Chuyện sức khỏe: Bị thương tổn ở não rất nguy hiểm vì có tính cách vĩnh viễn, không phục hồi được như cũ
Cali Today News - Kim Valentini sẽ không sao nhớ được cha mình đang ở đâu, nếu như không có miếng giấy ghi “lịch trình đi đứng của ông” dán lên cửa tủ lạnh.
Chỉ cần qua vài giờ là cô quên tuốt trứơc đó ông nói cái gì với cô.
Trước khi tìm ra cách “đối trị” cái ngắn hạn tai hại của trí nhớ bằng cách ghim lên cửa tủ lạnh, Valentini cứ phải lải nhải hỏi: “Bố ơi, giờ này bố đang ở đâu?”
Mười một năm sau tai nạn khốc liệt, Valentini vẫn phải sống với não bộ bị chấn thương. Trong lúc trí nhớ ngắn hạn của cô cứ “lem nhem” như thế thì xem như trí nhớ dài hạn của cô đã bị xóa hoàn toàn.
Cô chỉ nhớ ngày xưa cô làm việc trong ngành quản lý các hợp đồng, nhưng không nhớ mình làm cái chi. Cô nhớ mình có thích trợt tuyết và khiêu vũ, nhưng chấm hết, vậy thôi, những cái khác thì xóa mờ, ngay cả lý do tại sao cô thich hai môn này cũng không nhớ!
Valentini nhớ “mang máng” là ngày xưa mình là người khá sắc bén, thành công và tự tin, nhưng sau đó một tai nạn xe cộ thảm khốc đã biến đổi cô gái hoàn toàn. Nhưng chi tiết về tai nạn đó thì cô không sao nhớ được.
Tại Hoa Kỳ có hơn 5.3 triệu người đang sống với các trở ngại rất to lớn vì não bộ bị chấn thương (traumatic brain injuries-TBI), theo số liệu của cơ quan Centers for Disease Control and Prevention. Kinh khủng nữa là hàng năm lại có tới gần 1.4 triệu người bị TBI vì đủ lý do, còn cap hơn con số bệnh nhân bị tim mạch nữa.
Các chuyên gia y tế gọi đó là “cơn dịch thầm lặng”, một phần có lẽ những con số lạnh lùng này không cho thấy đầy đủ tầm vóc của thảm kịch. Một TBI gây ra thiệt hại cho bệnh nhân nhưng có khi không có dấu vết gì hết bên ngoài!
Jonathan Lifshitz, Phụ Tá Giáo Sư thuộc Đại học Y Khoa Chandler Medical Center của Kentucky, cho hay: “Có khi các “thương nhân biết đi” có vẻ bình thường tỉnh táo bề ngoài, nhưng bên trong đã có tàn phá.”
Chiến tranh Iraq là một thí dụ điển hình. Các tiến bộ kỹ thuật về che chống đạn và mảnh đại bác và kỹ thuật cứu thương tân kỳ khiến cho hàng ngàn binh sĩ Mỹ thoát chết, nhưng sống với các vết thương trong đầu.
Kỳ giả Bob Woodruff của ABC News đã mang chiến tranh vào từng phòng khách Mỹ khi kể lại câu chuyện ông đã bị thương trong não ra sao vì một quả bom cài bên đường phát nổ khi ông đưa tin chiến sự từ Iraq.
Nhưng đa số bệnh nhân lại là những người ở xa vùng chiến tranh, như Valentili. Hơn 40% của TBI là hậu quả của những tai nạn xe cộ và bị thương ở đầu là nhiều nhất trong các vụ dụng xe như thế.
Theo Lifshitz, điều trái khoáy là với bao tiến bộ như airbags, seatbelts, helmets, con số bệnh nhân bị thương ở đầu không hề giảm trong 10 năm qua. Lý do lớn nhất lẽ ra các bệnh nhân này đã chết, nhưng họ vẫn sống ngắt ngoải, với các chấn thương ở đầu.
Khoa học vẫn chưa soi rọi gì hết mọi ngõ ngách, nhưng các chuyên gia đồng ý là ngay cả khi bên ngoài không có gì, thậm chí đưa vào máy scan cũng không thấy, bệnh nhân vẫn bị TBI khá nặng!
Khả năng trí nhớ bị suy giảm khá mạnh, sức chú ý giảm, các phán đoán không còn sắc nét như xưa. Đó là nhận định về bệnh nhân TBI của Keith Cicerone, Giám Đốc phân khoa Thần kinh Tâm Lý của Viện JFK Johnson Rehabilitation.
Liệu pháp chữa chạy chỉ giúp bệnh nhân “sống cùng” chấn thương, chứ không giúp phục hồi hẳn. Cicerone cho biết thảm trạng của chấn thương não là tính cách vĩnh viễn của nó, giống như mất chân tay thì vô phương mong chúng mọc trở lại!
