Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

5 điều cần biết khi chích ngừa viêm gan B

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 5 điều cần biết khi chích ngừa viêm gan B

    Sự cố chích ngừa viêm gan virus B vừa qua đã làm nhiều người lo lắng. 5 thắc mắc sau đây được bạn đọc quan tâm nhất sẽ được TS-BS Bùi Hữu Hoàng, chuyên khoa gan-mật BV Đại học Y dược TP.HCM giải đáp.

    1. Sau khi ra đời cơ thể trẻ còn yếu, nên việc chích ngừa cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh là không cần thiết?

    Do vắcxin ngừa VGB hiện nay là loại tái tổ hợp (recombinant), có hiệu quả tạo kháng thể bảo vệ và độ an toàn tương đối cao, nên tai biến nặng liên quan đến miễn dịch (sốc phản vệ) hiếm khi xảy ra. Chính vì vậy, vắcxin ngừa VGB được khuyến cáo chích cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu nếu biết mẹ đã bị nhiễm virus VGB (HBsAg+) hoặc không biết chính xác tình trạng nhiễm virus VGB ở mẹ. Trường hợp mẹ không nhiễm virus VGB thì không nhất thiết phải tiêm cho trẻ ngay sau sinh.

    2. Chích ngừa VGB cùng lúc với những vắcxin khác sẽ làm cơ thể “mệt mỏi” và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

    Hiện nay, y học đã phát minh ra một số loại vắcxin dạng kết hợp “4 trong 1”, “5 trong 1”, “6 trong 1” nhằm đơn giản hoá việc chích ngừa và đem lại tiện lợi như giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm chi phí đi lại và ngày công, giảm chi phí quản lý y tế… Qua nhiều nghiên cứu, người ta đã chứng minh rằng khi chích vắcxin kết hợp, khả năng tạo kháng thể bảo vệ cơ thể vẫn tương đương như khi tiêm riêng rẽ từng loại vắcxin, đồng thời các vắcxin này vẫn đảm bảo tính an toàn cao.

    3. Trường hợp nào không được chích vắcxin?

    Vắcxin VGB là vắcxin có độ an toàn cao, hầu như không có chống chỉ định nào đặc biệt ngoại trừ biết rõ có hiện tượng quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắcxin. Đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng từ trong bào thai, trọng lượng sau sinh < 2kg, đang bị sốt cao hoặc có nguy cơ bị các bệnh lý nặng khác thì phải hoãn việc chích ngừa sau vài tháng.

    4. Có thể chích ngừa bất kỳ lúc nào?

    Nước ta hiện có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B rất cao, khoảng 15% dân số, tức khoảng 10 - 12 triệu người đang mang mầm bệnh. Vì vậy, nhiều người có khả năng bị nhiễm, nên trước khi chích ngừa cần thử máu xem mình đã bị nhiễm hay chưa. Xét nghiệm tối thiểu cần làm trước khi chích ngừa là HBsAg và antiHBs. Nếu HBsAg (-) và antiHBs (+) có nghĩa là bệnh nhân bị nhiễm nhưng đã khỏi bệnh, cơ thể tạo ra đủ kháng thể nên không cần chích ngừa. Nếu HBsAg và antiHBs đều âm tính (chưa nhiễm bệnh) thì nên chích ngừa. Còn HBsAg (+) và antiHBs (-) tức là cơ thể đang bị nhiễm, chưa được bảo vệ và cũng không cần chích ngừa.

    5. Sau khi chích ngừa VGB, cơ thể sẽ được bảo vệ 100%?

    Khi chích đủ liều, đúng thời gian, khả năng tạo được kháng thể bảo vệ là > 90%. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiệu quả chích ngừa càng cao hơn nữa. Tuy nhiên, cùng với thời gian, lượng kháng thể sẽ giảm đi, do đó cứ sau 15 năm, người ta phải chích nhắc lại một mũi. Nhưng ở các nước có tỷ lệ mắc bệnh VGB cao như Việt Nam, không cần chích nhắc lại sau 15 năm vì cơ thể được tiếp xúc tự nhiên với virus B, xem như cơ thể đã được “nhắc lại”. Một số đối tượng mà chích ngừa không đạt được hiệu quả là bệnh nhân AIDS, chạy thận nhân tạo, nghiện rượu, xơ gan...
    :welcome:
    :rose1:
    :bam:
    :stereo:
    :hooray:
    Welcome to my blog!!
    :bye:
    :good9:
Working...
X