Rau củ quả là những loại thực phẩm cần thiết trong cuộc sống thường ngày, còn các loại hạt cứng lại là món ăn vặt khá tốt trong những lúc rảnh rỗi. Có rất nhiều loại hạt như: hạt dẻ, hạt dưa, hạnh nhân, óc *** v.v. Các loại hạt khác nhau đều có giá trị dinh dưỡng khá cao và công dụng dưỡng sinh thần kỳ.
(ảnh: Shutterstock)
Thường xuyên ăn đậu phộng và hạt cứng sẽ giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh
Mới đây, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Dịch tễ học quốc tế đã chứng minh việc hấp thu đậu phộng và hạt cứng có liên quan nhất định với tỉ lệ tử vong thấp, nhưng bơ đậu phộng lại không có tác dụng bảo vệ tương tự. Những người mỗi ngày ăn ít nhất 10g hạt cứng hoặc đậu phộng có tỉ lệ tử vong do các chứng bệnh thấp hơn những người không ăn.
Bài nghiên cứu này bắt đầu vào năm 1986, tiến hành nghiên cứu trên 120.000 người Hà Lan trong độ đuổi từ 55 – 69, kết quả cho thấy việc ăn đậu phộng và hạt cứng có mối liên hệ rõ ràng với giảm tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch, từ đó chứng minh một số kết luận nghiên cứu của Mỹ và châu Á.
Ngoài ra, cuộc nghiên cứu này còn phát hiện rằng, ngoài bệnh tim mạch, ăn đậu phộng và hạt cứng còn có mối liên hệ với việc làm giảm tỉ lệ tử vong do ung thư, tiểu đường, các bệnh về đường hô hấp và bệnh thoái hóa thần kinh.
Ăn hạt cứng có thể giảm triệu chứng viêm
Tiến sĩ Ying Bao đến từ bệnh viện phụ nữ Brigham và bệnh viện đại học Harvard cùng tiến sĩ Charles S.Fuchs của bệnh viện đại học Harvard và các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu 5013 người mắc bệnh tiểu đường.
Kết quả cho thấy, mỗi tuần dùng 3 phần hạt cứng thay cho 3 phần thịt đỏ, thịt đóng hộp hay trứng gà, có thể thấy lượng CRP (C-reactive protein, cho thấy mức độ phản ứng với triệu chứng viêm của cơ thể) và IL-6 (tế bào bạch cầu, cũng thể hiện mức độ phản ứng với triệu chứng viêm) giảm xuống rõ rệt.
Mỗi tuần dùng 3 phần hạt cứng thay thế ngũ cốc tinh chế cũng có thể làm giảm nồng độ CRP rõ rệt.
Nữ giới thường ăn hạt cứng có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy
(ảnh: Alamy)
Một cuộc nghiên cứu mới của bệnh viện đại học Harvard phát hiện, phụ nữ Brazil thường ăn vặt bằng hạt cứng, hạt điều, hồ đào có nguy mơ mắc ung thư tuyến tụy khá thấp. Người nghiên cứu nhận ra rằng mỗi tuần ăn hạt cứng hai lần, mỗi lần môt nắm có thể giảm tỉ lệ mắc ung thư tuyến tụy rõ rệt.
Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất, chỉ đứng sau hút thuốc và béo phì. Ung thư tuyến tụy còn có liên quan trực tiếp với bệnh tiểu đường, và việc ăn các loại hạt cứng (hạnh nhân, hạt điều và quả óc *** v.v.) lại có tác dụng hỗ trợ ức chế sinh ra những loại bệnh này. Hạt cứng có chứa một loạt các loại vitamin, nguyên tố vi lượng và hoạt chất sinh học thực vật.
Thường xuyên ăn hạt cứng có thể làm giảm tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch
Theo những dữ liệu được công bố trong hội nghị về dinh dưỡng quốc tế năm 2013, có những nghiên cứu cho thấy thường ngày ăn một lượng nhỏ hạt cứng (15g đậu phộng, 7,5g hạt dẻ và 7,5g hạnh nhân) có thể khiến tỉ lệ mắc bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch) giảm 28%.