Hồng Quang theo NBC Science
Cali Today News - Kim Valentini sẽ không sao nhớ được cha mình đang ở đâu, nếu như không có miếng giấy ghi “lịch trình đi đứng của ông” dán lên cửa tủ lạnh.
Chỉ cần qua vài giờ là cô quên tuốt trứơc đó ông nói cái gì với cô.
Trước khi tìm ra cách “đối trị” cái ngắn hạn tai hại của trí nhớ bằng cách ghim lên cửa tủ lạnh, Valentini cứ phải lải nhải hỏi: “Bố ơi, giờ này bố đang ở đâu?”
Mười một năm sau tai nạn khốc liệt, Valentini vẫn phải sống với não bộ bị chấn thương. Trong lúc trí nhớ ngắn hạn của cô cứ “lem nhem” như thế thì xem như trí nhớ dài hạn của cô đã bị xóa hoàn toàn.
Cô chỉ nhớ ngày xưa cô làm việc trong ngành quản lý các hợp đồng, nhưng không nhớ mình làm cái chi. Cô nhớ mình có thích trợt tuyết và khiêu vũ, nhưng chấm hết, vậy thôi, những cái khác thì xóa mờ, ngay cả lý do tại sao cô thich hai môn này cũng không nhớ!
Valentini nhớ “mang máng” là ngày xưa mình là người khá sắc bén, thành công và tự tin, nhưng sau đó một tai nạn xe cộ thảm khốc đã biến đổi cô gái hoàn toàn. Nhưng chi tiết về tai nạn đó thì cô không sao nhớ được.
Tại Hoa Kỳ có hơn 5.3 triệu người đang sống với các trở ngại rất to lớn vì não bộ bị chấn thương (traumatic brain injuries-TBI), theo số liệu của cơ quan Centers for Disease Control and Prevention. Kinh khủng nữa là hàng năm lại có tới gần 1.4 triệu người bị TBI vì đủ lý do, còn cap hơn con số bệnh nhân bị tim mạch nữa.
Các chuyên gia y tế gọi đó là “cơn dịch thầm lặng”, một phần có lẽ những con số lạnh lùng này không cho thấy đầy đủ tầm vóc của thảm kịch. Một TBI gây ra thiệt hại cho bệnh nhân nhưng có khi không có dấu vết gì hết bên ngoài!
Jonathan Lifshitz, Phụ Tá Giáo Sư thuộc Đại học Y Khoa Chandler Medical Center của Kentucky, cho hay: “Có khi các “thương nhân biết đi” có vẻ bình thường tỉnh táo bề ngoài, nhưng bên trong đã có tàn phá.”
Chiến tranh Iraq là một thí dụ điển hình. Các tiến bộ kỹ thuật về che chống đạn và mảnh đại bác và kỹ thuật cứu thương tân kỳ khiến cho hàng ngàn binh sĩ Mỹ thoát chết, nhưng sống với các vết thương trong đầu.
Kỳ giả Bob Woodruff của ABC News đã mang chiến tranh vào từng phòng khách Mỹ khi kể lại câu chuyện ông đã bị thương trong não ra sao vì một quả bom cài bên đường phát nổ khi ông đưa tin chiến sự từ Iraq.
Nhưng đa số bệnh nhân lại là những người ở xa vùng chiến tranh, như Valentili. Hơn 40% của TBI là hậu quả của những tai nạn xe cộ và bị thương ở đầu là nhiều nhất trong các vụ dụng xe như thế.
Theo Lifshitz, điều trái khoáy là với bao tiến bộ như airbags, seatbelts, helmets, con số bệnh nhân bị thương ở đầu không hề giảm trong 10 năm qua. Lý do lớn nhất lẽ ra các bệnh nhân này đã chết, nhưng họ vẫn sống ngắt ngoải, với các chấn thương ở đầu.
Khoa học vẫn chưa soi rọi gì hết mọi ngõ ngách, nhưng các chuyên gia đồng ý là ngay cả khi bên ngoài không có gì, thậm chí đưa vào máy scan cũng không thấy, bệnh nhân vẫn bị TBI khá nặng!
Khả năng trí nhớ bị suy giảm khá mạnh, sức chú ý giảm, các phán đoán không còn sắc nét như xưa. Đó là nhận định về bệnh nhân TBI của Keith Cicerone, Giám Đốc phân khoa Thần kinh Tâm Lý của Viện JFK Johnson Rehabilitation.
Liệu pháp chữa chạy chỉ giúp bệnh nhân “sống cùng” chấn thương, chứ không giúp phục hồi hẳn. Cicerone cho biết thảm trạng của chấn thương não là tính cách vĩnh viễn của nó, giống như mất chân tay thì vô phương mong chúng mọc trở lại!
Hồng Quang theo NBC Science