Sinh lý của người mẹ trong quá trình thụ thai và mang thai
2007.05.25
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Dân số thế giới trong năm nay dự kiến sẽ tăng lên rõ rệt vì rất nhiều gia đình, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ, quyết định sinh con, bởi tin tửơng rằng 6 thập niên mới có một năm “heo vàng” cực kỳ tốt như vậy.
Để góp phần mang đến những kiến thức cần thiết cho các bà mẹ trẻ trong quá trình mang thai và sinh nở, bắt đầu từ tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý vị loạt chương trình xoay quanh chủ đề “Sức khỏe sinh sản”, với sự cộng tác của bác sĩ Phạm Đặng Long Cơ, chuyên môn sản phụ khoa nhiều năm kinh nghiệm, và cũng là giám đốc Trung Tâm Y Tế Bolsa tại miền Nam California.
Chương trình đầu tiên sẽ bàn về đề tài: “Sinh lý của người mẹ trong quá trình thụ thai và mang thai.”
Những triệu chứng
Bác sĩ Cơ: Những triệu chứng đầu tiên giúp người phụ nữ nhận biết là mình mang thai thứ nhất là tắt kinh. Khi trễ kinh thì nên nghĩ ngay là có khả năng có thai.
Thường thường, sau khi tắt kinh, người phụ nữ sẽ cảm thấy khó chịu trong người, buồn nôn, người bần thần, đôi khi thấy đau ở bụng giống như đau bao tử. Có nhiều người cảm thấy giống như hâm hấp sốt. Tất cả những triệu chứng đó cộng với sự tắt kinh thì nên nghĩ ngay là có thể mình đã có mang.
Trà Mi: Thưa bác sĩ, sự trễ kinh trong thời gian bao lâu và triệu chứng nôn mửa hoặc những cảm giác khó chịu bắt đầu xuất hiện vào thời điểm nào?
Bác sĩ Cơ: Thật ra, có nhiều người rất nhạy cảm. Trong tuần lễ đầu khi tắt kinh, họ bắt đầu cảm thấy ói mửa rồi. Khi số lượng hóc-môn của cái thai cao thì nó sẽ làm cho mình ói mửa. Như vậy mà sau tuần lễ đầu tiên, nếu thai tốt, nó sẽ làm cho mình ói mửa, khó chịu trong người.
Trà Mi: Các phương pháp thử thai an toàn và tin cậy nhất hiện nay ra sao?
Bác sĩ Cơ: Thử thai thì bây giờ người ta có thể mua các que thử ngay ở tiệm thuốc tây. Đây là phương pháp thử nứơc tiểu khi có triệu chứng tắt kinh. Nếu đến phòng mạch thì phương pháp cũng tương tự nhưng chính xác hơn, phòng hờ những trường hợp mình tự thử không chính xác nhất là thời điểm mới bắt đầu thụ thai, hay thai yếu, hay đôi khi mình thử vào lúc mình ăn các thức ăn dầu mỡ, thử vào lúc chiều tối sau khi đã ăn uống nhiều, đi tiểu nhiều, số lượng hóc-môn có thể ít đi thì thử nứơc tiểu sẽ không rõ.
Trà Mi: Như vậy thời gian nào thích hợp nhất để có thể bắt đầu các phương pháp thử thai này hầu có độ chính xác cao nhất, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Cơ: Trước đây thường thời điểm thử là sau khi tắt kinh 1 tuần lễ. Bây giờ sau khi tắt kinh 1 ngày, thử là có thể biết được rồi. Thời điểm tiến hành tốt nhất là buổi sáng sớm, khi vừa thức dậy thì thử ngay. Ở các phòng mạch, để chính xác hơn thì người ta phải lấy máu để đo lượng beta-HCG.
Săn sóc tiền sinh sản
Trà Mi: Việc săn sóc tiền sinh cho sản phụ trong những ngày đầu khi mới phát hiện mang thai ra sao?