Tiến sĩ Monica Bullo nghiên cứu về vấn đề này cho biết, thường hay ăn hạt dẻ cười (quả hồ trăn) có thể trực tiếp giảm tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường loại II. Bà đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tình trạng cholesterol với việc ăn hạt dẻ cười, theo đó việc ăn hạt dẻ cười có tác động đến việc chuyển hóa glucose, khả năng kháng insulin và tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường loại II.
Mỗi ngày ăn 7 quả óc *** có thể phòng bệnh, giảm cholesterol
Quả óc *** là “vua quả các loại hạt cứng” có lợi nhất cho sức khỏe. (ảnh: Wiki)
Tạp chí “Thực phẩm và chức năng” (Food and Function) đã đăng tải kết quả của một cuộc nghiên cứu so sánh 9 loại hạt cứng, các học giả của Mỹ đã phát hiện quả óc *** giữ vị trí “vua của các loại hạt cứng” bởi nó chứa nhiều loại chất chống oxy hóa rất có lợi cho sức khỏe. Trong quả óc *** có một lượng vừa đủ polyphenol có thể hỗ trợ điều tiết cholesterol.
Học giả đến từ trường đại học Scranton tiểu bang Pennsylvania đã nhận thấy trong quả óc *** có chứa polyphenol có thể bảo vệ cơ thể khỏi tác hại từ các gốc tự do. Trong tất cả các loại hạt cứng, dù là ăn sống hay ăn chín, lượng polyphenol trong quả óc *** vẫn đứng hàng đầu, tiếp theo là hạt cứng Brazil, hạt dẻ cười, hồ đào, đậu phộng, hạnh nhân và hạt mắc-ca (macadamia), còn hạt điều và hạt dẻ chứa khá ít polyphenol.
Xét về thị phần trên thị trường thì đậu phộng dẫn đầu. Theo thống kê, đậu phộng chiếm 45% trong thị trường hạt cứng ở châu Âu, cuộc nghiên cứu còn cho thấy chất chống oxy hóa trong bơ đậu phộng thấp hơn trong đậu phộng rang.
Đương nhiên là dù hạt cứng có ngon nhưng chúng ta cũng nên dùng vừa phải, đừng ăn quá nhiều, tránh gây tác dụng ngược lại.
Vậy những trường hợp nào thì không nên ăn hạt cứng? Sau đây là một số những lưu ý:
1. Không nên ăn hạt cứng sau khi ăn thịt
Lượng calo trong hạt cứng khá lớn và hàm lượng chất béo khá cao, nếu đã ăn khá nhiều thứ rồi, đặc biệt là các loại thịt thì cố gắng đừng ăn hạt cứng nữa, nếu không sẽ gây ra việc hấp thu quá nhiều chất béo.
Dù cho không ăn các món ăn khác thì cũng phải tránh ăn quá nhiều hạt cứng trong một lần, tốt nhất là mỗi ngày không nên ăn quá một nắm nhỏ.
2. Đừng ăn hạt cứng trước khi đi ngủ
Do hạt cứng khá dầu mỡ, sau khi ăn sẽ phải tiêu hóa nhiều hơn, nên bạn cố gắng đừng ăn hạt cứng trước khi ngủ một tiếng đồng hồ.
3. Người bị tiêu chảy đừng ăn hạt cứng
Trong hạt cứng có chứa nhiều chất xơ và chất béo có thể có tác dụng nhuận trường, Những người có triệu chứng tiêu chảy và nhiễm trùng đường ruột cấp tính nên tạm ngừng ăn hạt cứng, nếu không sẽ làm triệu chứng tiêu chảy nặng thêm.
4. Không ăn hạt cứng khi bị bốc hỏa
Hạt cứng bổ sung nhiệt, những người có thể trạng lạnh ăn hạt cứng sẽ có công dụng tẩm bổ. Nhưng hạt cứng được chế biến bằng các cách xào nấu và thêm nhiều gia vị như muối sẽ dễ dẫn đến khô miệng và khô họng. Khi bị nhiệt miệng cũng không nên ăn quá nhiều hạt cứng để tránh bị bốc hỏa.
