.
Thuốc ngừa giời leo hiện đang được Trung Tâm Kiểm Soát Phòng Ngừa Dịch Bệnh Mỹ (CDC)
chuẩn thuận cho dùng là Shingrix và Zostavax.
(Hình minh họa: potawatomi.org)
Hỏi:
-Mấy tuần trước tôi có bị nổi mụn nước, nguyên một dề, kéo dài từ trước ngực ra sau lưng bên phải, rất đau rát. Bây giờ mụn nước đã hết rồi mà vẫn còn đau rát rất nhiều. Người quen của tôi nói là tôi bị giời leo.
-Tôi ở nhà rất sạch sẽ, không có đi đâu xa, và không thấy bị con gì bò lên cả, mà sao lại gọi là bị giời leo? Xin cho biết con “giời” thường ở đâu, lớn hay nhỏ, mà tôi bị “giời” leo hồi nào mà không hay biết gì cả? Và có cách gì để hết đau rát không? Bao lâu sẽ hết?
Đáp:
Giời ăn hay giời leo, tiếng Anh gọi là shingles hoặc herpes zoster hoặc zoster, không phải là hiếm gặp. Theo thống kê, có khoảng 20% người Mỹ sẽ bị giời ăn một lần nào đó trong cuộc đời.
Giời, là một côn trùng giống giống như con rít to. Có lẽ vì các tổn thương của shingles kéo dài thành đường giống như vết thương do bị con giời bò lên người tiết ra chất tiết làm cho bị phỏng, nên người xưa gọi là bị giời leo (lên người). Thực ra bệnh giời leo không có ăn nhập gì với con giời này cả.
Giời leo là hậu quả của việc tái hoạt (reactivation) của virus gây bệnh trái rạ (chicken pox) thường gặp khi ta còn nhỏ. Virus gây ra bệnh trái rạ là varicella zoster. Một khi ta đã bị trái rạ, varicella zoster sẽ “nằm vùng” lại trong các mô thần kinh của cơ thể suốt đời.
Giời leo xảy ra khi varicella “tái xuất giang hồ” khi gặp “thời cơ.” “Thời cơ” này thường là khi sức đề kháng của cơ thể bị yếu đi. Do đó giời leo thường xảy ra ở người lớn tuổi và những người bị suy giảm miễn dịch như các bệnh nhân SIDA, đang điều trị ung thư, trong lúc đang bị stress, vân vân.
Như vậy là virus gây ra giời leo không lây để gây giời leo ở người khác ngay lập tức. Nếu một người chưa có sức đề kháng với virus bệnh trái rạ, nếu bị lây virus từ người đang bị giời leo, người đó sẽ bị trái rạ vào lúc đó. Giời leo chỉ có thể xảy ra rất lâu sau đó khi virus này tái hoạt.
Không ít người lẫn lộn giữa giời leo và bệnh cũng nổi mụn nước ở vùng xung quanh miệng do virus Herpes simplex loại một gây ra. Hai bệnh này bề ngoài đôi khi có thể nhìn hơi giống nhau nhưng nguyên nhân hoàn toàn khác nhau. Herpes simplex cũng thường ít gây đau đớn hơn bị giời leo.
Vì varicella “nằm vùng” ở các mô thần kinh. Khi chúng “quậy” lên, đầu tiên bệnh nhân sẽ có các cảm giác đau như kiểu đau thần kinh, tức là tê tê, nóng nóng, rần rần, buốt như điện giựt ở vùng chi phối của nhánh thần kinh đó. Sau khoảng ba ngày mới phát ra các ban đỏ và mụn nước, mụn nước có khi to bằng cả bàn tay.
Vùng bị nổi đỏ và mụn nước rất đau đớn, có khi quần áo đụng vào cũng chịu không nổi. Ngay cả dù không điều trị, thường mụn nước cũng sẽ tự vỡ, khô mài trong vòng khoảng hai đến bảy ngày. Mài thường tróc hẳn trong vòng một tháng. Tùy theo mụn nước lớn hay nhỏ và cách giữ vệ sinh, các vết thương giời leo này có thể không để lại sẹo, hoặc để lại sẹo lớn hay nhỏ.
Giời leo thường đi kèm với mệt mỏi, sốt nhẹ và ê ẩm mình mẩy như trong các trường hợp nhiễm virus khác.
