • #9
                  to Hochoai408, trong thời gian trị bệnh tôi có hỏi BS có kiêng cử ăn gì ko? thì BS có cho tôi biết là ko có kiêng cữ gì hết

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên Văn Bài Viết Của evolution View Post
                    Bịnh này không bao giờ trị dứt, chỉ có tính cách tạm thời thôi. Bịnh này có thể dùng thuốc ELOCOM để trị.
                    No bác Evolution à,đã có nghệ đó...Nghệ có thể trị bệnh này
                    Nhiều nhà nghiên cứu đã làm,và thử nghiệm,thành công rồi..
                    Nghệ là thuốc trị mà......Coi bài thuốc đi...


                    ***Chuyện gì rồi cũng qua,và Cũng Mất***
                    Nhưng kỹ Niệm,là còn Mãi mãi trong Chúng Ta.!

                    Comment

                    Working...
                    X