Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi đáp Y học: Chứng 'nói nhiều' của người rất già

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hỏi đáp Y học: Chứng 'nói nhiều' của người rất già



    Thính giả Nguyễn Hằng, ở Úc, hỏi:

    “Thưa Bác sĩ,

    Tôi tên Nguyễn Hằng, 75 tuổi, sinh sống ở Úc Châu. Mẹ tôi 97 tuổi ở Việt Nam. Thân vật lý bà tạm được, bà có thể dùng gậy đi loanh quanh trong nhà, mặc dù cách đây 5 năm bà bị té nứt xương chân trái.
    Khoảng 1 tháng nay, bà chửi bới hầu như cả ngày lẫn đêm. Ngày đêm nói nhiều thì hôm sau mệt, bà bớt nói được 1 hôm. Cái khổ của chúng tôi là bà bị điếc nặng nên bà nói rất lớn tiếng và chửi hàng xóm không hà! (không ai tổn thương mà bà chỉ giúp bà). Chúng tôi ở vùng sâu vùng xa, không đủ phương tiện đi bác sĩ.
    Cho bà dùng thuốc ngủ, có khi ngủ có khi không ảnh hưởng (vẫn thức).
    Kính mong Bác sĩ vui lòng giúp ý kiến, chúng tôi phải làm sao?
    Tuổi già khổ quá, Bác sĩ ơi!!!
    Kính chúc bác sĩ và gia đình sức khỏe dồi dào, thân tâm an lạc để phục vụ cộng đồng.

    Trân trọng kính chào Bác sĩ.”


    Hỏi đáp Y học: Chứng 'nói nhiều' của người rất già.

    Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:

    Chứng "nói nhiều " của người rất già
    Tôi xin trả lời Bà Nguyễn Hằng ở Úc về chứng tuổi già nói nhiều và chửi nhiều. Chúng ta sẽ cố gắng đưa ra một số tin tức liên hệ và cùng học hỏi, hy vọng làm công việc đối phó bớt khó khăn hơn.
    Trong văn hoá Việt Nam, chúng ta vẫn thường cho càng già thì càng khôn. Ví dụ có câu "bảy mươi thua bảy mốt", vì người sống càng lâu thì kinh nghiệm đời càng nhiều, tích luỹ, và do đó người cao tuổi là một túi khôn cho tuổi trẻ khai thác. Người già cũng có cái nhìn xa hơn, họ dạy cho chúng ta sự khiêm tốn, nhìn theo viễn tượng của hàng năm, hàng chục năm chứ không phải chỉ căn cứ trên những điều quan sát trước mắt. Như câu nói: “Bảy mươi chưa què chớ khoe mình lành.”
    Tuy nhiên, như vị cao niên ở Úc than ở đây, "tuổi già khổ lắm", hay "lão lai, tài tận", thực tế có mặt trái của nó. Cổ nhân có câu: “Đa nam đa cụ, đa phú đa ưu, đa thọ đa nhục".
    Vậy chúng ta hãy bàn một cách khách quan về cơ sở sinh học của cái khổ đó là gì, riêng về vấn đề não bộ, là căn bản của đời sống tâm lý, tinh thần theo kiến thức y khoa hiện nay.

    Càng lớn tuổi, từ 40 tuổi trở đi, lúc mà thể tích não bộ ở điểm cao nhất, não bộ con người càng nhỏ lại. Bình thường, bộ óc người lớn nặng chừng 3 pound (1,3-1,4 kilogram). Cứ một thập niên, 10 năm, cân nặng não bộ nhẹ đi 5%. Hệ thống mạch máu nuôi dưỡng não bộ cũng bị cũ đi và không cung cấp máu và oxy đầy đủ như trước nữa. Khả năng làm việc hay hiểu biết (cognition) cũng giảm theo.
    Riêng trong não bộ, phần chất trắng (white matter) là nơi các tế bào thần kinh nối kết với nhau, những tổn thương xuất hiện càng ngày càng nhiều (WML: white matter lesions). Tế bào thần kinh (neuron) cũng nhỏ hơn trước, có lẽ là nguyên nhân chính của việc bộ óc giảm cân nặng.

