Nhức đầu trong giấc ngủ (Hypnic headache)
Mạnh Vũ ở South Carolina:
Thưa Bác sĩ,
Không hiểu tại sao tôi cứ bị đau đầu vào khoảng nửa đêm về sáng. Ban ngày thì không sao hết. Nhưng khi đi ngủ thì cứ khoảng từ nửa đêm về sáng, có khi từ khoảng 2, 3 giờ sáng, có khi là 4, 5 giờ sáng nó đau quá không ngủ được nữa là tôi dậy. Tôi dậy đánh răng, rửa mặt, uống ly cà phê khoảng nửa tiếng, một tiếng đồng hồ sau tự nhiên nó hết.
Tôi bị bệnh này cách đây khoảng 20 năm. Hồi xưa tôi có đi bệnh viện tâm thần Biên Hòa, được làm đồ họa trên đầu, nhưng không thấy họ nói gì hết.
Hồi xưa tôi còn uống thuốc. Khoảng 5, 7 năm nay thí nó cứ đau vậy nhưng tôi dậy thì nói hết.
Xin hỏi Bác sĩ lý do tại sao và cách điều trị như thế nào.
Xin cảm ơn Bác sĩ.”
Nhức đầu trong giấc ngủ (Hypnic headache)
Tôi xin trả lời câu hỏi này với sự dè dặt thường lệ. Bịnh nhân cần được bác sĩ hỏi bịnh, khám bịnh mới đi đến được kết luận đây là bịnh gì và điều trị thích ứng. Sau đây chỉ là tin tức tổng quát về một bịnh có thể liên quan đến câu hỏi, hoàn toàn có tính cách thông tin để chúng ta cùng học hỏi.
Hội chứng đau đầu trong giấc ngủ, tiếng Anh gọi là Hypnic Headache (HH), trong đó "hypnic" có nghĩa là giấc ngủ, tương đối hiếm khi gặp, thường xảy ra ở bịnh nhân trên 50 tuổi, tuy có thể có ở người trẻ hơn. Vì bịnh hiếm, nên kiến thức về bịnh này không nhiều. Bịnh được mô tả lần đầu gần đây (1988). Tác giả NH Raskin nghiên cứu trên các bịnh nhân 67-84 tuổi. Trước đây, các nghiên cứu gợi ý HH liên hệ với giai đoạn REM sleep (giai đoạn thứ 4 của mỗi chu kỳ giấc ngủ) lúc mắt nhúc nhích rất nhanh (Rapid Eye Movements), tuy nhiên, các khảo cứu mới hơn, cho thấy HH xảy ra ở gia đoạn thứ 2 của giấc ngủ (N2), lúc mắt không nhúc nhích, sóng não bộ chậm lại. Ngoài ra MRI cho thấy chất xám trong vùng sau của hypothalamus có giảm đi ở bịnh nhân bị HH. (Theo Cutrer, UpToDate).
Lúc ngủ qua một đêm, chúng ta đi qua chừng 5 chu kỳ (cycle). Mỗi chu kỳ dài chừng 90 phút và gồm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có những hoạt động não bộ khác nhau, biểu hiện bằng những sóng (brain waves) khác nhau trên não điện đồ (EEG, electroencephalogram).
Triệu chứng:
· HH chỉ xảy ra ban đêm, lúc ngủ, thường đúng khoảng thời gian chừng 1-3 giờ sáng, cho nên còn được gọi là "đau đầu đồng hồ báo thức" (alarm clock headache),
· đau một bên đầu hay có khi 2 bên,
· đau loại bưng bưng (throbbing pain) thường gặp,
· điển hình kéo dài 30-60 phút; tuy có thể ngắn chừng 15 phút, có thể kéo dài 6 giờ,
· phụ nữ bị nhiều hơn nam giới,
· có thể có những triệu chứng đi kèm do rối loạn thần kinh tự dưỡng (autonomic nervous system) loại đối giao cảm (parasympathetic) như chảy nước mắt, nghẹt mũi, khó chịu với ánh sáng (photophobia), khó chịu, nhạy cảm với âm thanh (sonophobia),
· người bịnh có thể đi ngủ lại sau khi bớt đau, tuy nhiên có thể có cơn đau khác,
· bị 15 hay nhiều hơn cơn đau/tháng,
· tuy có bịnh nhân (hiếm) bị HH lúc ngủ ngày.
