Những điều cần đặc biệt quan tâm trong thời kỳ mang thai
2007.06.01
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Tuần trước, chúng ta đã nghe bác sĩ chuyên khoa Phạm Đặng Long Cơ trình bày các biểu hiện thay đổi về thể chất, tâm sinh lý, sức khoẻ, lẫn tinh thần nơi các thai phụ. Những điều gì cần đặc biệt kiêng cử trong quá trình mang thai? Sinh hoạt vợ chồng trong thời kỳ thai nghén nên lưu ý những điều gì?
Đó cũng là nội dung chính của chương trình hôm nay, trong câu chuyện với bác sĩ Cơ, từ California, người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản phụ khoa, và hiện đang là giám đốc Trung tâm y tế Bolsa tại Little Sài Gòn. Mời quý thính giả theo dõi:
Trà Mi: Xin được hỏi bác sĩ, khi người phụ nữa mang thai có những điều gì cần đặc biệt quan tâm tới?
Bác sĩ Cơ: Khi biết mình có mang đó là một niềm vui, người mẹ nên cảm thấy phấn khởi và ăn uống dinh dưỡng tốt vì mình đang nuôi dữơng một mầm sống. Dinh dữơng tốt thì mầm sống ấy sẽ phát triển tốt và đứa con của mình sẽ được thông minh. Chúng ta nên hiểu rằng mình nuôi con từ trong bụng mẹ.
Thứ nhất người mẹ cần phải mặc quần áo thoải mái, tránh đi giày cao gót. Chuyện vợ chồng vẫn đựơc gần nhau, nhưng nhớ là nhẹ nhàng, người chồng nên lưu ý tránh đừng đè lên bụng vợ mình để đứa bé không bị đè lên trên.
Chuyện sinh hoạt vợ chồng
Trà Mi: Nhiều người quan niệm trong lúc mang thai nên kiêng cữ chuyện sinh hoạt vợ chồng. Giới chuyên môn, như bác sĩ vừa nói, thì cho rằng điều này không nên kiêng cữ lắm. Như vậy thì thời gian nào thích hợp và thời điểm nào không thích hợp cho việc sinh hoạt vợ chồng khi người vợ mang thai?
Bác sĩ Cơ: Thực ra có nhiều người Việt Nam khi có mang thì chuyện vợ chồng kiêng cữ hoàn toàn. Đó là thời các cụ ngày xưa, nhưng thời buổi bây giờ chung đụng ở ngoài nhiều, nếu mình bắt người chồng phải kiêng cữ hoàn toàn thì đôi khi cũng ảnh hửơng đến hạnh phúc gia đình. Chúng tôi chỉ khuyên nên kiêng cữ trong các trường hợp như người mẹ bị ra máu, bị bể nước ối, khi nhau bị đóng thấp, hoặc người mẹ trước đây có tiền căn bị sinh non.
Nếu gần gũi chồng thì nên gần khoảng thời gian nào? Chúng tôi thường khuyên các sản phụ kiêng gần chồng trong tháng cuối cùng khi gần sanh, vì lúc đó thai đã nặng nề quá rồi, chẳng may bị bể nước ối thì có thể bị nhiễm trùng.
Trong ba tháng đầu khi mang thai, chúng tôi cũng khuyên thai phụ nên kiêng cữ vì khi đó cơ thể người phụ nữ cảm thấy rất khó chịu. Hơn nữa, phải qua 12 tuần lễ đầu thì mới biết đựơc là đứa bé tốt hay không. Nếu vợ chồng gần nhau, nhiều khi đụng mạnh cái thai, có thể làm hư thai. Khoảng thời gian tốt nhất mà vợ chồng có thể sinh hoạt là sau 12 tuần đến 36 tuần.
Trong thời gian mang thai có 2 vấn đề người mẹ cần quan tâm là đi làm và tập thể dục. Nếu người mẹ đang đi làm thì vẫn có thể tiếp tục công việc của mình trong thời kỳ thai nghén. Đến tháng cuối cùng có thể nghỉ. Nhớ là phải luôn luôn giữ cơ thể cho ấm, mặc quần áo thoải mái, tránh những việc gần gũi với các chất hoá học hay quang tuyến.