    Chúng ta biết càng lớn tuổi, nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não, stroke) càng cao. Tuy nhiên, dù bệnh nhân chưa bao giờ có triệu chứng lâm sàng của đột quỵ hay những "mini-strokes", “đột quỵ thì thầm" (whispering strokes) vẫn xảy ra, làm tổn hại những vùng nho nhỏ trong não bộ, nhưng một cách kín đáo, không biểu hiện rõ ràng, qua năm tháng tích lũy lại và làm giảm cơ năng chung của não bộ. Những đột quỵ "thì thầm" có thể xảy ra trong 17% những người trên 45 tuổi, gồm những triệu chứng nhẹ, thoáng qua, mà ngay bệnh nhân không để ý đến: một nửa người yếu đi trong chốc lát, không đau đớn; tê một bên; không thấy một mắt hay 2 mắt (loss of vision, unilateral or bilateral); nửa thị trường không thấy, mất thị giác (loss of vision in half of the visual field); nghe người khác nói đột nhiên không hiểu; đột nhiên không nói được, không viết được; tuy tất cả chỉ thoáng qua (G. Howard).
    Các chất truyền dẫn thần kinh (neurotransmitters) như dopamine, serotonin, phụ trách chuyền tín hiệu từ tế bào thần kinh này qua tế bào kế tiếp cũng giảm đi nhiều. Nói chung, khả năng “máy điện toán” trong đầu chúng ta suy giảm theo năm tháng, tuy có người đến gần 100 tuổi vẫn được khen là minh mẫn.

    Bệnh Alzheimer là dạng phổ biến của bệnh lẫn (dementia), do suy thoái các tế bào thần kinh, định bệnh bằng cách chứng minh trong mô não có những mảng amyloid và trong tế bào thần kinh có những sợi protein "tau" rối, bện với nhau (amyloid plaques and intracellular “tau” protein tangles). Bệnh lẫn có nhiều nguyên nhân khác chứ không phải chỉ bệnh Alzheimer. Thoái hoá vùng trán và thái dương (frontotemporal degeneration) não bộ là nguyên nhân thường gặp thứ hai. Trầm cảm (depression) là một yếu tố quan trọng. Thiếu vitamin B12 (thường do không hấp thụ được từ thịt, sữa và cần phải chích) và suy cơ năng tuyến giáp (hypothyroidism) là 2 nguyên nhân gây dementia có thể chữa trị được.

    Ở người trên 60 tuổi, 5-7% bị chứng dementia và, tuổi càng lớn, tỷ số (prevalence) càng cao; đến 90 tuổi hết 40% người già đã mắc bệnh lẫn.

    Bây giờ, bàn về “tật nói nhiều” của người già. Một số người lớn tuổi thích nói dông dài và thường là lạc đề. Thuật ngữ dùng trong tâm lý học là OTV: “off-target verbosity”, là nhiều lời, lắm lời, nói dài dòng và lạc đề. Hoa ngữ dịch verbosity là "chuế ngôn 贅言” (lời rườm rà, thường dùng trong thư từ ).

    Một tật khác, là lời nói, hay cả hành động không thích hợp cho hoàn cảnh xã hội lúc đó (social inappropriateness). Ví dụ, chê người khác "Tại sao mập quá vậy", hay được tặng quà thì nhận xét: "Đồ này xấu quá, rẻ tiền, tôi không dùng đâu!", hay ở Mỹ hỏi một người mới gặp "Làm bao nhiêu một năm?", những điều mà theo thông lệ lịch sự ở Mỹ được xem như không thích hợp, bất lịch sự. Những hành động lời nói có thể có tính khiêu khích hơn, như chửi mắng vô cớ, hay tấn công tính dục, sờ mó, cởi áo cởi quần có thể là những biểu hiện rõ ràng hơn của bệnh lẫn.

    Để giải thích hiện tượng này, chúng ta trở về với cách làm việc của não bộ.

    1. Trí nhớ cũng như định phương hướng lúc di chuyển (navigation) được phụ trách phần lớn do 2 bộ phận hình con cá ngựa nằm phía dưới của não bộ tên là hippocampus (= con cá ngựa). Trong bệnh lẫn, người bệnh mất trí nhớ và mất phương hướng (đi lạc) một phần do hippocampus bị tổn thương, vì nhiều lý do khác nhau.