Định bịnh:
Tiêu chuẩn định bịnh của Phân Loại Quốc tế Về Rối Loạn Đau Đầu (International Classification of Headache Disorders):
· Đau âm ỉ, ê ẩm (không phải đau nhói)(dull headache).
· Chỉ lúc đang ngủ, làm bịnh nhân thức dậy.
· Có 2/3 chỉ tiêu sau đây: xảy ra 15 lần trở lên/ tháng, kéo dài trên 15 phút sau khi thức, và xảy đến lúc hoặc sau 50 tuổi.
· không có triệu chứng thần kinh tự dưỡng, hay chỉ một triệu chứng thôi (ói, sợ ánh sáng, sợ tiếng động).
· Không giải thích được bằng một rối loạn (bịnh) khác.
Các yếu tố chính là cơn đau đầu và xảy ra trong giấc ngủ, xuất hiện đều đặn, và vắng mặt những bịnh khác có thể gây đau dầu.
Do đó bác sĩ cần loại bỏ những trường hợp sau:
Đau đầu do một bịnh khác gây ra; đang dùng thuốc thì ngưng (withdrawal headache); giấc ngủ bị gián đoạn bởi những cơn nghẹt thở (sleep apnea); u bướu trong đầu (intracranial tumors); viêm động mạch thái dương (temporal arteritis).
Một lý do có thể làm nhức đầu một bên mà không đau bên kia là những bịnh như viêm khớp giữa xương hàm với xương thái dương (TMJ), đau răng hay viêm xoang, viêm thần kinh số 5 (trigeminal neuralgia), bịnh glaucoma trong đó áp suất trong tròng mắt quá cao và có thể làm hư hại thị giác, cluster headache.
Đau đầu thuộc loại khác, tuy có thể liên hệ với HH
Đa số nhức đầu mãn tính là do migraine, do căng thẳng (tension headache) hoặc do trầm cảm (depression). Nếu chẩn đoán hình ảnh như CT scan, MRI không thấy u bướu, chảy máu trong xương sọ, hoặc không thấy xương cổ có gì bất bình thường, thì chúng ta bớt phải lo về những vấn đề trên.
a) Tension headache thường gặp nhất, đàn bà nhiều 3 lần hơn đàn ông: (“nhức đầu do căng thẳng”, một phần do co thắt các bắp thịt, một phần do cách não bộ đối phó với stress). Bịnh nhân nhức đầu suốt ngày, như đầu bị bóp lại, kẹp lại (vise-like), bịnh nhân mệt mõi một cách mơ hồ, khó tập trung (poor concentration), những lúc bị stress, mệt, chói mắt hoặc ồn ào lại càng nhức đầu hơn.
b) Nhức đầu do trầm cảm (depression): nhức đầu nhiều nhất lúc sáng mới ngủ dậy, kèm theo những triệu chứng trầm cảm như chán đời, không thích làm việc, thấy mình không làm gì ra trò, không đáng gì. Có thể cần bs tâm lý (psychologist) hoặc thần kinh (psychiatrist) giúp đỡ.
c) Migraine: thường cơn đau một bên đầu, nhưng có thể cả hai bên, đau bưng bưng (throbbing pain), nhưng có thể âm ỉ, có thể kèm theo buồn nôn, không ăn ngon, mắt mờ, sợ ánh sáng hoặc tiếng động
Chữa trị:
· Uống một hai tách cà phê trước khi đi ngủ. Có thể uống viên cà phê (caffeine tablets 200 mg/viên).
· Indomethacin, thuốc chống viêm, giảm đau nhức; không an toàn cho bịnh nhân loét bao tử hay ruột.
· Lithium carbonate, cần toa bác sĩ, cần bác sĩ theo dõi mức thuốc trong máu. Lithium thường dùng chữa các triệu chứng kích thích quá độ của bịnh tâm thần lưỡng cực (manic episodes of bipolar dísorder).
· Flunarizine (Sibelium), cần toa bác sĩ, thuốc loại calcium antagonist, tác dụng trên kênh calcium (calcium channel) của tế bào, thường dùng chữa migraine.