Nếu công việc phải tiếp xúc với các chất hoá học thì nên đeo găng tay và thay quần áo trước khi rời khỏi sở. Những người có công việc phải ngồi nhiều như thư ký, thì thỉnh thoảng nên đứng dậy đi lại, đi tiểu thường xuyên để tránh bọng đái bị đầy sẽ cấn thai nhi.
Các thai phụ không nên đi giày cao gót, không đi guốc để tránh đau lưng, nên mang các đôi sandal đế êm, bằng da. Ngoài ra, cần phải thường xuyên tập thể dục, đi bộ trong khi có mang là phương pháp thể dục tốt nhất.
Các cụ ngày xưa thường khuyên thai phụ không nên với, không đựơc trèo lên cao bởi vì khi người mẹ kéo tay lên cao như vậy sẽ làm cho thai nhi bị dằng, quật, có nguy cơ bị quấn nhau nhiều lần dẫn đến tử vong trong bụng người mẹ.
Còn động tác trèo qua có thể làm cổ tử cung nở ra, dẫn đến tình trạng đẻ non hoặc bị bể nước ối sớm. Đó là các động tác nên cẩn thận khi có mang. Ở Việt Nam, các phụ nữ khi mang thai phải di chuyển bằng xe honda cũng phải cẩn thận, bị té xe sẽ dễ bị hư thai. Thực ra, không phải bất cứ chấn động nào cũng dẫn đến hư thai vì đứa bé trong bụng người mẹ đựơc bảo vệ bằng một bọc nước rất an toàn. Tuy nhiê, nếu bị đụng xe thì nguy hiểm vô cùng, các thai phụ nên nhớ đội nón an toàn khi đi xe.
Khám thai định kỳ
Trà Mi: Các bà mẹ cần phải tuân thủ định kỳ khám thai như thế nào, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Cơ: Sau lần khám thai đầu tiên khi phát hiện có mang, chúng tôi hẹn bệnh nhân trở lại sau 2 tuần để làm các xét nghiệm xem có nhiễm trùng hay ung thư cổ tử cung, bị giang mai hay bị AIDS hay không. Nếu kết quả tốt, thì hẹn bệnh nhân cứ 4 tuần trở lại một lần. Đến tuần thứ 28 thì bệnh nhân sẽ đựơc gặp bác sĩ 2 tuần một lần.
Đến tuần thứ 36 thì mỗi tuần một lần. Từ sau tuần 40 trở đi, có thể cứ cách 2,3 ngày bệnh nhân sẽ gặp bác sĩ một lần cho đến ngày sinh. Thời kỳ sinh nở thường bắt đầu từ tuần 40 hay 41, nếu đến lúc này mà thai phụ vẫn chưa có dấu hiệu sinh thì phải truyền thuốc cho họ sinh.
Trà Mi: Bây giờ xin đựơc hỏi thăm bác sĩ về chế độ dinh dữơng cho người mẹ trong thời kỳ mang thai. Có những loại thức ăn nào cần phải kiêng cữ, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Cơ: Khuyên thai phụ không đựơc ăn cá thu, cá mập, cá mú, cá lữơi kiếm bởi vì những loại cá lớn sống lâu trên biển thì chất thuỷ ngân của chúng rất cao. Người mẹ tiêu thụ những loại cá có chất thuỷ ngân cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và trí khôn của trẻ. Người ta nghi ngờ điều này cùng với một vài yếu tố nữa dẫn đến tình trạng cháu bé sau này bị ù lì, tính tình bực mình, khó chịu, không chơi với ai cả.
Người mẹ nên uống thêm chất vôi hoặc uống sữa tươi, mỗi ngày cần uống 4 ly sữa tươi ít chất béo. Trong khi có bầu nếu người mẹ tiêu thụ nhiều chất béo sẽ dễ bị ngứa hay sạn trong túi mật. 4 ly sữa tươi mỗi ngày sẽ cung cấp đủ lựơng protein và calcium cho trẻ.
Thức ăn
Trà Mi: Có nhiều người uống sữa không hạp, thường có thói quen thay thế bằng sữa đậu nành, điều này có nên không, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Cơ: Nếu người mẹ không uống sữa đựơc thì uống calcium chứ không nên uống sữa đậu nành vì trong sữa đậu nành có chất kích thích tố nữ. Nếu uống sữa đậu nành thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bộ phận sinh dục của cháu.