(ảnh: Shutterstock)
Thường xuyên ăn đậu phộng và hạt cứng sẽ giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh
Mới đây, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Dịch tễ học quốc tế đã chứng minh việc hấp thu đậu phộng và hạt cứng có liên quan nhất định với tỉ lệ tử vong thấp, nhưng bơ đậu phộng lại không có tác dụng bảo vệ tương tự. Những người mỗi ngày ăn ít nhất 10g hạt cứng hoặc đậu phộng có tỉ lệ tử vong do các chứng bệnh thấp hơn những người không ăn.
Bài nghiên cứu này bắt đầu vào năm 1986, tiến hành nghiên cứu trên 120.000 người Hà Lan trong độ đuổi từ 55 – 69, kết quả cho thấy việc ăn đậu phộng và hạt cứng có mối liên hệ rõ ràng với giảm tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch, từ đó chứng minh một số kết luận nghiên cứu của Mỹ và châu Á.
Ngoài ra, cuộc nghiên cứu này còn phát hiện rằng, ngoài bệnh tim mạch, ăn đậu phộng và hạt cứng còn có mối liên hệ với việc làm giảm tỉ lệ tử vong do ung thư, tiểu đường, các bệnh về đường hô hấp và bệnh thoái hóa thần kinh.
Ăn hạt cứng có thể giảm triệu chứng viêm
Tiến sĩ Ying Bao đến từ bệnh viện phụ nữ Brigham và bệnh viện đại học Harvard cùng tiến sĩ Charles S.Fuchs của bệnh viện đại học Harvard và các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu 5013 người mắc bệnh tiểu đường.
Kết quả cho thấy, mỗi tuần dùng 3 phần hạt cứng thay cho 3 phần thịt đỏ, thịt đóng hộp hay trứng gà, có thể thấy lượng CRP (C-reactive protein, cho thấy mức độ phản ứng với triệu chứng viêm của cơ thể) và IL-6 (tế bào bạch cầu, cũng thể hiện mức độ phản ứng với triệu chứng viêm) giảm xuống rõ rệt.
Mỗi tuần dùng 3 phần hạt cứng thay thế ngũ cốc tinh chế cũng có thể làm giảm nồng độ CRP rõ rệt.
Nữ giới thường ăn hạt cứng có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy
(ảnh: Alamy)
Một cuộc nghiên cứu mới của bệnh viện đại học Harvard phát hiện, phụ nữ Brazil thường ăn vặt bằng hạt cứng, hạt điều, hồ đào có nguy mơ mắc ung thư tuyến tụy khá thấp. Người nghiên cứu nhận ra rằng mỗi tuần ăn hạt cứng hai lần, mỗi lần môt nắm có thể giảm tỉ lệ mắc ung thư tuyến tụy rõ rệt.
Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất, chỉ đứng sau hút thuốc và béo phì. Ung thư tuyến tụy còn có liên quan trực tiếp với bệnh tiểu đường, và việc ăn các loại hạt cứng (hạnh nhân, hạt điều và quả óc *** v.v.) lại có tác dụng hỗ trợ ức chế sinh ra những loại bệnh này. Hạt cứng có chứa một loạt các loại vitamin, nguyên tố vi lượng và hoạt chất sinh học thực vật.
Thường xuyên ăn hạt cứng có thể làm giảm tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch
Theo những dữ liệu được công bố trong hội nghị về dinh dưỡng quốc tế năm 2013, có những nghiên cứu cho thấy thường ngày ăn một lượng nhỏ hạt cứng (15g đậu phộng, 7,5g hạt dẻ và 7,5g hạnh nhân) có thể khiến tỉ lệ mắc bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch) giảm 28%.
