Các cơn đau đầu, đau cơ do stress gây ra thường bị xem nhẹ và không được chẩn đoán. Chúng thường bị cho là do một loại bệnh nào đó, nhưng thực ra có thể là do căng cơ vì stress hoặc rối loạn lo âu trong nội tâm.
(ảnh: Shutterstock)
“Nghiên cứu cho thấy các cơn đau dai dẳng không chỉ đến từ chấn thương vật lý, mà còn bởi stress và các vấn đề tình cảm,” Tiến sĩ tâm lý Susanne Babbel chia sẻ trên trang Psychology Today. “Thường thì, đau đớn thể xác có chức năng cảnh báo rằng vẫn có vấn đề nội tâm phải giải quyết.”
Theo TS. Babbel thì cơ thể muốn nói với bạn những điều sau đây qua những cơn đau:
1. Nếu nhức đầu, bạn đã chịu quá nhiều áp lực
Căng thẳng và lo lắng thường là nguyên nhân gây ra chứng đau đầu. Để giải quyết, hãy nhớ dành thời gian để thư giãn, giải phóng bản thân khỏi cảm giác tội lỗi hay suy nghĩ quá nhiều về công việc. Nếu bạn dành thời gian cố định trong ngày để giải tỏa căng thẳng, điều này rốt cuộc sẽ giúp năng suất công việc của bạn tăng lên.
2. Cổ đau nhức, bạn cần khoan dung
Cổ giữ vai trò kiểm soát và suy xét lỗi lầm của chính mình hay người khác. Mỗi người dù ít hay nhiều đều luôn cảm thấy hỗi lỗi, nhưng có phải bạn quá mức khắc nghiệt bạn đối với chính mình hay không? Hãy nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng đạt được yêu cầu cao mà mình tự đề ra, và người khác không phải lúc nào cũng có ý muốn làm bạn tổn thương. Hãy nhớ lại những ưu điểm và thành tựu của bản thân, bạn bè, gia đình… và học cách yêu bản thân mình.
3. Vai đau nhức, nội tâm bạn có gánh nặng quá lớn
Áp lực khi phải ra quyết định khó khăn thường gây ra hậu quả cho vai của bạn. Nếu bạn là tuýp người hay đắn đo mà lại phải ra quyết định nặng nề, điều này có thể gây áp lực lên tinh thần và thân thể, mà cụ thể là vai. Hãy chia sẻ với một người bạn thân về lo lắng của bạn, gánh nặng thực sự có thể vơi đi một nửa!
4. Nếu đau phần lưng trên, bạn đang khao khát được công nhận
Đau phần lưng trên phản ánh khao khát của nội tâm, cảm xúc không được tôn trọng hay lo sợ tình yêu. Thật khó chịu đựng khi thiếu sự ủng hộ từ gia đình hay bạn bè, cách xử lý là hãy giao tiếp tốt hơn, tỏ ra thân thiện hơn và nói những lời yêu thương với người thân của bạn.
5. Đau phần lưng dưới, nội tâm bạn đang có áp lực về kinh tế
Nếu như phần lưng trên xuất phát từ sự mong cầu về tinh thần, thì phần lưng dưới lại đại biểu cho niềm mong mỏi vật chất, cũng chính là kim tiền. Bạn có thể đang lo lắng mất mát hoặc ám ảnh bởi tiền bạc. Hãy nhớ rằng tiền không thể mua được hạnh phúc, hãy cứ làm điều mà bạn yêu thích, biến đam mê thành một sản phẩm hay dịch vụ có giá trị cho mọi người, và sự giàu có sẽ theo sau như một món quà.
Những vướng bận trong tâm có thể gây đau đớn cho thể xác, hãy học cách lắng nghe bản thân mình (ảnh: Wikifeet)
6. Cùi chỏ đau nhức, bạn cần mở rộng tấm lòng
Cùi chỏ đau đớn có thể do bạn quá bảo thủ. Trong mắt người khác, có phải bạn rất hay cố chấp với ý kiến của mình không? Có lẽ đã đến thời điểm lắng nghe ý kiến của người khác, học được cách hợp tác, khoan dung, hoặc buông bỏ và thả lỏng, đây chính là bước đầu tiên cho cuộc sống tốt đẹp!
