Một người ở Ontario bỗng dưng bị tê liệt rồi ngất đi. Bạn cũng cần phải quan tâm đến chứng bệnh của người này.
Vào một buổi sáng năm 2012, ông Peter Chaban đến từ Toronto, Canada đang rửa ly trong bếp, nước chảy qua tay nhưng ông không cảm nhận được. Ngay sau đó, nửa trái cơ thể ông hoàn toàn tê liệt, không cử động được, cả người ngã xuống.
(ảnh minh họa, qua NasılKolay.com)
Theo CTV đưa tin, xe cứu thương nhanh chóng đến căn nhà nghỉ dưỡng của ông Chaban ở gần Collingwood, Ontario. Họ phát hiện ông đã hồi phục tri giác. Ông được đưa vào một bệnh viện địa phương, bác sĩ cho biết ông bị thiếu máu não tạm thời (TIA), hay còn gọi là “đột quỵ thầm lặng” (Silent strokes). Khi ông Chaban quay về bệnh viện ở Toronto để chụp cộng hưởng từ, bác sĩ cũng đưa ra kết luận tương tự.
Khi được phỏng vấn, ông Chaban năm nay 64 tuổi cho biết, ông từng làm nghiên cứu ở một bệnh viện nhi ở Toronto, đã về hưu 3 năm trước. Ông nói trước đây mình chưa từng có bất cứ triệu chứng nào, dù là khi làm việc hay sau khi nghỉ hưu. Bình thường ông cũng luôn tích cực tập thể thao, thường xuyên đi trượt tuyết, chơi golf, vài năm trước còn từng chơi tennis, tình trạng sức khỏe luôn rất tốt, không ngờ lại bị “đột quỵ thầm lặng”.
“Đột quỵ thầm lặng” thường xảy ra ở người trung niên, tỉ lệ bị “đột quỵ thầm lặng” ở nhóm người 50 tuổi, 70 tuổi và 80 tuổi lần lượt là 7%, 15% và 25%.
Tiến sĩ thần kinh học Gustavo Saposnik đến từ bệnh viện St. Michael ở Toronto cho biết, tuy “đột quỵ thầm lặng” có thể sẽ không dẫn đến bất cứ trở ngại nào, nhưng vẫn cần phải chú ý, bởi vì nó làm tăng nguy cơ đột quỵ thật sự trong tương lai.
Trong nhóm người 50 tuổi, có 7% sẽ bị “đột quỵ thầm lặng”. Trong ảnh là chuyên gia thần kinh Gustavo Saposnik.
Triệu chứng đột quỵ thầm lặng
Y học gọi “đột quỵ thầm lặng” là “thiếu máu não tạm thời”, dễ xuất hiện ở các bệnh nhân bị cao huyết áp, cholesterol cao hoặc đường huyết cao. Triệu chứng là: đột nhiên cảm thấy tay chân tê không có sức, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, nói ngọng hoặc đột ngột mất cảm giác thăng bằng, kéo dài liên tục từ vài phút đến 1 tiếng, sẽ hoàn toàn biến mất trong vòng 24 tiếng.
Méo mắt, méo miệng
Miệng và mắt đột nhiên bị méo, khóe miệng chảy nước bọt, nói năng không rõ ràng, nhả chữ khó khăn, không nói được hoặc nói năng lung tung, nuốt khó khăn, một bên cơ thể mất sức hoặc cử động không linh hoạt, đi đứng không vững hoặc đột nhiên té ngã.
Đau đầu chóng mặt
Đột nhiên bị đau đầu, chóng mặt, thậm chí buồn nôn hoặc kiểu đau đầu chóng mặt không giống bình thường, nặng hơn hoặc từ thỉnh thoảng trở thành liên tục.
Cơ thể tê liệt
Mặt, lưỡi, môi hoặc cơ thể bị tê, hoa mắt hoặc tạm thời không nhìn rõ, ù tai hoặc thay đổi thính lực.
Mất ý thức
Tinh thần ủ rũ, buồn ngủ hoặc mê man cả ngày. Tính cách khác thường, đột nhiên trở nên trầm tĩnh, biểu cảm lạnh nhạt, hành động chậm chạp hoặc nói nhiều dễ cáu, xuất hiện hiện tượng mất ý thức tạm thời.