Giời leo thường xảy ra ở người lớn tuổi và những người bị suy giảm miễn dịch
như các bệnh nhân SIDA, đang điều trị ung thư, trong lúc đang bị stress…
(Hình minh họa: newsnetwork.mayoclinic.org)
Sau khi vết thương tróc mài, bệnh nhân có thể vẫn còn đau. Khoảng 10% bệnh nhân sẽ phải chịu đựng các cơn đau kéo dài, gọi là post herpetic neuralgia. Các cơn đau “hậu giời leo” này có thể kéo dài nhiều tháng, đôi khi có thể nhiều năm, thường gặp hơn ở người lớn tuổi, và có thể hạn chế được bằng cách trị liệu giời leo bằng thuốc chống virus sớm và thích hợp.
Ngoài ra, một số biến chứng có thể xảy ra làm mù mắt, điếc, liệt mặt nếu virus tấn công vào các vùng thần kinh này. Do đó, nếu thấy giời leo lan đến gần mắt, vào tai, nên đến bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Vì virus varicella thường chỉ tấn công vào một nhánh thần kinh nên thường bệnh nhân chỉ bị các tổn thương nói trên ở một bên của cơ thể, theo vùng thần kinh bị ảnh hưởng. Các trường hợp “chạy giáp vòng” rất hiếm gặp. Nếu có thì chắc là sức đề kháng đã quá yếu khiến cho virus có thể “nhất loạt nổi dậy” khắp nơi, và nếu bệnh nhân chết thì là vì mạng đã tận do sức đề kháng đã không còn nữa, chứ không phải vì giời leo là chính.
Các triệu chứng đau đớn và biến chứng của giời leo có thể được hạn chế nếu bệnh được chẩn đoán sớm, bác sĩ cho uống thuốc chống virus sớm (trong vòng hai, ba ngày) và đủ liều. Thuốc sẽ cần phải cho càng sớm càng tốt và với liều cao, uống đủ ngày, để có thể “dập” “bọn” virus này khi chúng chưa kịp “khuếch trương lực lượng.”
Các biến chứng cũng có thể tránh được khi được điều trị dự phòng từ sớm. Cũng có nhiều thuốc giúp giảm bớt các triệu chứng đau “hậu giời leo.” Các thuốc này có nhiều tác dụng phụ và cần được khám và theo dõi cẩn thận.
Thuốc ngừa giời leo hiện đang được Trung Tâm Kiểm Soát Phòng Ngừa Dịch Bệnh Mỹ (CDC) chuẩn thuận cho dùng là Shingrix và Zostavax.
Shringrix là thuốc chủng ngừa mới hơn, có hiệu quả hơn, cần chích hai lần, lần thứ nhì sau lần đầu từ hai đến sáu tháng, cho người từ 50 tuổi trở lên. Là chọn lựa đầu tiên cho việc phòng giời leo. Những ai đã chích Zostavax rồi, cũng có thể chích thêm Shingrix.
Zostavax là thuốc chủng ngừa cũ hơn, hiệu quả không cao bằng Shingrix, chỉ cần chích một lần. Được CDC khuyến cáo cho người từ 60 trở lên, dù rằng hãng chế tạo cho rằng có thể dùng ở người 50 tuổi trở lên. Hiện nay, thuốc này có thể dùng ở người không thích chích Shingrix hoặc dị ứng với Shingrix, hoặc khi lúc đó chỉ có thuốc Zostavax mà không có sẵn Shingrix.
Những người với các tình trạng đau yếu mạn tính cũng có thể chủng ngừa thuốc này, trừ khi có chống chỉ định hay những tình trạng cần phải thận trọng khi chích ngừa thuốc này.
Các chống chỉ định (tức là các tình trạng khiến cho việc chích thuốc này có thể gây ra nguy hiểm cho bệnh nhân, do đó, họ không nên dùng thuốc này) bao gồm những người đã từng bị dị ứng với các thành phần của thuốc này hoặc chất gelatin, đã từng bị sốc thuốc (anaphylactic/anaphylactoid reaction) với neomycin, bị ung thư máu (leukemia hoặc lymphoma), bị suy giảm miễn dịch, ví dụ như bị nhiễm HIV, đang bị lao mà chưa điều trị, có bầu hoặc dự định có bầu trong vòng ba tháng.
Cần thận trọng khi chích ngừa, nếu đang bị các bệnh cấp tính và đang sốt, tốt nhất là chờ khỏi bệnh hãy chích.
Tóm lại giời leo (shingles hay zoster) là do sự tái hoạt của virus gây ra trái rạ (chicken pox). Các triệu chứng và biến chứng của bệnh có thể được giảm bớt rất nhiều nếu được chẩn đoán và cho thuốc chống virus (và chống viêm nếu cần thiết) càng sớm càng tốt. Chủng ngừa là cách đơn giản và tương đối hữu hiệu để phòng bệnh này.
