Bs Nicolas Stettler vừa xuất bản trong báo Journal of Adolescent Health, February 2007, kết quả nghiên cứu 4,500 trẻ em vị thành niên tuổi từ 12 tới 19 trong thời gian từ 1999-2002. Phỏng vấn trẻ em về 2 điểm ăn uống và hoạt động hàng ngày. Đo huyết áp và đo chỉ số trọng khối cơ thể BMI, điều chỉnh theo tuổi tác và giới tính.
Kết quả cho thấy trẻ từ 12 tới 15 tuổi bị cao huyết áp liên hệ thời gian coi truyền hình và chơi video mỗi ngày. Kết quả cho thấy chơi video và coi truyền hình (4 giờ một ngày) với chỉ số trọng khối cơ thể BMI liên hệ cao huyết áp tâm thu. Khi còn nhỏ tuổi đã bị cao huyết áp thì khi lớn lên sẽ tăng nguy cơ cao huyết áp. Hơn nữa trẻ mập phì còn bị tăng cao nguy cơ béo mập và bệnh tim mạch khi lớn tuổi.
[Chú thích: Trẻ mập do nhiều nguyên nhân như bệnh (Down), do rối loạn gene thiếu leptin, hư hại thụ thể melanocortin, do di truyền (25-85%). Nguyên nhân dinh dưỡng như thiếu bú sữa khi còn nhỏ, ít ăn trái cây, rau, chất sợi, và ngược lại thích ăn nhiều đồ ăn fast foods và uống nhiều soda. Trẻ ăn nhiều mà lại còn không chịu tập thể dục, ngồi một chỗ chơi video hay coi truyền hình hoặc chơi máy vi tính (computer).
Trong môt tường trình của Cơ Quan Sức Khỏe và Dinh Dưỡng năm 1988-1994 cho biết 26% trẻ em Mỹ coi truyền hình trong đó 33% trẻ Mễ và 43% trẻ da đen.
Trong một tường trình năm 2002 của hội Youth Media Campaign Longitudinal Survey cho biết 61.5% trẻ từ 9 tới 13 tuổi không tập thể dục.
Trẻ ít tập thể dục thuộc thành phần thiểu số, nhất là trẻ em gái, trẻ sống trong cảnh nghèo túng thiếu, bị tàn phế, trẻ sống trong những cư xá, hoặc trong những môi trường không cho phép tập thể dục bên ngoài, vì lý do khí hậu, sống trong môi trường không an toàn hay thiếu điều kiện] (Pediatrics 117: 1834, 2006).