Bác sĩ Cơ: Trong ngành sản phụ khoa chúng tôi khuyên các phụ nữ khi thấy tắt kinh, thử thai, và nghi có mang thì nên tìm đến khám ngay, càng sớm càng tốt. Bởi vì khi mình đi khám như vậy, người bác sĩ sẽ có những lời khuyên, chỉ bảo, giúp cho thai nhi phát triển tốt. Người ta phát hiện những phụ nữ khi có mang đi khám thai sớm, uống thuốc bổ thai sớm, dinh dữơng tốt, sau này cái thai có cơ hội phát triển tốt và giảm thiểu nguy cơ bị hư thai.
Trà Mi: Thể chất, tinh thần, tâm lý của sản phụ thay đổi như thế nào khi người mẹ bắt đầu mang thai, thưa bác sĩ?
Trong ngành sản phụ khoa chúng tôi khuyên các phụ nữ khi thấy tắt kinh, thử thai, và nghi có mang thì nên tìm đến khám ngay, càng sớm càng tốt. Bởi vì khi mình đi khám như vậy, người bác sĩ sẽ có những lời khuyên, chỉ bảo, giúp cho thai nhi phát triển tốt.
Bác sĩ Cơ: Thứ nhất, về thể chất, trong tháng đầu tiên, người mẹ sẽ cảm thấy buồn nôn. Một số người có thể cảm thấy đau bụng dứơi, trường hợp này đối với các bà mẹ trẻ thì ít gặp hơn những người phụ nữ lớn tuổi mới sinh con. Thứ hai, người mẹ cảm thấy sốt, nóng lạnh, căng ngực hơi khó chịu trong ba tháng đầu tiên.
Đến giai đoạn thứ nhì là từ 12 tuần trở đi đến khoảng 24 tuần, người mẹ sẽ cảm thấy thoải mái, hết ói mửa, ngực bớt căng, bụng đỡ đau, cảm thấy tự nhiên người sảng khoái lên, tức là qua thời kỳ đó thì số lượng hóc-môn người phụ nữ cảm thấy chấp nhận được. Dần dần họ thấy bụng từ từ lớn lên. Đến 20 tuần, thì sẽ thấy bụng căng đến rốn.
Nếu con so, thì bắt đầu từ 20 tuần trở đi, người mẹ sẽ thấy đứa bé động đậy trong bụng của mình. Sang tuần thứ 26 sẽ cảm thấy nó đạp. Đối với con rạ thì tuần thứ 16, người mẹ đã cảm thấy đứa nhỏ động đậy rồi. Đôi khi người mẹ bị ra rất nhiều huyết trắng, cơ thể lên ký. Sau tuần thứ 12 sẽ cảm thấy ăn được.
Đến tuần 28, ngực bắt đầu đau trở lại, người mẹ hơi bị phù thủng một chút nếu ăn mặn quá, chân tay có thể bị sưng. Nếu bị sưng ít thì không sao, nhưng nếu sưng nhiều thì cần cẩn trọng vì có những bệnh có thể làm cho mình bị sưng phù và có thể làm nguy hiểm cho tính mạng của mẹ lẫn con.
Khi thấy tay, chân, mặt bị sưng lên thì người mẹ nên đến bác sĩ khám. Bác sĩ sẽ đo bụng, thử nứơc tiểu xem có nhiều đường hay không, có chất đản bạch hay không. Nếu có một trong những cái đó thì họ sẽ thử máu và xem cách ăn uống của mình.
Ngoài ra, bác sĩ cũng đo xem người mẹ lên cân có điều hoà hay không. Bây giờ, do có nhiều người mập quá, nên bác sĩ sẽ cố gắng làm sao cho bệnh nhân đừng lên ký nhiều. Tựu chung lại, trong tất cả thời gian thai kỳ, người mẹ có thể lên được từ 10-12kg là bình thường.
Những điều cần lưu ý
Trà Mi: Ngoài những những yếu tố như bị phù thủng, còn có những yếu tố nguy cơ nào khác mà người mẹ mang thai cần lưu ý?