Bệnh giời leo
Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng
Thuốc ngừa giời leo hiện đang được Trung Tâm Kiểm Soát Phòng Ngừa Dịch Bệnh Mỹ (CDC)
chuẩn thuận cho dùng là Shingrix và Zostavax.
(Hình minh họa: potawatomi.org)
Hỏi:
-Mấy tuần trước tôi có bị nổi mụn nước, nguyên một dề, kéo dài từ trước ngực ra sau lưng bên phải, rất đau rát. Bây giờ mụn nước đã hết rồi mà vẫn còn đau rát rất nhiều. Người quen của tôi nói là tôi bị giời leo.
-Tôi ở nhà rất sạch sẽ, không có đi đâu xa, và không thấy bị con gì bò lên cả, mà sao lại gọi là bị giời leo? Xin cho biết con “giời” thường ở đâu, lớn hay nhỏ, mà tôi bị “giời” leo hồi nào mà không hay biết gì cả? Và có cách gì để hết đau rát không? Bao lâu sẽ hết?
Đáp:
Giời ăn hay giời leo, tiếng Anh gọi là shingles hoặc herpes zoster hoặc zoster, không phải là hiếm gặp. Theo thống kê, có khoảng 20% người Mỹ sẽ bị giời ăn một lần nào đó trong cuộc đời.
Giời, là một côn trùng giống giống như con rít to. Có lẽ vì các tổn thương của shingles kéo dài thành đường giống như vết thương do bị con giời bò lên người tiết ra chất tiết làm cho bị phỏng, nên người xưa gọi là bị giời leo (lên người). Thực ra bệnh giời leo không có ăn nhập gì với con giời này cả.
Giời leo là hậu quả của việc tái hoạt (reactivation) của virus gây bệnh trái rạ (chicken pox) thường gặp khi ta còn nhỏ. Virus gây ra bệnh trái rạ là varicella zoster. Một khi ta đã bị trái rạ, varicella zoster sẽ “nằm vùng” lại trong các mô thần kinh của cơ thể suốt đời.
Giời leo xảy ra khi varicella “tái xuất giang hồ” khi gặp “thời cơ.” “Thời cơ” này thường là khi sức đề kháng của cơ thể bị yếu đi. Do đó giời leo thường xảy ra ở người lớn tuổi và những người bị suy giảm miễn dịch như các bệnh nhân SIDA, đang điều trị ung thư, trong lúc đang bị stress, vân vân.
Như vậy là virus gây ra giời leo không lây để gây giời leo ở người khác ngay lập tức. Nếu một người chưa có sức đề kháng với virus bệnh trái rạ, nếu bị lây virus từ người đang bị giời leo, người đó sẽ bị trái rạ vào lúc đó. Giời leo chỉ có thể xảy ra rất lâu sau đó khi virus này tái hoạt.
Không ít người lẫn lộn giữa giời leo và bệnh cũng nổi mụn nước ở vùng xung quanh miệng do virus Herpes simplex loại một gây ra. Hai bệnh này bề ngoài đôi khi có thể nhìn hơi giống nhau nhưng nguyên nhân hoàn toàn khác nhau. Herpes simplex cũng thường ít gây đau đớn hơn bị giời leo.
Vì varicella “nằm vùng” ở các mô thần kinh. Khi chúng “quậy” lên, đầu tiên bệnh nhân sẽ có các cảm giác đau như kiểu đau thần kinh, tức là tê tê, nóng nóng, rần rần, buốt như điện giựt ở vùng chi phối của nhánh thần kinh đó. Sau khoảng ba ngày mới phát ra các ban đỏ và mụn nước, mụn nước có khi to bằng cả bàn tay.
Vùng bị nổi đỏ và mụn nước rất đau đớn, có khi quần áo đụng vào cũng chịu không nổi. Ngay cả dù không điều trị, thường mụn nước cũng sẽ tự vỡ, khô mài trong vòng khoảng hai đến bảy ngày. Mài thường tróc hẳn trong vòng một tháng. Tùy theo mụn nước lớn hay nhỏ và cách giữ vệ sinh, các vết thương giời leo này có thể không để lại sẹo, hoặc để lại sẹo lớn hay nhỏ.
Giời leo thường đi kèm với mệt mỏi, sốt nhẹ và ê ẩm mình mẩy như trong các trường hợp nhiễm virus khác.