Nếu cháu là con trai thì sau này dương vật của cháu có thể bị nhỏ đi, hoặc mang loại bệnh như lai lai con gái. Vì vậy, chúng tôi khuyên bệnh nhân trong lúc có mang không nên dùng sữa đậu nành hàng ngày. Mình có thể ăn đậu phụ nhưng đừng ăn nhiều, đừng ăn hàng ngày.
Trà Mi: Cũng có ý kiến cho rằng trong lúc mang thai không nên ăn đu đủ phải không ạ?
Bác sĩ Cơ: Đu đủ chứa rất nhiều vitamin A, mà trong khi có bầu không được ăn vitamin A. Ngoài đu đủ còn có những loại như xoài vàng cũng không nên ăn, dưa hấu ăn nhiều quá cũng không nên vì dưa hấu có vitamin A nhiều.
Trong khi có mang cũng không nên ăn đường nhiều quá vì chất ngọt sẽ làm cho đứa bé to lớn quá, sẽ khó sinh, đôi khi phải mổ mới lấy cháu ra được. Nhiều người thường thích sinh ra đứa bé to lớn, bụ bẫm. Người ta khám phá ra rằng nếu cháu sinh ra to quá sau này rất dễ bị tiểu đường, vì khi người mẹ có mang ăn nhiều đường thì con mới to lớn đựơc.
Đường vào trong cơ thể đứa bé sẽ kích thích lá tuỵ tạng của cháu sớm quá, và có thể sau này cháu sẽ bị tiểu đường. Trung bình một cháu bé lúc mới sinh ra phải cân nặng trên 2,5 kg và dưới 4kg thì tốt. Vì vậy người mẹ cần lưu ý ăn uống đầy đủ dinh dữơng và hợp lý.
Tăng cân
Trà Mi: Trung bình hàng tháng người mẹ nên tăng cân bao nhiêu thì đựơc coi là vừa đủ?
Bác sĩ Cơ: Thường thường mỗi tuần nên lên chừng nửa ký, một tháng lên từ 1,5kg đến 2kg là vừa.
2007.06.01
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Tuần trước, chúng ta đã nghe bác sĩ chuyên khoa Phạm Đặng Long Cơ trình bày các biểu hiện thay đổi về thể chất, tâm sinh lý, sức khoẻ, lẫn tinh thần nơi các thai phụ. Những điều gì cần đặc biệt kiêng cử trong quá trình mang thai? Sinh hoạt vợ chồng trong thời kỳ thai nghén nên lưu ý những điều gì?
Đó cũng là nội dung chính của chương trình hôm nay, trong câu chuyện với bác sĩ Cơ, từ California, người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản phụ khoa, và hiện đang là giám đốc Trung tâm y tế Bolsa tại Little Sài Gòn. Mời quý thính giả theo dõi:
Trà Mi: Xin được hỏi bác sĩ, khi người phụ nữa mang thai có những điều gì cần đặc biệt quan tâm tới?
Bác sĩ Cơ: Khi biết mình có mang đó là một niềm vui, người mẹ nên cảm thấy phấn khởi và ăn uống dinh dưỡng tốt vì mình đang nuôi dữơng một mầm sống. Dinh dữơng tốt thì mầm sống ấy sẽ phát triển tốt và đứa con của mình sẽ được thông minh. Chúng ta nên hiểu rằng mình nuôi con từ trong bụng mẹ.
Thứ nhất người mẹ cần phải mặc quần áo thoải mái, tránh đi giày cao gót. Chuyện vợ chồng vẫn đựơc gần nhau, nhưng nhớ là nhẹ nhàng, người chồng nên lưu ý tránh đừng đè lên bụng vợ mình để đứa bé không bị đè lên trên.
Chuyện sinh hoạt vợ chồng
Trà Mi: Nhiều người quan niệm trong lúc mang thai nên kiêng cữ chuyện sinh hoạt vợ chồng. Giới chuyên môn, như bác sĩ vừa nói, thì cho rằng điều này không nên kiêng cữ lắm. Như vậy thì thời gian nào thích hợp và thời điểm nào không thích hợp cho việc sinh hoạt vợ chồng khi người vợ mang thai?