Tiến sĩ Monica Bullo nghiên cứu về vấn đề này cho biết, thường hay ăn hạt dẻ cười (quả hồ trăn) có thể trực tiếp giảm tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường loại II. Bà đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tình trạng cholesterol với việc ăn hạt dẻ cười, theo đó việc ăn hạt dẻ cười có tác động đến việc chuyển hóa glucose, khả năng kháng insulin và tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường loại II.
Mỗi ngày ăn 7 quả óc *** có thể phòng bệnh, giảm cholesterol
Quả óc *** là “vua quả các loại hạt cứng” có lợi nhất cho sức khỏe. (ảnh: Wiki)
Tạp chí “Thực phẩm và chức năng” (Food and Function) đã đăng tải kết quả của một cuộc nghiên cứu so sánh 9 loại hạt cứng, các học giả của Mỹ đã phát hiện quả óc *** giữ vị trí “vua của các loại hạt cứng” bởi nó chứa nhiều loại chất chống oxy hóa rất có lợi cho sức khỏe. Trong quả óc *** có một lượng vừa đủ polyphenol có thể hỗ trợ điều tiết cholesterol.
Học giả đến từ trường đại học Scranton tiểu bang Pennsylvania đã nhận thấy trong quả óc *** có chứa polyphenol có thể bảo vệ cơ thể khỏi tác hại từ các gốc tự do. Trong tất cả các loại hạt cứng, dù là ăn sống hay ăn chín, lượng polyphenol trong quả óc *** vẫn đứng hàng đầu, tiếp theo là hạt cứng Brazil, hạt dẻ cười, hồ đào, đậu phộng, hạnh nhân và hạt mắc-ca (macadamia), còn hạt điều và hạt dẻ chứa khá ít polyphenol.
Xét về thị phần trên thị trường thì đậu phộng dẫn đầu. Theo thống kê, đậu phộng chiếm 45% trong thị trường hạt cứng ở châu Âu, cuộc nghiên cứu còn cho thấy chất chống oxy hóa trong bơ đậu phộng thấp hơn trong đậu phộng rang.
Đương nhiên là dù hạt cứng có ngon nhưng chúng ta cũng nên dùng vừa phải, đừng ăn quá nhiều, tránh gây tác dụng ngược lại.
Vậy những trường hợp nào thì không nên ăn hạt cứng? Sau đây là một số những lưu ý:
1. Không nên ăn hạt cứng sau khi ăn thịt
Lượng calo trong hạt cứng khá lớn và hàm lượng chất béo khá cao, nếu đã ăn khá nhiều thứ rồi, đặc biệt là các loại thịt thì cố gắng đừng ăn hạt cứng nữa, nếu không sẽ gây ra việc hấp thu quá nhiều chất béo.
Dù cho không ăn các món ăn khác thì cũng phải tránh ăn quá nhiều hạt cứng trong một lần, tốt nhất là mỗi ngày không nên ăn quá một nắm nhỏ.
2. Đừng ăn hạt cứng trước khi đi ngủ
Do hạt cứng khá dầu mỡ, sau khi ăn sẽ phải tiêu hóa nhiều hơn, nên bạn cố gắng đừng ăn hạt cứng trước khi ngủ một tiếng đồng hồ.
3. Người bị tiêu chảy đừng ăn hạt cứng
Trong hạt cứng có chứa nhiều chất xơ và chất béo có thể có tác dụng nhuận trường, Những người có triệu chứng tiêu chảy và nhiễm trùng đường ruột cấp tính nên tạm ngừng ăn hạt cứng, nếu không sẽ làm triệu chứng tiêu chảy nặng thêm.
4. Không ăn hạt cứng khi bị bốc hỏa
Hạt cứng bổ sung nhiệt, những người có thể trạng lạnh ăn hạt cứng sẽ có công dụng tẩm bổ. Nhưng hạt cứng được chế biến bằng các cách xào nấu và thêm nhiều gia vị như muối sẽ dễ dẫn đến khô miệng và khô họng. Khi bị nhiệt miệng cũng không nên ăn quá nhiều hạt cứng để tránh bị bốc hỏa.
Theo secretchina,
Tâm Di biên dịch (trithucvn)
Tâm Di biên dịch (trithucvn)