C á c h U ố n g R ư ợ u B i a ít hại sức khoẻ
Uống rượu bia kiểu này mới gây ra ít tác hại nhất. Mức tối đa mỗi ngày cho người nam trẻ tuổi là hai đơn vị cồn, tức không quá 500 ml bia hay 50 ml rượu.
Không uống rượu pha bia, nước ngọt có ga hay các loại kẹo ngọt, thực phẩm cay nóng... Ảnh: Health.
Tác hại của rượu bia không phụ thuộc vào loại đồ uống, mà phụ thuộc vào lượng cồn uống và tốc độ uống. Ngưỡng cho phép là tối đa một đơn vị cồn mỗi ngày đối với nữ ở mọi tuổi và nam trên 65 tuổi, tối đa hai đơn vị cồn mỗi ngày với nam dưới 65 tuổi. Một đơn vị cồn tương đương 10 gram ethanol, tức 250 ml bia loại 4 độ, 76 ml rượu nhẹ 13 độ, hoặc 25 ml rượu mạnh. Nhưng trên thực tế không có khuyến cáo nào về ngưỡng an toàn khi uống rượu bia vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tốt nhất là không uống, hoặc hạn chế uống.
Nhiều người thích pha rượu bia với nước ngọt, trái cây với mong muốn giảm độ cồn và hạn chế cơn say. Hầu hết đều pha theo cảm tính, không dựa trên tỷ lệ khoa học.
Dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Đại học Y Dược TP HCM, cho rằng uống rượu pha với những loại nước có ga, bia, caffein, hoa quả công nghiệp nhiều phẩm màu... rất có hại cho sức khỏe. Một số loại quả như sầu riêng kết hợp với thức uống có cồn làm tăng nguy cơ ngộ độc, khó thở, nếu không phản ứng kịp dễ dẫn đến tử vong. Quả hồng tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng. Uống rượu ăn hồng cùng lúc sẽ gây kích thích đường ruột, tắc ruột dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa.
Rượu với bia khiến lượng cồn nhanh chóng được hấp thu vào máu dưới tác động của các hương liệu, phụ gia và những chất khác biệt. Khi ấy người uống có cảm giác hưng phấn, dễ bị say nhưng lại mệt mỏi, uể oải khi thức dậy, lâu dài dẫn đến nghiện rượu.
Các loại nước ngọt có gas hay soda chứa nhiều CO2, khiến quá trình hấp thu cồn nhanh hơn làm bạn đau đầu, chóng mặt. Ethanol có hại cho não bộ, suy giảm trí nhớ, kém linh hoạt, giảm thông minh, thậm chí mất ý thức khi uống quá nhiều. Kết hợp rượu và nước ngọt cũng làm giãn mạch máu ở da nhưng gây co mạch ở các phủ tạng sâu khác, dẫn đến huyết áp cao đột ngột, có thể tử vong.
Để an toàn, bạn nên uống từ từ, vừa uống vừa nói chuyện hoặc uống chung với nước trà đặc để giải rượu. Không nên ăn các loại kẹo, bánh mứt quá ngọt hoặc các loại thực phẩm cay nồng và hút thuốc trong khi uống rượu khiến cơ thể nhanh chóng bị mệt, tinh thần thiếu minh mẫn...
Rượu ngâm nhà làm tạo tâm lý an toàn cho người uống. Song, sử dụng các loại thảo dược, động vật ngâm không rõ nguồn gốc để ngâm rượu thì cũng có thể dẫn đến ngộ độc.
Nên chọn thuốc tốt, ngâm đúng cách, sử dụng đúng liều, đúng tiêu chuẩn. Không nên uống quá nhiều, uống lúc đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị bệnh khác. Sau khi uống nếu xuất hiện tình trạng ngủ lịm, lơ mơ hoặc kích thích, nên đưa bệnh nhân tới viện để được kiểm tra, xử lý kịp thời. Nên mua dược liệu từ nhà chuyên môn hay những địa chỉ bán uy tín và ngâm đúng quy trình.
Hạn chế sử dụng "thuốc giải rượu" sau khi uống rượu. "Đây thực ra là thực phẩm chức năng, chỉ có tác dụng hỗ trợ cơ thể chứ không điều trị bệnh", bác sĩ Lê Thị Cẩm Thơ, Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM, cho biết. Đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh những thực phẩm này khả năng bảo vệ hoặc phục hồi tổn thương các cơ quan do rượu hoặc làm mất trạng thái say xỉn.
Những thực phẩm chức năng "giải rượu" có nguồn gốc, xuất xứ, thành phần thuốc không rõ ràng, có thể gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Khi ấy cả rượu và "thuốc" cùng lúc được chuyển hóa qua gan làm tăng gánh nặng cho gan, tăng nguy cơ suy gan cấp.
(ST)
Comment