Bác sĩ Cơ: Trong khi mang thai, sợ nhất là thời gian đầu mới thụ thai mà người mẹ bị ra máu. Khi người mẹ bị ra máu, thứ nhất là có khả năng bị hư thai. Người mẹ nào bị hư thai đều rất buồn, nhưng điều này không nguy hiểm bằng có thai ngoài dạ con, mà triệu chứng đầu tiên của có thai ngoài dạ con là người mẹ bị ra máu và đôi khi bị đau bụng.
Có thai ngoài dạ con mà không biết là nguy cơ giết sản phụ nhiều nhất trên thế giới. Ngay cả bây giờ vẫn có rất nhiều bệnh nhân chết vì có thai ngoài dạ con. Bác sĩ đo lượng beta-HCG trong máu, nếu trên 1500 rồi mà vẫn chưa thấy có thai trong dạ con, thì chúng tôi nghi ngờ là bệnh nhân có thai ngoài dạ con.
Để an toàn cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ yêu cầu cứ cách một ngày trở lại để đo số lượng hóc-môn, chụp siêu âm mà nghi ngờ nữa thì chích thuốc cho thai ngoài dạ con tan đi, và như vậy bệnh nhân sẽ không cần mổ. Nếu có thai ngoài dạ con mà không biết, để phát triển lớn quá, chụp hình thấy to trên 3cm và số lượng hóc-môn trên 100 ngàn thì phải tiến hành mổ, có thể mổ qua rốn, nội soi qua rốn để mở ống trứng lấy thai ra.
Người mẹ vẫn còn ống trứng sau này vẫn có thể thụ thai qua ống dẫn trứng đó được. Nếu người mẹ mang thai mà cảm thấy đau bụng và chảy máu, đó là triệu chứng đáng lo ngại, phải đi khám ngay.
Trà Mi: Làm thế nào để tránh những nguy cơ đó, thưa bác sĩ? Người mẹ cần lưu ý sức khoẻ như thế nào khi mang thai?
Bác sĩ Cơ: Trước khi có bầu, nếu chẳng may vì lý do nào đó mà người phụ nữ bị nhiễm trùng nơi âm đạo, như bệnh hoa liễu hay mắc phải con vi trùng Clamydia chẳng hạn, thì đó là yếu tố dễ gây tình trạng có thai ngoài dạ con sau này. Nếu người vợ hay chồng quan hệ tình dục bừa bãi thì đa số dễ mắc các loại vi trùng này.
Ở Mỹ, tất cả thiếu nữ 16 tuổi trở lên khi đến phòng mạch khám đều được thử loại vi trùng đó. Muốn tránh được nguy cơ có thai ngoài dạ con, cần nhất là tránh quan hệ tình dục bừa bãi. Nếu có, phải dùng bao cao su để tránh các bệnh nhiễm trùng đường tình dục. Ngoài ra, cần đi khám phụ khoa hàng năm để được xét nghiệm.
Phụ nữ đã có quan hệ tình dục thì bác sĩ sẽ cấy ngay trong cổ tử cung thì sẽ phát hiện vi trùng. Còn những cô gái chưa quan hệ tình dục thì bác sĩ sẽ cho thử nứơc tiểu. Nếu bị vi trùng Clamydia thì chữa ngay tức khắc thì sẽ hết. Sau khi chữa trị, cần cẩn thận trong quan hệ tình dục thì vi trùng Clamydia sẽ không trở lại.
Nhiều khi, các phụ nữ Việt Nam không bị nhiễm trùng, nhưng do người chồng đi chơi bên ngoài cũng có thể mang về lây sang cho vợ con vi trùng này. Vì vậy, tốt nhất vợ chồng cứơi nhau nên đi khám sức khoẻ xem có bị rubella, sởi đức, bị giang mai, hay bị AIDS hay không.
Chế độ làm việc, nghỉ ngơi
Người mẹ mang thai vẫn có thể đi làm như thường. Trường hợp trong 3 tháng đầu tiên, đôi khi thai phụ ói mửa nhiều quá, quá mệt mỏi, xuống ký không thể đi làm được, thì chúng tôi khuyên nên nghỉ ngơi đến khi khôi phục lại sức khoẻ thì mới đi làm. Thật ra, những người mẹ đang đi làm thì ít ỏi mửa hơn những người không phải đi làm.