7. Bàn tay đau đớn, bạn cần nhiều hơn sự giúp đỡ
Nếu như tại thời điểm hiện tại bạn thiếu người đồng hành, điều này có thể sẽ khiến bàn tay của bạn đau đớn, đặc biệt là những người hướng nội. Đừng quá đè nén bản thân mình, hãy học cách kết giao bạn bè hay hàng xóm mới ở bất cứ nơi nào bạn đến!
8. Đau hông, bạn cần bước ra để thay đổi
Đau ở hông có thể báo hiệu bạn đang sợ sự thay đổi. Nhiều người đã quá quen với lối sống hiện tại nên họ sợ phải đối mặt với sự vô định khi phải bước ra và thay đổi. Nhưng hãy nhớ rằng cuộc sống chẳng bao giờ đứng im, và chính sự thay đổi làm cho mọi thứ thú vị. Hãy nghĩ về cuộc đời như một hành trình, bạn sẽ bớt cảm thấy áp lực hơn trong nội tâm!
9. Nếu đầu gối đau đớn, bạn cần khiêm tốn hơn
Khi bạn thường thấy đầu gối đau đớn, hãy suy nghĩ một chút, có phải gần đây bạn quá cao ngạo hay không? Tự tin tất nhiên là chuyện tốt, nhưng hãy thử dành thời gian suy nghĩ về những người khác trong đời của bạn, người thân, bạn bè hay thậm chí một người xa lạ trên phố. Một hành động vô vị kỷ sẽ luôn làm người ta hạnh phúc hơn!
10. Nếu bắp chân đau nhức, bạn cần buông bỏ
Thần kinh tại bắp chân thật ra rất dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý. Sự ghen tuông hoặc oán hận mãnh liệt sẽ tích lũy ở bắp chân mà tạo thành đau đớn. Hãy suy nghĩ xem tại sao người thân yêu của bạn lại gắn kết với bạn, bởi vì họ quan tâm đến bạn. Ghen tuông là một cảm xúc bình thường của con người, nhưng nếu nó gây hại quá nhiều cho bạn, có thể đã đến lúc chấm dứt mối quan hệ.
11. Đau mắt cá chân, bạn cần một chút phóng khoáng
Mắt cá chân đại biểu khả năng tiếp nhận hạnh phúc, vui vẻ. Có lẽ từ trước tới giờ, bạn đối với mình quá nghiêm khắc cũng không chừng, và cuộc sống hiện đại quá hối hả… Đây có thể là thời điểm cần thả lỏng và chăm sóc cho bản thân! Hãy đem đến cho cuộc sống của bạn một chút gia vị tuyệt vời.
12. Nếu đau bàn chân, bạn cần phóng thích những suy nghĩ tiêu cực
Chân đau có thể do chứng vô cảm vốn có thể ngăn bạn tiến lên trong cuộc sống. Có phải vòng xoay cuộc sống quá tẻ nhạt? Hãy vận dụng toàn bộ giác quan để thực sự cảm nhận vẻ đẹp của thế giới này. Thử những trải nghiệm mới, hãy làm bản thân yêu cuộc đời một lần nữa!
Tóm lại: Hãy loại bỏ stress để cơ thể được hồi phục
Lần tới khi bạn cảm thấy một cơn đau đầu đang đến, thay vì uống thuốc giảm đau, hãy thư giãn và cảm nhận cơ thể mình. Chỉ đơn giản là thư giãn, thả lỏng cũng có thể ngăn cơn đau lại. Lắng nghe cơ thể là cách chữa lành tốt nhất, thay vì làm cơ thể “nín lặng” bằng hóa chất trong thuốc.
Sơn Vũ tổng hợp (trithucvn)
(ảnh: Shutterstock)
“Nghiên cứu cho thấy các cơn đau dai dẳng không chỉ đến từ chấn thương vật lý, mà còn bởi stress và các vấn đề tình cảm,” Tiến sĩ tâm lý Susanne Babbel chia sẻ trên trang Psychology Today. “Thường thì, đau đớn thể xác có chức năng cảnh báo rằng vẫn có vấn đề nội tâm phải giải quyết.”