Giời leo thường xảy ra ở người lớn tuổi và những người bị suy giảm miễn dịch
như các bệnh nhân SIDA, đang điều trị ung thư, trong lúc đang bị stress…
(Hình minh họa: newsnetwork.mayoclinic.org)
Sau khi vết thương tróc mài, bệnh nhân có thể vẫn còn đau. Khoảng 10% bệnh nhân sẽ phải chịu đựng các cơn đau kéo dài, gọi là post herpetic neuralgia. Các cơn đau “hậu giời leo” này có thể kéo dài nhiều tháng, đôi khi có thể nhiều năm, thường gặp hơn ở người lớn tuổi, và có thể hạn chế được bằng cách trị liệu giời leo bằng thuốc chống virus sớm và thích hợp.
Ngoài ra, một số biến chứng có thể xảy ra làm mù mắt, điếc, liệt mặt nếu virus tấn công vào các vùng thần kinh này. Do đó, nếu thấy giời leo lan đến gần mắt, vào tai, nên đến bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Vì virus varicella thường chỉ tấn công vào một nhánh thần kinh nên thường bệnh nhân chỉ bị các tổn thương nói trên ở một bên của cơ thể, theo vùng thần kinh bị ảnh hưởng. Các trường hợp “chạy giáp vòng” rất hiếm gặp. Nếu có thì chắc là sức đề kháng đã quá yếu khiến cho virus có thể “nhất loạt nổi dậy” khắp nơi, và nếu bệnh nhân chết thì là vì mạng đã tận do sức đề kháng đã không còn nữa, chứ không phải vì giời leo là chính.
Các triệu chứng đau đớn và biến chứng của giời leo có thể được hạn chế nếu bệnh được chẩn đoán sớm, bác sĩ cho uống thuốc chống virus sớm (trong vòng hai, ba ngày) và đủ liều. Thuốc sẽ cần phải cho càng sớm càng tốt và với liều cao, uống đủ ngày, để có thể “dập” “bọn” virus này khi chúng chưa kịp “khuếch trương lực lượng.”
Các biến chứng cũng có thể tránh được khi được điều trị dự phòng từ sớm. Cũng có nhiều thuốc giúp giảm bớt các triệu chứng đau “hậu giời leo.” Các thuốc này có nhiều tác dụng phụ và cần được khám và theo dõi cẩn thận.
Thuốc ngừa giời leo hiện đang được Trung Tâm Kiểm Soát Phòng Ngừa Dịch Bệnh Mỹ (CDC) chuẩn thuận cho dùng là Shingrix và Zostavax.
Shringrix là thuốc chủng ngừa mới hơn, có hiệu quả hơn, cần chích hai lần, lần thứ nhì sau lần đầu từ hai đến sáu tháng, cho người từ 50 tuổi trở lên. Là chọn lựa đầu tiên cho việc phòng giời leo. Những ai đã chích Zostavax rồi, cũng có thể chích thêm Shingrix.
Zostavax là thuốc chủng ngừa cũ hơn, hiệu quả không cao bằng Shingrix, chỉ cần chích một lần. Được CDC khuyến cáo cho người từ 60 trở lên, dù rằng hãng chế tạo cho rằng có thể dùng ở người 50 tuổi trở lên. Hiện nay, thuốc này có thể dùng ở người không thích chích Shingrix hoặc dị ứng với Shingrix, hoặc khi lúc đó chỉ có thuốc Zostavax mà không có sẵn Shingrix.
Những người với các tình trạng đau yếu mạn tính cũng có thể chủng ngừa thuốc này, trừ khi có chống chỉ định hay những tình trạng cần phải thận trọng khi chích ngừa thuốc này.
Các chống chỉ định (tức là các tình trạng khiến cho việc chích thuốc này có thể gây ra nguy hiểm cho bệnh nhân, do đó, họ không nên dùng thuốc này) bao gồm những người đã từng bị dị ứng với các thành phần của thuốc này hoặc chất gelatin, đã từng bị sốc thuốc (anaphylactic/anaphylactoid reaction) với neomycin, bị ung thư máu (leukemia hoặc lymphoma), bị suy giảm miễn dịch, ví dụ như bị nhiễm HIV, đang bị lao mà chưa điều trị, có bầu hoặc dự định có bầu trong vòng ba tháng.
Cần thận trọng khi chích ngừa, nếu đang bị các bệnh cấp tính và đang sốt, tốt nhất là chờ khỏi bệnh hãy chích.
Tóm lại giời leo (shingles hay zoster) là do sự tái hoạt của virus gây ra trái rạ (chicken pox). Các triệu chứng và biến chứng của bệnh có thể được giảm bớt rất nhiều nếu được chẩn đoán và cho thuốc chống virus (và chống viêm nếu cần thiết) càng sớm càng tốt. Chủng ngừa là cách đơn giản và tương đối hữu hiệu để phòng bệnh này.
August 30, 201
(714) 531-7930
drnguyentranhoang
(714) 531-7930
drnguyentranhoang