Bác sĩ Cơ
Trà Mi: Chế độ làm việc, nghỉ ngơi khi mang thai như thế nào, xin bác sĩ vài lời khuyên?
Bác sĩ Cơ: Người mẹ mang thai vẫn có thể đi làm như thường. Trường hợp trong 3 tháng đầu tiên, đôi khi thai phụ ói mửa nhiều quá, quá mệt mỏi, xuống ký không thể đi làm được, thì chúng tôi khuyên nên nghỉ ngơi đến khi khôi phục lại sức khoẻ thì mới đi làm. Thật ra, những người mẹ đang đi làm thì ít ỏi mửa hơn những người không phải đi làm.
Trà Mi: Trong trường hợp người mẹ vẫn đi làm trong suốt thời gian mang thai, thì cần phải nghỉ ngơi bao lâu trứơc và sau khi sanh?
Bác sĩ Cơ: Theo nguyên tắc bên Hoa Kỳ, ở đây mang tính khoa học chứ không phải người Mỹ khác người Việt, thì người mẹ có thể đi làm tới 2 tuần trứơc khi sanh, và sau khi sanh xong được nghỉ 1 tháng đến 1 tháng rưỡi.
Trong khi đi làm nếu mình có những triệu chứng sợ bị sanh non, ra máu, không lên ký được, hoặc bào thai quá nhỏ, không phát triển nhiều, thì bác sĩ cũng bắt bệnh nhân phải nghỉ sớm. Hoặc đôi khi bệnh nhân đi làm stress từ công việc làm cao quá, chúng tôi cũng khuyên bệnh nhân nghỉ sớm.
Các bệnh nhân làm việc trong môi trường có các chất hoá hoạc bay hơi như Benzen, alcohol, hay clorine, bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân nghỉ sớm. Trong những môi trường làm việc kỹ nghệ có những chất phóng xạ, bệnh nhân cũng nên nghỉ sớm.
2007.05.25
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Dân số thế giới trong năm nay dự kiến sẽ tăng lên rõ rệt vì rất nhiều gia đình, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ, quyết định sinh con, bởi tin tửơng rằng 6 thập niên mới có một năm “heo vàng” cực kỳ tốt như vậy.
Để góp phần mang đến những kiến thức cần thiết cho các bà mẹ trẻ trong quá trình mang thai và sinh nở, bắt đầu từ tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý vị loạt chương trình xoay quanh chủ đề “Sức khỏe sinh sản”, với sự cộng tác của bác sĩ Phạm Đặng Long Cơ, chuyên môn sản phụ khoa nhiều năm kinh nghiệm, và cũng là giám đốc Trung Tâm Y Tế Bolsa tại miền Nam California.
Chương trình đầu tiên sẽ bàn về đề tài: “Sinh lý của người mẹ trong quá trình thụ thai và mang thai.”
Những triệu chứng
Bác sĩ Cơ: Những triệu chứng đầu tiên giúp người phụ nữ nhận biết là mình mang thai thứ nhất là tắt kinh. Khi trễ kinh thì nên nghĩ ngay là có khả năng có thai.
Thường thường, sau khi tắt kinh, người phụ nữ sẽ cảm thấy khó chịu trong người, buồn nôn, người bần thần, đôi khi thấy đau ở bụng giống như đau bao tử. Có nhiều người cảm thấy giống như hâm hấp sốt. Tất cả những triệu chứng đó cộng với sự tắt kinh thì nên nghĩ ngay là có thể mình đã có mang.
Trà Mi: Thưa bác sĩ, sự trễ kinh trong thời gian bao lâu và triệu chứng nôn mửa hoặc những cảm giác khó chịu bắt đầu xuất hiện vào thời điểm nào?
