Muốn tồn tại, cơ thể con người cần được cung ứng 2 nhóm dưỡng chất thiết yếu:
- Chất sinh năng để cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động, từ động tác co duỗi đơn giản của bắp thịt đến chức năng tư duy phức tạp.
- Chất tạo hình xây dựng phần cơ thể có nhu cầu phục hồi hay tái tạo.
Vì thế, người ta phải ăn, uống để thực phẩm qua tiến trình tiêu hóa và biến dưỡng được chuyển thể thành 3 nhóm hoạt chất cơ bản là chất đạm, chất béo và chất đường. Nếu chất đạm là thành phần cơ bản trong tiến trình tạo hình của tế bào, đơn vị của sự sống; và chất béo, bên cạnh vai trò dự trữ năng lượng, là nhân tố phụ lực cho chất đạm trong cấu trúc của đủ loại tế bào- từ hồng cầu cho đến biểu bì thì chất đường là chất sinh năng mang tính quyết định.
Nói nôm na, thiếu chất đường chẳng khác nào có đủ thịt cá trong nồi nhưng không có lửa để nấu chín món ăn.
Từ thực phẩm hàng đầu là tinh bột- có trong gạo, bánh mì, ngũ cốc… chất đường được hấp thu và đưa vào máu sau mỗi miếng ăn. Lượng đường trong máu, còn gọi là đường huyết, vì thế tăng cao sau bữa ăn. Khẩu phần càng nhiều chất đường, đường huyết càng tăng cao. Liền đó, chất đường được huy động vào tế bào để được đốt cháy và sinh năng lượng theo một trình tự biến dưỡng có tên chuyên môn là chu trình Krebs- tên nhà khoa học đã xác minh chuỗi phản ứng này. Lượng đường trong máu nhờ đó có trị số ổn định trong khoảng 80-120mg, tùy theo tuổi đời, điều kiện sinh học cũng như kích thước cơ thể. Thực tế, lượng đường trong máu phải ổn định vì:
- Nếu đường huyết quá thấp, cơ thể thiếu năng lượng và gây nên tình trạng mệt lả, chóng mặt, đột quỵ…
- Nếu đường huyết quá cao, mọi phản ứng sinh học bị xáo trộn. Hậu quả là chất đạm, chất béo không được chuyển thể như bình thường khiến chất mỡ tích lũy một cách thái quá, chất đạm bị phân hủy một cách cường điệu do phản ứng sai lầm của cơ thể trong tình trạng chất đường trong máu tăng cao quá lâu. Do đó gây xơ vữa mạch máu, chai não, thoái hóa võng mạc, viêm thận, hoại tử mô mềm, dị ứng… và thậm chí ung thư - biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường, bệnh lý do đường huyết tăng cao và không được điều chỉnh cho thích hợp với nhu cầu của cơ thể.
Cơ quan có nhiệm vụ điều chỉnh và ổn định lượng đường trong máu là tụy tạng, thông qua nội tiết tố Insulin. Nếu vì lý do nào đó mà Insulin không được bài tiết đủ để giải quyết lượng đường trong máu thì đường huyết cao hơn mức bình thường. Tình trạng đó nếu kéo dài thì bệnh tiểu đường xuất hiện. Điểm khác biệt giữa người bình thường và bệnh nhân tiểu đường là thời gian để lượng đường trong máu sau bữa ăn trở về trị số sinh học kéo dài hơn ở người bị bệnh - khoảng thời gian này càng lâu, bệnh càng nặng.
Cơ thể thiếu Insulin có thể vì tụy tạng không còn khả năng cung ứng Insulin; có sản xuất Insulin nhưng không đủ hoặc vẫn sản xuất đủ nhưng ở dạng mất hoạt tính. Đó cũng là 3 mức độ từ nặng đến nhẹ, từ phức tạp đến đơn giản của bệnh tiểu đường. Tùy theo cơ chế sinh bệnh mà thầy thuốc hoặc điều trị bằng cách dùng Insulin ngoại, hoặc dùng thuốc có tác dụng tương tự Insulin, hoặc ứng dụng hoạt chất sinh học để hưng phấn hoạt tính của Insulin. Với cơ chế bệnh lý nào cũng thế, nguyên tắc để giữ bệnh tiểu đường trong vòng kiểm soát là làm sao ổn định lượng đường huyết vì tình trạng dao động của lượng đường trong máu, lúc quá cao, lúc quá thấp, càng dồn dập thì biến chứng của bệnh tiểu đường càng nhanh. Trước đây người ta vẫn tưởng là mục tiêu đó hầu như bất khả thi, cho đến khi thầy thuốc khám phá ra:
- Nếu có nhiều yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến chức năng của tụy tạng như stress, rượu, thuốc lá, bệnh gan, bệnh tụy, dược phẩm… thì cũng có không ít nhân tố cải thiện hoạt tính của Insulin như sinh tố, khoáng tố, hoạt chất thứ cấp trong dược thảo…
- Tụy tạng không chỉ hoạt động theo kiểu hoặc có, hoặc không. Trái lại, có thể hưng phấn chức năng của tụy tạng thông qua nhiều phương pháp sinh học, từ thể dục dưỡng sinh đến tâm lý liệu pháp.