Chúc bịnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Mạnh Vũ ở South Carolina:
Thưa Bác sĩ,
Không hiểu tại sao tôi cứ bị đau đầu vào khoảng nửa đêm về sáng. Ban ngày thì không sao hết. Nhưng khi đi ngủ thì cứ khoảng từ nửa đêm về sáng, có khi từ khoảng 2, 3 giờ sáng, có khi là 4, 5 giờ sáng nó đau quá không ngủ được nữa là tôi dậy. Tôi dậy đánh răng, rửa mặt, uống ly cà phê khoảng nửa tiếng, một tiếng đồng hồ sau tự nhiên nó hết.
Tôi bị bệnh này cách đây khoảng 20 năm. Hồi xưa tôi có đi bệnh viện tâm thần Biên Hòa, được làm đồ họa trên đầu, nhưng không thấy họ nói gì hết.
Hồi xưa tôi còn uống thuốc. Khoảng 5, 7 năm nay thí nó cứ đau vậy nhưng tôi dậy thì nói hết.
Xin hỏi Bác sĩ lý do tại sao và cách điều trị như thế nào.
Xin cảm ơn Bác sĩ.”
Nhức đầu trong giấc ngủ (Hypnic headache)
Tôi xin trả lời câu hỏi này với sự dè dặt thường lệ. Bịnh nhân cần được bác sĩ hỏi bịnh, khám bịnh mới đi đến được kết luận đây là bịnh gì và điều trị thích ứng. Sau đây chỉ là tin tức tổng quát về một bịnh có thể liên quan đến câu hỏi, hoàn toàn có tính cách thông tin để chúng ta cùng học hỏi.
Hội chứng đau đầu trong giấc ngủ, tiếng Anh gọi là Hypnic Headache (HH), trong đó "hypnic" có nghĩa là giấc ngủ, tương đối hiếm khi gặp, thường xảy ra ở bịnh nhân trên 50 tuổi, tuy có thể có ở người trẻ hơn. Vì bịnh hiếm, nên kiến thức về bịnh này không nhiều. Bịnh được mô tả lần đầu gần đây (1988). Tác giả NH Raskin nghiên cứu trên các bịnh nhân 67-84 tuổi. Trước đây, các nghiên cứu gợi ý HH liên hệ với giai đoạn REM sleep (giai đoạn thứ 4 của mỗi chu kỳ giấc ngủ) lúc mắt nhúc nhích rất nhanh (Rapid Eye Movements), tuy nhiên, các khảo cứu mới hơn, cho thấy HH xảy ra ở gia đoạn thứ 2 của giấc ngủ (N2), lúc mắt không nhúc nhích, sóng não bộ chậm lại. Ngoài ra MRI cho thấy chất xám trong vùng sau của hypothalamus có giảm đi ở bịnh nhân bị HH. (Theo Cutrer, UpToDate).
Lúc ngủ qua một đêm, chúng ta đi qua chừng 5 chu kỳ (cycle). Mỗi chu kỳ dài chừng 90 phút và gồm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có những hoạt động não bộ khác nhau, biểu hiện bằng những sóng (brain waves) khác nhau trên não điện đồ (EEG, electroencephalogram).
Triệu chứng:
· HH chỉ xảy ra ban đêm, lúc ngủ, thường đúng khoảng thời gian chừng 1-3 giờ sáng, cho nên còn được gọi là "đau đầu đồng hồ báo thức" (alarm clock headache),
· đau một bên đầu hay có khi 2 bên,
· đau loại bưng bưng (throbbing pain) thường gặp,
· điển hình kéo dài 30-60 phút; tuy có thể ngắn chừng 15 phút, có thể kéo dài 6 giờ,
· phụ nữ bị nhiều hơn nam giới,
· có thể có những triệu chứng đi kèm do rối loạn thần kinh tự dưỡng (autonomic nervous system) loại đối giao cảm (parasympathetic) như chảy nước mắt, nghẹt mũi, khó chịu với ánh sáng (photophobia), khó chịu, nhạy cảm với âm thanh (sonophobia),
· người bịnh có thể đi ngủ lại sau khi bớt đau, tuy nhiên có thể có cơn đau khác,
· bị 15 hay nhiều hơn cơn đau/tháng,
· tuy có bịnh nhân (hiếm) bị HH lúc ngủ ngày.