Đuối sức, nôn ói
Cả người mất sức, đổ mồ hôi, hạ nhiệt, tức ngực, tim đập nhanh hoặc đột nhiên nôn ói v.v.
Tay cầm đồ vật bị rơi
Cứng cổ khi quay đầu, đột nhiên cảm thấy tay mất sức, làm rơi đồ vật đang cầm. Ví dụ: Khi thầy giáo lật sách, xoay đầu giảng bài cho học sinh, đột nhiên làm rơi phấn trong tay, một hai phút sau sẽ hồi phục. Đây là do khi xoay đầu, động mạch cảnh đã bị xơ cứng lại càng hẹp thêm, không đủ máu lên não, xuất hiện đột quỵ thầm lặng.
Những triệu chứng đột quỵ thầm lặng này không nhất định đều phải xuất hiện hết, nhưng chỉ cần có một trong số những triệu chứng này xuất hiện thì chính là lời cảnh báo đột quỵ đối với người trung niên, phải đặc biệt cảnh giác.
Lúc này, nên để bệnh nhân yên tĩnh, đưa ngay đến giường nghỉ ngơi, tránh căng thẳng tinh thần, cố gắng ít di chuyển, tốt nhất là chữa trị tại chỗ. Sau khi được cấp cứu nhanh thì phải nhanh chóng đưa vào bệnh viện, tránh hoảng loạn.
Làm thế nào để dự phòng đột quỵ thầm lặng?
1. Kịp thời chữa trị những bệnh có thể dẫn đến đột quỵ như xơ vữa động mạch, tiểu đường, bệnh tim mạch vành, cholesterol cao, hội chứng máu quá đậm đặc, bệnh béo phì, thoái hóa đốt sống cổ v.v.
Cao huyết áp là yếu tố nguy hiểm nhất gây đột quỵ và cũng là điểm mấu chốt để dự phòng đột quỵ. Cần phải kiểm soát huyết áp, kiên trì chữa trị và quan sát tình hình lên xuống huyết áp để kịp thời xử lý.
2. Chú ý triệu chứng báo trước đột quỵ như chóng mặt, đau đầu, tê liệt, ủ rũ buồn ngủ, đổi tính. Một khi xảy ra đột quỵ thầm lặng thì nên kịp thời tìm đến bác sĩ.
3. Loại bỏ nguyên nhân gây đột quỵ như biến động tâm lý, quá mệt mỏi, quá sức… Phải chú ý tâm trạng, giữ tinh thần vui vẻ, tâm lý ổn định. Nâng cao cách sống khỏe mạnh, sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý. Giữ cho việc bài tiết dễ dàng, tránh làm huyết áp tăng cao dẫn đến bệnh mạch máu não do dùng nhiều sức khi đi vệ sinh.
4. Ăn uống hợp lý, chú ý ăn ít muối, ít chất béo, ít cholesterol, ăn nhiều chế phẩm từ đậu, rau củ và trái cây, bỏ thuốc lá, rượu bia. Mỗi tuần ít nhất ăn cá ba lần, đặc biệt là các loại cá có chứa axit béo omega 3 hoặc dùng thêm dầu cá. Axit béo omega 3 có thể điều tiết trạng thái máu, ngăn hình thành huyết khối, từ đó phòng tránh nhồi máu não.
5. Khi ra ngoài tập thể thao (đặc biệt là người lớn tuổi) nên chú ý giữ ấm. Nên từ từ thích ứng nhiệt độ môi trường trong nhà, điều chỉnh nhiệt đột điều hòa trong nhà, không nên quá cao, tránh đột ngột thay đổi từ nhiệt độ cao trong nhà sang nhiệt độ thấp ngoài trời.
Ngoài ra, bệnh nhân đột quỵ thông thường nên chú ý giữ ấm, phòng cảm lạnh; đừng suy nghĩ quá nhiều; khi ra ngoài nên cẩn thận hơn, tránh té ngã; nên chậm rãi khi làm những động tác thường ngày như rời khỏi giường, cúi đầu thắt dây giày… không nên tắm quá lâu.