- Chất sinh năng để cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động, từ động tác co duỗi đơn giản của bắp thịt đến chức năng tư duy phức tạp.
- Chất tạo hình xây dựng phần cơ thể có nhu cầu phục hồi hay tái tạo.
Vì thế, người ta phải ăn, uống để thực phẩm qua tiến trình tiêu hóa và biến dưỡng được chuyển thể thành 3 nhóm hoạt chất cơ bản là chất đạm, chất béo và chất đường. Nếu chất đạm là thành phần cơ bản trong tiến trình tạo hình của tế bào, đơn vị của sự sống; và chất béo, bên cạnh vai trò dự trữ năng lượng, là nhân tố phụ lực cho chất đạm trong cấu trúc của đủ loại tế bào- từ hồng cầu cho đến biểu bì thì chất đường là chất sinh năng mang tính quyết định.
Nói nôm na, thiếu chất đường chẳng khác nào có đủ thịt cá trong nồi nhưng không có lửa để nấu chín món ăn.
Từ thực phẩm hàng đầu là tinh bột- có trong gạo, bánh mì, ngũ cốc… chất đường được hấp thu và đưa vào máu sau mỗi miếng ăn. Lượng đường trong máu, còn gọi là đường huyết, vì thế tăng cao sau bữa ăn. Khẩu phần càng nhiều chất đường, đường huyết càng tăng cao. Liền đó, chất đường được huy động vào tế bào để được đốt cháy và sinh năng lượng theo một trình tự biến dưỡng có tên chuyên môn là chu trình Krebs- tên nhà khoa học đã xác minh chuỗi phản ứng này. Lượng đường trong máu nhờ đó có trị số ổn định trong khoảng 80-120mg, tùy theo tuổi đời, điều kiện sinh học cũng như kích thước cơ thể. Thực tế, lượng đường trong máu phải ổn định vì:
- Nếu đường huyết quá thấp, cơ thể thiếu năng lượng và gây nên tình trạng mệt lả, chóng mặt, đột quỵ…
- Nếu đường huyết quá cao, mọi phản ứng sinh học bị xáo trộn. Hậu quả là chất đạm, chất béo không được chuyển thể như bình thường khiến chất mỡ tích lũy một cách thái quá, chất đạm bị phân hủy một cách cường điệu do phản ứng sai lầm của cơ thể trong tình trạng chất đường trong máu tăng cao quá lâu. Do đó gây xơ vữa mạch máu, chai não, thoái hóa võng mạc, viêm thận, hoại tử mô mềm, dị ứng… và thậm chí ung thư - biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường, bệnh lý do đường huyết tăng cao và không được điều chỉnh cho thích hợp với nhu cầu của cơ thể.
Cơ quan có nhiệm vụ điều chỉnh và ổn định lượng đường trong máu là tụy tạng, thông qua nội tiết tố Insulin. Nếu vì lý do nào đó mà Insulin không được bài tiết đủ để giải quyết lượng đường trong máu thì đường huyết cao hơn mức bình thường. Tình trạng đó nếu kéo dài thì bệnh tiểu đường xuất hiện. Điểm khác biệt giữa người bình thường và bệnh nhân tiểu đường là thời gian để lượng đường trong máu sau bữa ăn trở về trị số sinh học kéo dài hơn ở người bị bệnh - khoảng thời gian này càng lâu, bệnh càng nặng.
Cơ thể thiếu Insulin có thể vì tụy tạng không còn khả năng cung ứng Insulin; có sản xuất Insulin nhưng không đủ hoặc vẫn sản xuất đủ nhưng ở dạng mất hoạt tính. Đó cũng là 3 mức độ từ nặng đến nhẹ, từ phức tạp đến đơn giản của bệnh tiểu đường. Tùy theo cơ chế sinh bệnh mà thầy thuốc hoặc điều trị bằng cách dùng Insulin ngoại, hoặc dùng thuốc có tác dụng tương tự Insulin, hoặc ứng dụng hoạt chất sinh học để hưng phấn hoạt tính của Insulin. Với cơ chế bệnh lý nào cũng thế, nguyên tắc để giữ bệnh tiểu đường trong vòng kiểm soát là làm sao ổn định lượng đường huyết vì tình trạng dao động của lượng đường trong máu, lúc quá cao, lúc quá thấp, càng dồn dập thì biến chứng của bệnh tiểu đường càng nhanh. Trước đây người ta vẫn tưởng là mục tiêu đó hầu như bất khả thi, cho đến khi thầy thuốc khám phá ra:
- Nếu có nhiều yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến chức năng của tụy tạng như stress, rượu, thuốc lá, bệnh gan, bệnh tụy, dược phẩm… thì cũng có không ít nhân tố cải thiện hoạt tính của Insulin như sinh tố, khoáng tố, hoạt chất thứ cấp trong dược thảo…
- Tụy tạng không chỉ hoạt động theo kiểu hoặc có, hoặc không. Trái lại, có thể hưng phấn chức năng của tụy tạng thông qua nhiều phương pháp sinh học, từ thể dục dưỡng sinh đến tâm lý liệu pháp.