Bác sĩ Cơ: Thực ra có nhiều người Việt Nam khi có mang thì chuyện vợ chồng kiêng cữ hoàn toàn. Đó là thời các cụ ngày xưa, nhưng thời buổi bây giờ chung đụng ở ngoài nhiều, nếu mình bắt người chồng phải kiêng cữ hoàn toàn thì đôi khi cũng ảnh hửơng đến hạnh phúc gia đình. Chúng tôi chỉ khuyên nên kiêng cữ trong các trường hợp như người mẹ bị ra máu, bị bể nước ối, khi nhau bị đóng thấp, hoặc người mẹ trước đây có tiền căn bị sinh non.
Nếu gần gũi chồng thì nên gần khoảng thời gian nào? Chúng tôi thường khuyên các sản phụ kiêng gần chồng trong tháng cuối cùng khi gần sanh, vì lúc đó thai đã nặng nề quá rồi, chẳng may bị bể nước ối thì có thể bị nhiễm trùng.
Trong ba tháng đầu khi mang thai, chúng tôi cũng khuyên thai phụ nên kiêng cữ vì khi đó cơ thể người phụ nữ cảm thấy rất khó chịu. Hơn nữa, phải qua 12 tuần lễ đầu thì mới biết đựơc là đứa bé tốt hay không. Nếu vợ chồng gần nhau, nhiều khi đụng mạnh cái thai, có thể làm hư thai. Khoảng thời gian tốt nhất mà vợ chồng có thể sinh hoạt là sau 12 tuần đến 36 tuần.
Trong thời gian mang thai có 2 vấn đề người mẹ cần quan tâm là đi làm và tập thể dục. Nếu người mẹ đang đi làm thì vẫn có thể tiếp tục công việc của mình trong thời kỳ thai nghén. Đến tháng cuối cùng có thể nghỉ. Nhớ là phải luôn luôn giữ cơ thể cho ấm, mặc quần áo thoải mái, tránh những việc gần gũi với các chất hoá học hay quang tuyến.
Nếu công việc phải tiếp xúc với các chất hoá học thì nên đeo găng tay và thay quần áo trước khi rời khỏi sở. Những người có công việc phải ngồi nhiều như thư ký, thì thỉnh thoảng nên đứng dậy đi lại, đi tiểu thường xuyên để tránh bọng đái bị đầy sẽ cấn thai nhi.
Các thai phụ không nên đi giày cao gót, không đi guốc để tránh đau lưng, nên mang các đôi sandal đế êm, bằng da. Ngoài ra, cần phải thường xuyên tập thể dục, đi bộ trong khi có mang là phương pháp thể dục tốt nhất.
Các cụ ngày xưa thường khuyên thai phụ không nên với, không đựơc trèo lên cao bởi vì khi người mẹ kéo tay lên cao như vậy sẽ làm cho thai nhi bị dằng, quật, có nguy cơ bị quấn nhau nhiều lần dẫn đến tử vong trong bụng người mẹ.
Còn động tác trèo qua có thể làm cổ tử cung nở ra, dẫn đến tình trạng đẻ non hoặc bị bể nước ối sớm. Đó là các động tác nên cẩn thận khi có mang. Ở Việt Nam, các phụ nữ khi mang thai phải di chuyển bằng xe honda cũng phải cẩn thận, bị té xe sẽ dễ bị hư thai. Thực ra, không phải bất cứ chấn động nào cũng dẫn đến hư thai vì đứa bé trong bụng người mẹ đựơc bảo vệ bằng một bọc nước rất an toàn. Tuy nhiê, nếu bị đụng xe thì nguy hiểm vô cùng, các thai phụ nên nhớ đội nón an toàn khi đi xe.
Khám thai định kỳ
Trà Mi: Các bà mẹ cần phải tuân thủ định kỳ khám thai như thế nào, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Cơ: Sau lần khám thai đầu tiên khi phát hiện có mang, chúng tôi hẹn bệnh nhân trở lại sau 2 tuần để làm các xét nghiệm xem có nhiễm trùng hay ung thư cổ tử cung, bị giang mai hay bị AIDS hay không. Nếu kết quả tốt, thì hẹn bệnh nhân cứ 4 tuần trở lại một lần. Đến tuần thứ 28 thì bệnh nhân sẽ đựơc gặp bác sĩ 2 tuần một lần.
