Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Cách phát hiện bệnh tiểu đường

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cách phát hiện bệnh tiểu đường

    Đơn giản vì khi bước vào thế kỷ 21, căn bệnh này đã biến thể nên ít khi xuất hiện với hình ảnh bệnh lý lớp lang thứ tự như trong sách vở.

    Nếu chỉ dựa trên đặc tính một thời của bệnh tiểu đường là người bệnh càng lúc càng khát nước, càng gầy mòn, đến độ thầy thuốc Đông y đặt tên cho căn bệnh này là chứng “tiêu khát”, thì càng dễ lầm vì nhiều người mắc bệnh tiểu đường tuy có thể uống nước nhiều hơn bình thường nhưng không hề ốm o, mà trái lại, béo phì! Khó hơn nữa cho việc chẩn đoán là tiểu đường trong nhiều trường hợp lại biểu lộ một cách âm ỉ với các triệu chứng đánh lạc hẳn hướng định bệnh như đau vai, đãng trí, mất ngủ, mệt mỏi, thay đổi cá tính..., khiến bệnh nhân mất nhiều thời gian do điều trị không đúng hướng. Do đó, không lạ gì những trường hợp phát hiện bệnh quá trễ do chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng.

    Nếu không thể trông cậy vào tiêu chí chủ quan, cách tốt nhất là tiến hành xét nghiệm ngay cả khi không có dấu hiệu nghi ngờ. Thông thường, trong nước tiểu không có chất đường, thận chỉ bài tiết chất đường trong nước tiểu khi trong 24 giờ trước đó lượng đường trong máu cao hơn 180mg.

    Như thế, nhiều người bị bệnh tiểu đường vẫn không có đường trong nước tiểu nếu đường huyết tuy tăng cao nhưng dưới 160mg. Thử đường trong nước tiểu tuy là phương pháp đơn giản, rẻ tiền và tiện lợi cho người bệnh nhưng không chính xác để định bệnh và không trung thực để theo dõi bệnh, ngoại trừ giá trị báo động cho người đã bị bệnh là đường huyết đã tăng cao, nếu như người bệnh không có phương tiện xét nghiệm nào khác.

    Nếu theo định nghĩa, tiểu đường là bệnh lý do tăng lượng đường trong máu thì biện pháp cơ bản để xác minh căn bệnh này là phương pháp đo đường huyết. Trị số bình thường của đường huyết dao động trong khoảng 80-110mg. Cần lưu ý là nhiều phòng xét nghiệm áp dụng một đơn vị đo lường khác là mol (1 mol tương đương 1,8mg). Như thế, gọi là nghi ngờ bệnh tiểu đường khi lượng đường trong máu cao hơn 120mg hay 65 mol. Cho đến nay, đo đường huyết trong tĩnh mạch lúc bụng đói vẫn là phương pháp phổ biến. Phương pháp này tuy vậy không có giá trị tuyệt đối, vì:

    - Chỉ phản ánh lượng đường trong máu vào thời điểm xét nghiệm. Không thể khẳng định bệnh nhân không bị bệnh tiểu đường khi trị số xét nghiệm trong định mức bình thường nếu chỉ thử máu theo kiểu “xuân thu nhị kỳ”, vì không ai dám quả quyết là lượng đường trong máu hôm qua cũng bình thường!

    - Lượng đường trong máu lúc sáng sớm có thể tăng cao hơn bình thường, dù người thử máu chưa bị bệnh tiểu đường- có thể do nhịn đói suốt đêm trước, lo lắng suốt đêm hay ngày hôm trước đã dùng thuốc có tác dụng phụ làm tăng đường huyết.

    Do đó, không thể dựa vào kết quả của một lần xét nghiệm để khẳng định, chẩn đoán một cách hời hợt. Trong tiến trình theo dõi bệnh tiểu đường trên người đã bị bệnh cũng vậy. Không thể đánh giá diễn tiến của bệnh nếu chỉ dựa vào vài kết quả thử máu.

    Trong trường hợp nghi ngờ, cũng như để giảm tối đa độ ngờ của kỹ thuật xét nghiệm, nhiều thầy thuốc đặt nặng giá trị vào phương pháp đo đường huyết sau khi ăn. Với người không bị bệnh, cho dù có ăn ngọt bao nhiêu thì đường huyết vẫn trở về định mức bình thường trong vòng 2 giờ sau bữa ăn. Đường huyết càng cao sau bữa ăn và càng chậm trở về trị số bình thường cho thấy bệnh tiểu đường càng nặng.

    Bên cạnh đó, còn một số xét nghiệm đặc hiệu, như HbA1C có độ chính xác không chỉ hơn nhiều lần phương pháp đo đường huyết trong tĩnh mạch mà còn thể hiện mức độ ổn định của đường huyết trong nhiều tuần trước thời điểm xét nghiệm. Trị số bệnh lý của HbA1C càng cao chứng tỏ đường huyết đã dao động rất nhiều trong thời gian trước đó. Nếu thầy thuốc quên, bệnh nhân nên cố nhớ để mạnh dạn yêu cầu nhà điều trị tiến hành thử nghiệm này nhằm có cái nhìn trung thực về diễn biến của bệnh tình thay vì tự “ru ngủ” với một vài kết quả xét nghiệm may mắn trong định mức bình thường.

    Nói chung, phát hiện bệnh tiểu đường với phương tiện chẩn đoán hiện nay không khó, trừ khi: Không ít thầy thuốc bỏ sót căn bệnh này mỗi khi khám bệnh vì chưa đánh giá đúng mức mối nguy của bệnh tiểu đường; rất nhiều người bệnh cố tình tránh né sự thật, từ chối tầm soát với suy nghĩ “thà không biết thì thôi”. Tiểu đường vì thế vẫn còn là căn bệnh nặng!
    :welcome:
    :rose1:
    :bam:
    :stereo:
    :hooray:
    Welcome to my blog!!
    :bye:
    :good9:
Working...
X