Định bịnh:
Tiêu chuẩn định bịnh của Phân Loại Quốc tế Về Rối Loạn Đau Đầu (International Classification of Headache Disorders):
· Đau âm ỉ, ê ẩm (không phải đau nhói)(dull headache).
· Chỉ lúc đang ngủ, làm bịnh nhân thức dậy.
· Có 2/3 chỉ tiêu sau đây: xảy ra 15 lần trở lên/ tháng, kéo dài trên 15 phút sau khi thức, và xảy đến lúc hoặc sau 50 tuổi.
· không có triệu chứng thần kinh tự dưỡng, hay chỉ một triệu chứng thôi (ói, sợ ánh sáng, sợ tiếng động).
· Không giải thích được bằng một rối loạn (bịnh) khác.
Các yếu tố chính là cơn đau đầu và xảy ra trong giấc ngủ, xuất hiện đều đặn, và vắng mặt những bịnh khác có thể gây đau dầu.
Do đó bác sĩ cần loại bỏ những trường hợp sau:
Đau đầu do một bịnh khác gây ra; đang dùng thuốc thì ngưng (withdrawal headache); giấc ngủ bị gián đoạn bởi những cơn nghẹt thở (sleep apnea); u bướu trong đầu (intracranial tumors); viêm động mạch thái dương (temporal arteritis).
Một lý do có thể làm nhức đầu một bên mà không đau bên kia là những bịnh như viêm khớp giữa xương hàm với xương thái dương (TMJ), đau răng hay viêm xoang, viêm thần kinh số 5 (trigeminal neuralgia), bịnh glaucoma trong đó áp suất trong tròng mắt quá cao và có thể làm hư hại thị giác, cluster headache.
Đau đầu thuộc loại khác, tuy có thể liên hệ với HH
Đa số nhức đầu mãn tính là do migraine, do căng thẳng (tension headache) hoặc do trầm cảm (depression). Nếu chẩn đoán hình ảnh như CT scan, MRI không thấy u bướu, chảy máu trong xương sọ, hoặc không thấy xương cổ có gì bất bình thường, thì chúng ta bớt phải lo về những vấn đề trên.
a) Tension headache thường gặp nhất, đàn bà nhiều 3 lần hơn đàn ông: (“nhức đầu do căng thẳng”, một phần do co thắt các bắp thịt, một phần do cách não bộ đối phó với stress). Bịnh nhân nhức đầu suốt ngày, như đầu bị bóp lại, kẹp lại (vise-like), bịnh nhân mệt mõi một cách mơ hồ, khó tập trung (poor concentration), những lúc bị stress, mệt, chói mắt hoặc ồn ào lại càng nhức đầu hơn.
b) Nhức đầu do trầm cảm (depression): nhức đầu nhiều nhất lúc sáng mới ngủ dậy, kèm theo những triệu chứng trầm cảm như chán đời, không thích làm việc, thấy mình không làm gì ra trò, không đáng gì. Có thể cần bs tâm lý (psychologist) hoặc thần kinh (psychiatrist) giúp đỡ.
c) Migraine: thường cơn đau một bên đầu, nhưng có thể cả hai bên, đau bưng bưng (throbbing pain), nhưng có thể âm ỉ, có thể kèm theo buồn nôn, không ăn ngon, mắt mờ, sợ ánh sáng hoặc tiếng động
Chữa trị:
· Uống một hai tách cà phê trước khi đi ngủ. Có thể uống viên cà phê (caffeine tablets 200 mg/viên).
· Indomethacin, thuốc chống viêm, giảm đau nhức; không an toàn cho bịnh nhân loét bao tử hay ruột.
· Lithium carbonate, cần toa bác sĩ, cần bác sĩ theo dõi mức thuốc trong máu. Lithium thường dùng chữa các triệu chứng kích thích quá độ của bịnh tâm thần lưỡng cực (manic episodes of bipolar dísorder).
· Flunarizine (Sibelium), cần toa bác sĩ, thuốc loại calcium antagonist, tác dụng trên kênh calcium (calcium channel) của tế bào, thường dùng chữa migraine.
Chúc bịnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Comment