    2. Trong phần trước của não bộ (phía sau trán, frontal lobe), có những vùng phụ trách điều hành gọi là executive centers giúp cho chúng ta hoàn thành, thực hiện một việc nào đó; ví dụ phát biểu một ý kiến, nói chuyện, quan sát một vật, hồi tưởng chi tiết một kỷ niệm, sắp xếp một công việc, thực hành một điều gì mình học được trước đó. Hai cơ năng của trung tâm điều hành: tổ chức và điều tiết (organization and regulation). Ví dụ một miếng bánh kem ngon và béo rất quyến rũ người ăn và anh ta muốn ăn liền. Trong trung tâm điều hành sẽ liên lạc với kho trí nhớ, cho biết là miếng bánh chứa rất nhiều calori và mỡ, đó là giai đoạn tổ chức (organization). Sau đó, người đó sẽ quyết định mình không ăn được vì mình đang ăn kiêng, đó là phần điều hoà, tiết chế (regulation, inhibition).
    Khả năng ức chế (hay tự kiềm hãm; inhibition, inhibitory control, self-control) và trí nhớ là hai trong những yếu tố quan trọng của trung tâm điều hành của não bộ.
    Những tổn thương trong não bộ ở người già mà chúng ta mô tả ở trên có thể ảnh hưởng đến trí nhớ (memory) (ví dụ quên không nhận ra người thân, hay tưởng người điều dưỡng là vợ của mình, không nhớ đến tình cảm người ta dành cho mình), cũng như khả năng ức chế hành vi của người đó (như chửi mắng, chê bai một món quà trước mặt người cho), tạo nên hành vi không thích hợp (inappropriate behavior), hay nói dông dài, lạc đề, không thích hợp với người nghe (verbosity).
    Nói tóm lại, tuổi già có thể mang đến những thay đổi trong não bộ, nhất là về khả năng trí nhớ, khả năng tự kiềm chế, giải thích bệnh “đa ngôn, lạc đề" (OTV) và những hành vi không thích hợp của một số người già.
    Có khảo cứu cho thấy, chứng "chuế ngôn" tăng khi khả năng tri thức (hiểu biết, cognition) của bệnh nhân bị giảm sút, xuống giốc. Tuy nhiên, cùng một mức khả năng tri thức bị suy giảm, người nói nhiều, "chuế ngôn" (OTV) thích ứng tốt hơn, chứng nói nhiều của họ là một cố gắng thoát ra khỏi sự cô đơn, cố gắng tiếp cận với xã hội muốn mình không bị cô lập.

    Có thể để ý những khía cạnh sau:

    1. Cơ quan Y tế Quốc tế WHO định nghĩa sức khoẻ (health) về 3 mặt thể chất, tâm thần (mental) và xã hội.
    Người lãng tai có thể cần được giúp để họ có thể trao đổi dễ dàng hơn (ví dụ máy nghe, nói chuyện gần hơn, chậm hơn; một số người già ráy tai quá nhiều làm nghẽn lỗ tai (impacted cerumen).
    Một người già không có triệu chứng gì về thể chất có thể cần thêm những hỗ trợ về tinh thần hay xã hội. Cần có người thông cảm và đến gần, hỏi han xem các cụ cần gì, muốn gì. Những người khó chịu ("grumpy old men") thường dễ bị xa lánh, ngay cả trong gia đình, làm họ lại “chướng”, khó chịu hơn vì bực mình.
    Một số hành vi "chướng", hay tấn công người khác (aggression) có thể có căn bản thực tế: người gây gổ, chửi mắng có thể chính họ bị ăn hiếp bởi nhân viên săn sóc cho họ mà gia đình không hay biết. Thường người bệnh trở nên khó chịu, chướng đột ngột là do sức khoẻ họ có vấn đề như đau đớn, bệnh, ví dụ họ từ chối ăn vì lở miệng, đau răng, mất ngủ, không ngủ vì đi tiểu ban đêm, v.v... Người hay thọc tay vào quần có thể vì họ bị ngứa ở chỗ kín, hay bị trĩ, bón mà gia đình không hay biết.

    2. Dù ở nơi hẻo lánh, không có bác sĩ, thiết tưởng cũng có thể nhờ y tá địa phương khám bệnh, đo áp huyết,xem có đau đớn ở đau không, răng có bị hư, nhiễm trùng không, xem xét tình trạng dinh dưỡng, chế độ ăn uống có quân bình không (như không ăn thịt, uống sữa có thể thiếu vitamin B 12, xem có cần uống thêm vitamin hay không. Một số biện pháp giản dị như massage, thoa bóp, đắp khăn nóng lên chỗ đau, có thể giúp cho người già thư giản.

    3. Thuốc men có thể tác dụng trên tinh thần người bệnh: thuốc an thần, thuốc ho có các chất codeine, kháng histamine có thể làm họ bớt tỉnh táo, nhiều khi nguy hiểm.