Bác sĩ Cơ: Thật ra, có nhiều người rất nhạy cảm. Trong tuần lễ đầu khi tắt kinh, họ bắt đầu cảm thấy ói mửa rồi. Khi số lượng hóc-môn của cái thai cao thì nó sẽ làm cho mình ói mửa. Như vậy mà sau tuần lễ đầu tiên, nếu thai tốt, nó sẽ làm cho mình ói mửa, khó chịu trong người.
Trà Mi: Các phương pháp thử thai an toàn và tin cậy nhất hiện nay ra sao?
Bác sĩ Cơ: Thử thai thì bây giờ người ta có thể mua các que thử ngay ở tiệm thuốc tây. Đây là phương pháp thử nứơc tiểu khi có triệu chứng tắt kinh. Nếu đến phòng mạch thì phương pháp cũng tương tự nhưng chính xác hơn, phòng hờ những trường hợp mình tự thử không chính xác nhất là thời điểm mới bắt đầu thụ thai, hay thai yếu, hay đôi khi mình thử vào lúc mình ăn các thức ăn dầu mỡ, thử vào lúc chiều tối sau khi đã ăn uống nhiều, đi tiểu nhiều, số lượng hóc-môn có thể ít đi thì thử nứơc tiểu sẽ không rõ.
Trà Mi: Như vậy thời gian nào thích hợp nhất để có thể bắt đầu các phương pháp thử thai này hầu có độ chính xác cao nhất, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Cơ: Trước đây thường thời điểm thử là sau khi tắt kinh 1 tuần lễ. Bây giờ sau khi tắt kinh 1 ngày, thử là có thể biết được rồi. Thời điểm tiến hành tốt nhất là buổi sáng sớm, khi vừa thức dậy thì thử ngay. Ở các phòng mạch, để chính xác hơn thì người ta phải lấy máu để đo lượng beta-HCG.
Săn sóc tiền sinh sản
Trà Mi: Việc săn sóc tiền sinh cho sản phụ trong những ngày đầu khi mới phát hiện mang thai ra sao?
Bác sĩ Cơ: Trong ngành sản phụ khoa chúng tôi khuyên các phụ nữ khi thấy tắt kinh, thử thai, và nghi có mang thì nên tìm đến khám ngay, càng sớm càng tốt. Bởi vì khi mình đi khám như vậy, người bác sĩ sẽ có những lời khuyên, chỉ bảo, giúp cho thai nhi phát triển tốt. Người ta phát hiện những phụ nữ khi có mang đi khám thai sớm, uống thuốc bổ thai sớm, dinh dữơng tốt, sau này cái thai có cơ hội phát triển tốt và giảm thiểu nguy cơ bị hư thai.
Trà Mi: Thể chất, tinh thần, tâm lý của sản phụ thay đổi như thế nào khi người mẹ bắt đầu mang thai, thưa bác sĩ?
Trong ngành sản phụ khoa chúng tôi khuyên các phụ nữ khi thấy tắt kinh, thử thai, và nghi có mang thì nên tìm đến khám ngay, càng sớm càng tốt. Bởi vì khi mình đi khám như vậy, người bác sĩ sẽ có những lời khuyên, chỉ bảo, giúp cho thai nhi phát triển tốt.
Bác sĩ Cơ: Thứ nhất, về thể chất, trong tháng đầu tiên, người mẹ sẽ cảm thấy buồn nôn. Một số người có thể cảm thấy đau bụng dứơi, trường hợp này đối với các bà mẹ trẻ thì ít gặp hơn những người phụ nữ lớn tuổi mới sinh con. Thứ hai, người mẹ cảm thấy sốt, nóng lạnh, căng ngực hơi khó chịu trong ba tháng đầu tiên.
Đến giai đoạn thứ nhì là từ 12 tuần trở đi đến khoảng 24 tuần, người mẹ sẽ cảm thấy thoải mái, hết ói mửa, ngực bớt căng, bụng đỡ đau, cảm thấy tự nhiên người sảng khoái lên, tức là qua thời kỳ đó thì số lượng hóc-môn người phụ nữ cảm thấy chấp nhận được. Dần dần họ thấy bụng từ từ lớn lên. Đến 20 tuần, thì sẽ thấy bụng căng đến rốn.