Vào một buổi sáng năm 2012, ông Peter Chaban đến từ Toronto, Canada đang rửa ly trong bếp, nước chảy qua tay nhưng ông không cảm nhận được. Ngay sau đó, nửa trái cơ thể ông hoàn toàn tê liệt, không cử động được, cả người ngã xuống.
(ảnh minh họa, qua NasılKolay.com)
Theo CTV đưa tin, xe cứu thương nhanh chóng đến căn nhà nghỉ dưỡng của ông Chaban ở gần Collingwood, Ontario. Họ phát hiện ông đã hồi phục tri giác. Ông được đưa vào một bệnh viện địa phương, bác sĩ cho biết ông bị thiếu máu não tạm thời (TIA), hay còn gọi là “đột quỵ thầm lặng” (Silent strokes). Khi ông Chaban quay về bệnh viện ở Toronto để chụp cộng hưởng từ, bác sĩ cũng đưa ra kết luận tương tự.
Khi được phỏng vấn, ông Chaban năm nay 64 tuổi cho biết, ông từng làm nghiên cứu ở một bệnh viện nhi ở Toronto, đã về hưu 3 năm trước. Ông nói trước đây mình chưa từng có bất cứ triệu chứng nào, dù là khi làm việc hay sau khi nghỉ hưu. Bình thường ông cũng luôn tích cực tập thể thao, thường xuyên đi trượt tuyết, chơi golf, vài năm trước còn từng chơi tennis, tình trạng sức khỏe luôn rất tốt, không ngờ lại bị “đột quỵ thầm lặng”.
“Đột quỵ thầm lặng” thường xảy ra ở người trung niên, tỉ lệ bị “đột quỵ thầm lặng” ở nhóm người 50 tuổi, 70 tuổi và 80 tuổi lần lượt là 7%, 15% và 25%.
Tiến sĩ thần kinh học Gustavo Saposnik đến từ bệnh viện St. Michael ở Toronto cho biết, tuy “đột quỵ thầm lặng” có thể sẽ không dẫn đến bất cứ trở ngại nào, nhưng vẫn cần phải chú ý, bởi vì nó làm tăng nguy cơ đột quỵ thật sự trong tương lai.
Trong nhóm người 50 tuổi, có 7% sẽ bị “đột quỵ thầm lặng”. Trong ảnh là chuyên gia thần kinh Gustavo Saposnik.
Triệu chứng đột quỵ thầm lặng
Y học gọi “đột quỵ thầm lặng” là “thiếu máu não tạm thời”, dễ xuất hiện ở các bệnh nhân bị cao huyết áp, cholesterol cao hoặc đường huyết cao. Triệu chứng là: đột nhiên cảm thấy tay chân tê không có sức, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, nói ngọng hoặc đột ngột mất cảm giác thăng bằng, kéo dài liên tục từ vài phút đến 1 tiếng, sẽ hoàn toàn biến mất trong vòng 24 tiếng.
Méo mắt, méo miệng
Miệng và mắt đột nhiên bị méo, khóe miệng chảy nước bọt, nói năng không rõ ràng, nhả chữ khó khăn, không nói được hoặc nói năng lung tung, nuốt khó khăn, một bên cơ thể mất sức hoặc cử động không linh hoạt, đi đứng không vững hoặc đột nhiên té ngã.
Đau đầu chóng mặt
Đột nhiên bị đau đầu, chóng mặt, thậm chí buồn nôn hoặc kiểu đau đầu chóng mặt không giống bình thường, nặng hơn hoặc từ thỉnh thoảng trở thành liên tục.
Cơ thể tê liệt
Mặt, lưỡi, môi hoặc cơ thể bị tê, hoa mắt hoặc tạm thời không nhìn rõ, ù tai hoặc thay đổi thính lực.
Mất ý thức
Tinh thần ủ rũ, buồn ngủ hoặc mê man cả ngày. Tính cách khác thường, đột nhiên trở nên trầm tĩnh, biểu cảm lạnh nhạt, hành động chậm chạp hoặc nói nhiều dễ cáu, xuất hiện hiện tượng mất ý thức tạm thời.
