Con người có 4 nhóm máu : O, A, B, AB . Nhưng trước đây ta mới biết về hai ý nghĩa của nó là:
1. Để truyền máu khi cần. Cụ thể là: Nhóm máu O có thể truyền cho cả 4 nhóm ( nghèo mà vị tha nhất ) nhưng lại chỉ nhận được nhóm của mình là O. Ngược lại AB có thể nhận được cả 4 nhóm (giàu mà vị kỷ nhất) nhưng chỉ truyền được cho nhóm của mình là AB. Còn 2 nhóm A, B thì vừa phải, nghĩa là nhận 2 và cho cũng 2, cụ thể là nhóm A nhận được A và O nhưng cũng cho được A và AB. Nhóm B nhận được B và O, cũng cho được B và AB.
2. Để phục vụ cho ngành pháp y trong vấn đề xác định, loại trừ tội phạm..., hiện khoa học đã tiến xa hơn bằng cách xác định bằng DNA (Deoxyribo Nucleic Acid). Nhưng gần đây các nhà khoa học Mỹ, qua những công trình nghiên cứu tỉ mỉ và rộng rãi đã cho biết thêm 2 ý nghĩa mới:
+ Biết được nhóm máu của mình để điều chỉnh cách sống sao cho tốt nhất.
+ Để phòng và chữa nhiều nhóm bệnh một cách hiệu quả nhất. Một công trình nghiên cứu trên 20.635 người gồm 15.255 nữ và 5.380 nam đủ mọi lứa tuổi đã cho tỷ lệ nhóm máu sau:
Nhóm máu
O....................44.42%
A....................34.83%
B....................13.61%
AB...................7.14%
Qua phân tích từng nhóm người có cùng nhóm máu, người ta có thể biết sơ bộ về cá tính con người:
- Nhóm O: Mạnh mẽ, tự tin, thẳng thắn, quyết đoán, vững vàng, nhẫn nại, có óc chiến lược, óc thực tiễn và logic, thích làm lãnh đạo, có tính hướng ngoại.
- Nhóm A: Có xu thế hướng nội, nhạy cảm, mãnh liệt, ưa toàn thiện, thích sáng tạo, hoài cổ, tính tình bảo thủ.
- Nhóm B: Có tính độc lập trong suy nghĩ, linh hoạt, có óc tổ chức, dễ cảm thông với mọi người nhưng dễ tự phát, tự cao, tự mãn.
- Nhóm AB: Thụ động, vị kỷ, thích riêng biệt, xa cách mọi người, yên tỉnh, sâu kín, trung gian giữa hướng ngoại và nội, cũng nhạy cảm và có trực giác tốt nhưng phản ứng chậm .
Ngoài ra thông qua nhóm máu, cũng có thể biết sơ bộ về khả năng mắc bệnh, ví dụ các loại bệnh ung thư:- Nhóm O: Ít có nguy cơ, tỷ lệ mắc và tử vong thấp, biến chứng chậm.
- Nhóm A: Ngược với nhóm O.
- Nhóm B: Gần giống nhóm O, trừ khi có bệnh mang tính di truyền theo gia đình .
- Nhóm AB: Tương tự nhóm A, nghĩa là nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao hơn .
Từ 2 đặc tính trên, người ta đưa ra một số khuyến cáo về cách sống như sau :
Những vấn đề cả 4 nhóm đều phải tránh :
Nghiện thuốc lá; chế độ ăn giảm ngọt, tăng chất đạm và rau quả tươi . Tránh dùng các gia vị gây kích thích mạnh như tiêu, giấm, ớt ... Tránh 2 thái cực : ăn quá ít hay bỏ bữa vì gây thiếu tiết dịch vị, hoặc ngược lại - ăn quá nhiều . Với người béo phì cần tập thể dục nhiều, ăn bớt đường, mỡ, chất bột; sinh hoạt điều độ, tham gia các thú vui thích hợp với tuổi tác, giới tính và hoàn cảnh sống.
Ngoài ra cần lưu ý thêm cho từng nhóm máu cụ thể như sau :
- Nhóm O : Làm việc theo chương trình đã vạch ra cho từng năm, tháng, ngày, tránh bốc đồng, tuỳ hứng . Muốn thay nếp sống cũng nên từ từ để thích nghi dần . Có thể ăn nhiều món nhưng cần nhai chậm, không nuốt vội . Nên hạn chế dùng ngũ cốc, bơ, sữa, phô mai, cà phê, trà đen và một số quả có vị chua như cam, chanh, quýt, dâu ...
- Nhóm A : Sinh hoạt ổn định, coi trọng lao động sáng tạo, cần nơi yên tỉnh, ít ánh sáng chói, rèn luyện trong trạng thái tĩnh nhiều hơn động, vận động nhẹ nhàng, chậm chạp, ngủ 8 tiếng trở lên mỗi ngày và không thức quá 11 giờ đêm . Khi ăn cố nhai nhanh vì lượng acid trong dạ dày thường ít, đầu ngày ăn nhiều chất đạm hơn cuối ngày, nên ăn thành nhiều bữa ( 6 bữa hơn là 3 bữa mỗi ngày vì mỗi lần thường ăn ít ), tránh bỏ bữa.
- Nhóm B : Coi trọng hoạt động thị giác, sáng tạo, sống giản dị và sắp xếp theo ý mình . Ngủ như nhóm A, cần tham gia công tác xã hội và sinh hoạt cộng đồng nhiều hơn . Ăn nhiều bữa như nhóm A, tạo không khí để ăn ngon, chú trọng đến chất lượng hơn là số lượng . Hạn chế các món ăn hải sản, kem, phô mai nhưng vẫn có thể dùng bơ, sữa.
- Nhóm AB : Nên sống gần với tự nhiên hơn, tránh lo nghĩ đến những điều mà mình không giải quyết được . Làm việc theo chương trình như nhóm O và tăng cường hoạt động xã hội như nhóm B . Tạo những hứng thú riêng để tự thưởng thức.
Biết thêm 2 tiểu nhóm: Nhờ những tiến bộ về khoa học, người ta mới phát hiện thêm trong mỗi nhóm máu có 2 tiểu nhóm được gọi là : Xuất tiết (Secretor) và Không xuất tiết (Non-secretor), ví dụ trong loại xuất tiết thì chỉ cần xét nghiệm nước bọt cũng có thể xác định được nhóm máu, vì các kháng nguyên của nhóm máu đó tiết qua các dịch của cơ thể như nước bọt, chất nhầy và cả tinh dịch . Còn loại không xuất tiết đòi hỏi phải tiến hành xét nghiệm máu trực tiếp. Nói chung các loại xuất tiết có khả năng giúp cơ thể chống bệnh cao hơn và thích nghi dễ hơn với hoàn cảnh so với loại không xuất tiết . Trong 2 tiểu nhóm này, mặc dù cùng thuộc một nhóm máu nhưng cũng có vài khác biệt trong việc lựa chọn thức ăn.
Để biết thêm chi tiết, các bạn có thể tham khảo một vài thông tin y học mới có liên quan đến nhóm máu mà 2 tác giả Mỹ là BS. Peter J. Dedamo và Catherline Whitney đã công bố tháng 9/2000 trong cuốn sách dày 383 trang, với nhan đề : Live Right 4 for your type, xin tạm dịch : Sống khỏe theo 4 nhóm máu của bạn .
ST !