Đến tuần thứ 36 thì mỗi tuần một lần. Từ sau tuần 40 trở đi, có thể cứ cách 2,3 ngày bệnh nhân sẽ gặp bác sĩ một lần cho đến ngày sinh. Thời kỳ sinh nở thường bắt đầu từ tuần 40 hay 41, nếu đến lúc này mà thai phụ vẫn chưa có dấu hiệu sinh thì phải truyền thuốc cho họ sinh.
Trà Mi: Bây giờ xin đựơc hỏi thăm bác sĩ về chế độ dinh dữơng cho người mẹ trong thời kỳ mang thai. Có những loại thức ăn nào cần phải kiêng cữ, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Cơ: Khuyên thai phụ không đựơc ăn cá thu, cá mập, cá mú, cá lữơi kiếm bởi vì những loại cá lớn sống lâu trên biển thì chất thuỷ ngân của chúng rất cao. Người mẹ tiêu thụ những loại cá có chất thuỷ ngân cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và trí khôn của trẻ. Người ta nghi ngờ điều này cùng với một vài yếu tố nữa dẫn đến tình trạng cháu bé sau này bị ù lì, tính tình bực mình, khó chịu, không chơi với ai cả.
Người mẹ nên uống thêm chất vôi hoặc uống sữa tươi, mỗi ngày cần uống 4 ly sữa tươi ít chất béo. Trong khi có bầu nếu người mẹ tiêu thụ nhiều chất béo sẽ dễ bị ngứa hay sạn trong túi mật. 4 ly sữa tươi mỗi ngày sẽ cung cấp đủ lựơng protein và calcium cho trẻ.
Thức ăn
Trà Mi: Có nhiều người uống sữa không hạp, thường có thói quen thay thế bằng sữa đậu nành, điều này có nên không, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Cơ: Nếu người mẹ không uống sữa đựơc thì uống calcium chứ không nên uống sữa đậu nành vì trong sữa đậu nành có chất kích thích tố nữ. Nếu uống sữa đậu nành thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bộ phận sinh dục của cháu.
Nếu cháu là con trai thì sau này dương vật của cháu có thể bị nhỏ đi, hoặc mang loại bệnh như lai lai con gái. Vì vậy, chúng tôi khuyên bệnh nhân trong lúc có mang không nên dùng sữa đậu nành hàng ngày. Mình có thể ăn đậu phụ nhưng đừng ăn nhiều, đừng ăn hàng ngày.
Trà Mi: Cũng có ý kiến cho rằng trong lúc mang thai không nên ăn đu đủ phải không ạ?
Bác sĩ Cơ: Đu đủ chứa rất nhiều vitamin A, mà trong khi có bầu không được ăn vitamin A. Ngoài đu đủ còn có những loại như xoài vàng cũng không nên ăn, dưa hấu ăn nhiều quá cũng không nên vì dưa hấu có vitamin A nhiều.
Trong khi có mang cũng không nên ăn đường nhiều quá vì chất ngọt sẽ làm cho đứa bé to lớn quá, sẽ khó sinh, đôi khi phải mổ mới lấy cháu ra được. Nhiều người thường thích sinh ra đứa bé to lớn, bụ bẫm. Người ta khám phá ra rằng nếu cháu sinh ra to quá sau này rất dễ bị tiểu đường, vì khi người mẹ có mang ăn nhiều đường thì con mới to lớn đựơc.
Đường vào trong cơ thể đứa bé sẽ kích thích lá tuỵ tạng của cháu sớm quá, và có thể sau này cháu sẽ bị tiểu đường. Trung bình một cháu bé lúc mới sinh ra phải cân nặng trên 2,5 kg và dưới 4kg thì tốt. Vì vậy người mẹ cần lưu ý ăn uống đầy đủ dinh dữơng và hợp lý.
Tăng cân
Trà Mi: Trung bình hàng tháng người mẹ nên tăng cân bao nhiêu thì đựơc coi là vừa đủ?
Bác sĩ Cơ: Thường thường mỗi tuần nên lên chừng nửa ký, một tháng lên từ 1,5kg đến 2kg là vừa.