Đuối sức, nôn ói
Cả người mất sức, đổ mồ hôi, hạ nhiệt, tức ngực, tim đập nhanh hoặc đột nhiên nôn ói v.v.
Tay cầm đồ vật bị rơi
Cứng cổ khi quay đầu, đột nhiên cảm thấy tay mất sức, làm rơi đồ vật đang cầm. Ví dụ: Khi thầy giáo lật sách, xoay đầu giảng bài cho học sinh, đột nhiên làm rơi phấn trong tay, một hai phút sau sẽ hồi phục. Đây là do khi xoay đầu, động mạch cảnh đã bị xơ cứng lại càng hẹp thêm, không đủ máu lên não, xuất hiện đột quỵ thầm lặng.
Những triệu chứng đột quỵ thầm lặng này không nhất định đều phải xuất hiện hết, nhưng chỉ cần có một trong số những triệu chứng này xuất hiện thì chính là lời cảnh báo đột quỵ đối với người trung niên, phải đặc biệt cảnh giác.
Lúc này, nên để bệnh nhân yên tĩnh, đưa ngay đến giường nghỉ ngơi, tránh căng thẳng tinh thần, cố gắng ít di chuyển, tốt nhất là chữa trị tại chỗ. Sau khi được cấp cứu nhanh thì phải nhanh chóng đưa vào bệnh viện, tránh hoảng loạn.
Làm thế nào để dự phòng đột quỵ thầm lặng?
1. Kịp thời chữa trị những bệnh có thể dẫn đến đột quỵ như xơ vữa động mạch, tiểu đường, bệnh tim mạch vành, cholesterol cao, hội chứng máu quá đậm đặc, bệnh béo phì, thoái hóa đốt sống cổ v.v.
Cao huyết áp là yếu tố nguy hiểm nhất gây đột quỵ và cũng là điểm mấu chốt để dự phòng đột quỵ. Cần phải kiểm soát huyết áp, kiên trì chữa trị và quan sát tình hình lên xuống huyết áp để kịp thời xử lý.
2. Chú ý triệu chứng báo trước đột quỵ như chóng mặt, đau đầu, tê liệt, ủ rũ buồn ngủ, đổi tính. Một khi xảy ra đột quỵ thầm lặng thì nên kịp thời tìm đến bác sĩ.
3. Loại bỏ nguyên nhân gây đột quỵ như biến động tâm lý, quá mệt mỏi, quá sức… Phải chú ý tâm trạng, giữ tinh thần vui vẻ, tâm lý ổn định. Nâng cao cách sống khỏe mạnh, sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý. Giữ cho việc bài tiết dễ dàng, tránh làm huyết áp tăng cao dẫn đến bệnh mạch máu não do dùng nhiều sức khi đi vệ sinh.
4. Ăn uống hợp lý, chú ý ăn ít muối, ít chất béo, ít cholesterol, ăn nhiều chế phẩm từ đậu, rau củ và trái cây, bỏ thuốc lá, rượu bia. Mỗi tuần ít nhất ăn cá ba lần, đặc biệt là các loại cá có chứa axit béo omega 3 hoặc dùng thêm dầu cá. Axit béo omega 3 có thể điều tiết trạng thái máu, ngăn hình thành huyết khối, từ đó phòng tránh nhồi máu não.
5. Khi ra ngoài tập thể thao (đặc biệt là người lớn tuổi) nên chú ý giữ ấm. Nên từ từ thích ứng nhiệt độ môi trường trong nhà, điều chỉnh nhiệt đột điều hòa trong nhà, không nên quá cao, tránh đột ngột thay đổi từ nhiệt độ cao trong nhà sang nhiệt độ thấp ngoài trời.
Ngoài ra, bệnh nhân đột quỵ thông thường nên chú ý giữ ấm, phòng cảm lạnh; đừng suy nghĩ quá nhiều; khi ra ngoài nên cẩn thận hơn, tránh té ngã; nên chậm rãi khi làm những động tác thường ngày như rời khỏi giường, cúi đầu thắt dây giày… không nên tắm quá lâu.
Theo ET,
Nhạc Di biên tập (trithucvn)
Nhạc Di biên tập (trithucvn)