Nếu con so, thì bắt đầu từ 20 tuần trở đi, người mẹ sẽ thấy đứa bé động đậy trong bụng của mình. Sang tuần thứ 26 sẽ cảm thấy nó đạp. Đối với con rạ thì tuần thứ 16, người mẹ đã cảm thấy đứa nhỏ động đậy rồi. Đôi khi người mẹ bị ra rất nhiều huyết trắng, cơ thể lên ký. Sau tuần thứ 12 sẽ cảm thấy ăn được.
Đến tuần 28, ngực bắt đầu đau trở lại, người mẹ hơi bị phù thủng một chút nếu ăn mặn quá, chân tay có thể bị sưng. Nếu bị sưng ít thì không sao, nhưng nếu sưng nhiều thì cần cẩn trọng vì có những bệnh có thể làm cho mình bị sưng phù và có thể làm nguy hiểm cho tính mạng của mẹ lẫn con.
Khi thấy tay, chân, mặt bị sưng lên thì người mẹ nên đến bác sĩ khám. Bác sĩ sẽ đo bụng, thử nứơc tiểu xem có nhiều đường hay không, có chất đản bạch hay không. Nếu có một trong những cái đó thì họ sẽ thử máu và xem cách ăn uống của mình.
Ngoài ra, bác sĩ cũng đo xem người mẹ lên cân có điều hoà hay không. Bây giờ, do có nhiều người mập quá, nên bác sĩ sẽ cố gắng làm sao cho bệnh nhân đừng lên ký nhiều. Tựu chung lại, trong tất cả thời gian thai kỳ, người mẹ có thể lên được từ 10-12kg là bình thường.
Những điều cần lưu ý
Trà Mi: Ngoài những những yếu tố như bị phù thủng, còn có những yếu tố nguy cơ nào khác mà người mẹ mang thai cần lưu ý?
Bác sĩ Cơ: Trong khi mang thai, sợ nhất là thời gian đầu mới thụ thai mà người mẹ bị ra máu. Khi người mẹ bị ra máu, thứ nhất là có khả năng bị hư thai. Người mẹ nào bị hư thai đều rất buồn, nhưng điều này không nguy hiểm bằng có thai ngoài dạ con, mà triệu chứng đầu tiên của có thai ngoài dạ con là người mẹ bị ra máu và đôi khi bị đau bụng.
Có thai ngoài dạ con mà không biết là nguy cơ giết sản phụ nhiều nhất trên thế giới. Ngay cả bây giờ vẫn có rất nhiều bệnh nhân chết vì có thai ngoài dạ con. Bác sĩ đo lượng beta-HCG trong máu, nếu trên 1500 rồi mà vẫn chưa thấy có thai trong dạ con, thì chúng tôi nghi ngờ là bệnh nhân có thai ngoài dạ con.
Để an toàn cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ yêu cầu cứ cách một ngày trở lại để đo số lượng hóc-môn, chụp siêu âm mà nghi ngờ nữa thì chích thuốc cho thai ngoài dạ con tan đi, và như vậy bệnh nhân sẽ không cần mổ. Nếu có thai ngoài dạ con mà không biết, để phát triển lớn quá, chụp hình thấy to trên 3cm và số lượng hóc-môn trên 100 ngàn thì phải tiến hành mổ, có thể mổ qua rốn, nội soi qua rốn để mở ống trứng lấy thai ra.
Người mẹ vẫn còn ống trứng sau này vẫn có thể thụ thai qua ống dẫn trứng đó được. Nếu người mẹ mang thai mà cảm thấy đau bụng và chảy máu, đó là triệu chứng đáng lo ngại, phải đi khám ngay.
Trà Mi: Làm thế nào để tránh những nguy cơ đó, thưa bác sĩ? Người mẹ cần lưu ý sức khoẻ như thế nào khi mang thai?