    4. Tránh những hoàn cảnh mà người bệnh không thích, làm họ bực dọc. Nhất là trong hoàn cảnh xã hội thay đổi nhanh hiện nay, thái độ người trẻ có thể vô tình hay cố ý khiêu khích những người già quen với tôn ti trật tự hay các giá trị củ, xưa hơn; ngôn ngữ bất đồng, người trẻ không biết thưa gởi theo kiểu xưa.

    5. Người bệnh nói nhiều, khó chịu, chướng vì họ buồn chán, thấy cô đơn nên muốn lôi kéo sự chú ý của người khác. Chúng ta cần thử tự đặt mình vào trong vị trí của họ (vd ở nhà một mình, không đi ra ngoài được, bất cứ việc gì cũng cần xin phép...)

    6. Những biện pháp sau có thể có ích:
    - Có một thời biểu đều đặn trong ngày (ăn, đi bộ, ngủ...) (routine).
    - Có người thân hiện diện chung quanh.
    - Tạo cơ hội cho họ có một việc làm gì đó để tiêu khiển (làm vườn, dắt đi chơi, nghe nhạc, nghe radio/đài).
    - Tránh chỗ chật chội, dọn dẹp bớt những món lỉnh kỉnh không cần thiết.
    - Giữ lại những món đồ dùng, sách vở, vật kỷ niệm mà người già gắn bó, trân quý, mà người trẻ có thể muốn vứt đi cho gọn.
    - Dành cho các cụ một nơi êm ấm, yên tĩnh để ngủ. Chỗ ngủ ồn quá hay sáng quá có thể làm các cụ ngủ không được. Melatonin là một chất hormone do tuyến tùng (pineal gland) trong não bộ tiết ra để cơ thể kiểm soát chu kỳ thức ban ngày trời sáng và ngủ ban đêm lúc trời tối (circadian rhythm). Đến chiều tối thì lượng melatonin trong máu tăng, lên cao nhất trong đêm và giảm xuống lúc sáng sớm. Người già có thể sản xuất rất ít melatonin. Có thể nghĩ đến dùng melatonin trước khi đi ngủ để điều hoà giấc ngủ. Thuốc bán tự do trên thị trường các "phụ trợ dinh dưỡng"(nutritional supplements) ở Mỹ. Viên melatonin 3mg, 5mg. Có viên kẹo mềm 1,5mg, nếu nuốt thuốc viên không được. Phản ứng phụ đáng kể nhất là làm buồn ngủ và mơ những giấc mơ rất sống động (vivid dreams).

    7. Nói chung, người nhà hay người săn sóc cần thông cảm với nhu cầu người bệnh, cần kiên nhẫn xem các cụ muốn gì, cần gì và nhất là tránh khuynh hướng trừng phạt vì xem các cụ đã phạm lỗi và cần cho các cụ "một bài học".
    8. Về phương diện phòng ngừa bệnh lẫn, hiện nay người ta cho vấn đề kiểm soát áp huyết cao (hypertension) có kết quả rõ ràng nhất, sau đó là kiểm soát các chất mỡ cholesterol trong máu, kiểm soát bệnh tiểu đường (diabetes), giảm lượng calori tiêu thụ, ăn uống lành mạnh, ít thịt, ít mỡ động vật (mỡ "no", saturated fats), nhiều cá, dầu thực vật (vegetable oil), nhiều trái cây, rau cải, chút ít rượu và vận động cơ thể. Ngoài ra những người tiếp tục hoạt động trí óc, giao tiếp xã hội (bạn bè, nghề nghiệp) giúp bệnh lẫn xuất hiện chậm hơn.

    Chúc bệnh nhân và quý vị thính giả may mắn.

    Bác sĩ Hồ Văn Hiền


    Theo VOA
    .... Này em ơi ! Em đẹp quá đi thôi, áo học trò, trắng xóa trong hồn tôi...

  • #2
    Nguyên Văn Bài Viết Của 1PhutSuyTu View Post


    Hỏi đáp Y học: Chứng 'nói nhiều' của người rất già.


    no wonder tại sao Ế dzí anh 007 ở trên shoubox 24 hrs

    Comment


    • #3
      Nguyên Văn Bài Viết Của Bụi Đời Con View Post
      no wonder tại sao Ế dzí anh 007 ở trên shoubox 24 hrs

      Dì Bụi không có ở trên shoubox thì làm sao biết Cụ Ế, Bác HK và 7 ở đó ?

      Comment

      Working...
      X