Nhiều người tự hào về chiếc "bụng bia" và càng phởn chí khi được chúc tụng là người phát tướng. Nhưng thật ra, một loạt các căn bệnh về gan, nhất là xơ gan- giai đoạn cuối của bệnh lý gan mãn tính, đang chờ bạn.
Bị xơ gan do đâu?
Bia rượu làm men gan tăng cao dẫn tới những thay đổi trong tế bào gan, dẫn tới xơ gan và các bệnh gan khác.
Ngoài ra, bị viêm gan B, C, D mạn tính cũng dẫn tới xơ gan; hay do chuyển hoá như mắc bệnh nhiễm sắc tố sắt mô (hemochromatosis), bệnh Wilson, hoặc thiếu men a-antitrypsin; bệnh đường mật kéo dài, nghẽn tĩnh mạch gan, rối loạn miễn dịch (ví dụ như viêm gan dạng lupoid); nhiễm độc chất như methotredate, amiodarone; phẫu thuật đường ruột bằng phương pháp bắc cầu (bypass); do suy dinh dưỡng hay nhiễm trùng; và cuối cùng là xơ gan bẩm sinh.
Làm thế nào để nhận biết căn bệnh này?
Ban đầu thường không có những triệu chứng rõ rệt, chỉ cảm thấy mệt mỏi, sút cân, chán ăn, rối loạn tiêu hoá, vàng da, phù chân, cổ trướng, chảy máu cam, xuất huyết ở răng, da, đường tiêu hoá và giảm ham muốn tình dục. Đôi khi, người bệnh cảm thấy đau tức vùng dưới sườn phải.
Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ cũng giúp phát hiện ra bệnh như người bệnh bị nhiễm virus viêm gan, đã từng sử dụng các loại thuốc, hoá chất có ảnh hưởng tới gan, truyền máu bị nhiễm virus, hay uống rượu bia hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh gan.
Cần ăn uống thế nào khi đã mắc bệnh?
- Rượu bia nên tránh tuyệt đối.
- Hạn chế thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp, hàng quán vì chứa nhiều muối và mì chính (chứa nhiều natri).
- Cân đối thành phần dinh dưỡng như chất đạm, chất đường, chất béo.
- Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả cung cấp cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể và hoạt động của gan.
- Uống nhiều nước.
- Tránh ăn mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật.
Làm thế nào để phòng tránh xơ gan?
Để phòng tránh căn bệnh này, hạn chế bia rượu, tiêm phòng các loại virus viêm gan B, C, D là những biện pháp tối thiểu. Khi đã bị viêm gan, bệnh nhân cần kiểm tra định kỳ để phát hiện và điều trị sớm.
Còn khi đã được chẩn đoán xơ gan, cần kiểm soát, theo dõi và điều trị nguyên nhân dẫn tới xơ gan.
Bị xơ gan do đâu?
Bia rượu làm men gan tăng cao dẫn tới những thay đổi trong tế bào gan, dẫn tới xơ gan và các bệnh gan khác.
Ngoài ra, bị viêm gan B, C, D mạn tính cũng dẫn tới xơ gan; hay do chuyển hoá như mắc bệnh nhiễm sắc tố sắt mô (hemochromatosis), bệnh Wilson, hoặc thiếu men a-antitrypsin; bệnh đường mật kéo dài, nghẽn tĩnh mạch gan, rối loạn miễn dịch (ví dụ như viêm gan dạng lupoid); nhiễm độc chất như methotredate, amiodarone; phẫu thuật đường ruột bằng phương pháp bắc cầu (bypass); do suy dinh dưỡng hay nhiễm trùng; và cuối cùng là xơ gan bẩm sinh.
Làm thế nào để nhận biết căn bệnh này?
Ban đầu thường không có những triệu chứng rõ rệt, chỉ cảm thấy mệt mỏi, sút cân, chán ăn, rối loạn tiêu hoá, vàng da, phù chân, cổ trướng, chảy máu cam, xuất huyết ở răng, da, đường tiêu hoá và giảm ham muốn tình dục. Đôi khi, người bệnh cảm thấy đau tức vùng dưới sườn phải.
Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ cũng giúp phát hiện ra bệnh như người bệnh bị nhiễm virus viêm gan, đã từng sử dụng các loại thuốc, hoá chất có ảnh hưởng tới gan, truyền máu bị nhiễm virus, hay uống rượu bia hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh gan.
Cần ăn uống thế nào khi đã mắc bệnh?
- Rượu bia nên tránh tuyệt đối.
- Hạn chế thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp, hàng quán vì chứa nhiều muối và mì chính (chứa nhiều natri).
- Cân đối thành phần dinh dưỡng như chất đạm, chất đường, chất béo.
- Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả cung cấp cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể và hoạt động của gan.
- Uống nhiều nước.
- Tránh ăn mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật.
Làm thế nào để phòng tránh xơ gan?
Để phòng tránh căn bệnh này, hạn chế bia rượu, tiêm phòng các loại virus viêm gan B, C, D là những biện pháp tối thiểu. Khi đã bị viêm gan, bệnh nhân cần kiểm tra định kỳ để phát hiện và điều trị sớm.
Còn khi đã được chẩn đoán xơ gan, cần kiểm soát, theo dõi và điều trị nguyên nhân dẫn tới xơ gan.