Bác sĩ Cơ: Trước khi có bầu, nếu chẳng may vì lý do nào đó mà người phụ nữ bị nhiễm trùng nơi âm đạo, như bệnh hoa liễu hay mắc phải con vi trùng Clamydia chẳng hạn, thì đó là yếu tố dễ gây tình trạng có thai ngoài dạ con sau này. Nếu người vợ hay chồng quan hệ tình dục bừa bãi thì đa số dễ mắc các loại vi trùng này.
Ở Mỹ, tất cả thiếu nữ 16 tuổi trở lên khi đến phòng mạch khám đều được thử loại vi trùng đó. Muốn tránh được nguy cơ có thai ngoài dạ con, cần nhất là tránh quan hệ tình dục bừa bãi. Nếu có, phải dùng bao cao su để tránh các bệnh nhiễm trùng đường tình dục. Ngoài ra, cần đi khám phụ khoa hàng năm để được xét nghiệm.
Phụ nữ đã có quan hệ tình dục thì bác sĩ sẽ cấy ngay trong cổ tử cung thì sẽ phát hiện vi trùng. Còn những cô gái chưa quan hệ tình dục thì bác sĩ sẽ cho thử nứơc tiểu. Nếu bị vi trùng Clamydia thì chữa ngay tức khắc thì sẽ hết. Sau khi chữa trị, cần cẩn thận trong quan hệ tình dục thì vi trùng Clamydia sẽ không trở lại.
Nhiều khi, các phụ nữ Việt Nam không bị nhiễm trùng, nhưng do người chồng đi chơi bên ngoài cũng có thể mang về lây sang cho vợ con vi trùng này. Vì vậy, tốt nhất vợ chồng cứơi nhau nên đi khám sức khoẻ xem có bị rubella, sởi đức, bị giang mai, hay bị AIDS hay không.
Chế độ làm việc, nghỉ ngơi
Người mẹ mang thai vẫn có thể đi làm như thường. Trường hợp trong 3 tháng đầu tiên, đôi khi thai phụ ói mửa nhiều quá, quá mệt mỏi, xuống ký không thể đi làm được, thì chúng tôi khuyên nên nghỉ ngơi đến khi khôi phục lại sức khoẻ thì mới đi làm. Thật ra, những người mẹ đang đi làm thì ít ỏi mửa hơn những người không phải đi làm.
Bác sĩ Cơ
Trà Mi: Chế độ làm việc, nghỉ ngơi khi mang thai như thế nào, xin bác sĩ vài lời khuyên?
Bác sĩ Cơ: Người mẹ mang thai vẫn có thể đi làm như thường. Trường hợp trong 3 tháng đầu tiên, đôi khi thai phụ ói mửa nhiều quá, quá mệt mỏi, xuống ký không thể đi làm được, thì chúng tôi khuyên nên nghỉ ngơi đến khi khôi phục lại sức khoẻ thì mới đi làm. Thật ra, những người mẹ đang đi làm thì ít ỏi mửa hơn những người không phải đi làm.
Trà Mi: Trong trường hợp người mẹ vẫn đi làm trong suốt thời gian mang thai, thì cần phải nghỉ ngơi bao lâu trứơc và sau khi sanh?
Bác sĩ Cơ: Theo nguyên tắc bên Hoa Kỳ, ở đây mang tính khoa học chứ không phải người Mỹ khác người Việt, thì người mẹ có thể đi làm tới 2 tuần trứơc khi sanh, và sau khi sanh xong được nghỉ 1 tháng đến 1 tháng rưỡi.
Trong khi đi làm nếu mình có những triệu chứng sợ bị sanh non, ra máu, không lên ký được, hoặc bào thai quá nhỏ, không phát triển nhiều, thì bác sĩ cũng bắt bệnh nhân phải nghỉ sớm. Hoặc đôi khi bệnh nhân đi làm stress từ công việc làm cao quá, chúng tôi cũng khuyên bệnh nhân nghỉ sớm.
Các bệnh nhân làm việc trong môi trường có các chất hoá hoạc bay hơi như Benzen, alcohol, hay clorine, bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân nghỉ sớm. Trong những môi trường làm việc kỹ nghệ có những chất phóng xạ, bệnh nhân cũng nên nghỉ sớm.