Theo TS. Babbel thì cơ thể muốn nói với bạn những điều sau đây qua những cơn đau:
1. Nếu nhức đầu, bạn đã chịu quá nhiều áp lực
Căng thẳng và lo lắng thường là nguyên nhân gây ra chứng đau đầu. Để giải quyết, hãy nhớ dành thời gian để thư giãn, giải phóng bản thân khỏi cảm giác tội lỗi hay suy nghĩ quá nhiều về công việc. Nếu bạn dành thời gian cố định trong ngày để giải tỏa căng thẳng, điều này rốt cuộc sẽ giúp năng suất công việc của bạn tăng lên.
2. Cổ đau nhức, bạn cần khoan dung
Cổ giữ vai trò kiểm soát và suy xét lỗi lầm của chính mình hay người khác. Mỗi người dù ít hay nhiều đều luôn cảm thấy hỗi lỗi, nhưng có phải bạn quá mức khắc nghiệt bạn đối với chính mình hay không? Hãy nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng đạt được yêu cầu cao mà mình tự đề ra, và người khác không phải lúc nào cũng có ý muốn làm bạn tổn thương. Hãy nhớ lại những ưu điểm và thành tựu của bản thân, bạn bè, gia đình… và học cách yêu bản thân mình.
3. Vai đau nhức, nội tâm bạn có gánh nặng quá lớn
Áp lực khi phải ra quyết định khó khăn thường gây ra hậu quả cho vai của bạn. Nếu bạn là tuýp người hay đắn đo mà lại phải ra quyết định nặng nề, điều này có thể gây áp lực lên tinh thần và thân thể, mà cụ thể là vai. Hãy chia sẻ với một người bạn thân về lo lắng của bạn, gánh nặng thực sự có thể vơi đi một nửa!
4. Nếu đau phần lưng trên, bạn đang khao khát được công nhận
Đau phần lưng trên phản ánh khao khát của nội tâm, cảm xúc không được tôn trọng hay lo sợ tình yêu. Thật khó chịu đựng khi thiếu sự ủng hộ từ gia đình hay bạn bè, cách xử lý là hãy giao tiếp tốt hơn, tỏ ra thân thiện hơn và nói những lời yêu thương với người thân của bạn.
5. Đau phần lưng dưới, nội tâm bạn đang có áp lực về kinh tế
Nếu như phần lưng trên xuất phát từ sự mong cầu về tinh thần, thì phần lưng dưới lại đại biểu cho niềm mong mỏi vật chất, cũng chính là kim tiền. Bạn có thể đang lo lắng mất mát hoặc ám ảnh bởi tiền bạc. Hãy nhớ rằng tiền không thể mua được hạnh phúc, hãy cứ làm điều mà bạn yêu thích, biến đam mê thành một sản phẩm hay dịch vụ có giá trị cho mọi người, và sự giàu có sẽ theo sau như một món quà.
Những vướng bận trong tâm có thể gây đau đớn cho thể xác, hãy học cách lắng nghe bản thân mình (ảnh: Wikifeet)
6. Cùi chỏ đau nhức, bạn cần mở rộng tấm lòng
Cùi chỏ đau đớn có thể do bạn quá bảo thủ. Trong mắt người khác, có phải bạn rất hay cố chấp với ý kiến của mình không? Có lẽ đã đến thời điểm lắng nghe ý kiến của người khác, học được cách hợp tác, khoan dung, hoặc buông bỏ và thả lỏng, đây chính là bước đầu tiên cho cuộc sống tốt đẹp!
7. Bàn tay đau đớn, bạn cần nhiều hơn sự giúp đỡ
Nếu như tại thời điểm hiện tại bạn thiếu người đồng hành, điều này có thể sẽ khiến bàn tay của bạn đau đớn, đặc biệt là những người hướng nội. Đừng quá đè nén bản thân mình, hãy học cách kết giao bạn bè hay hàng xóm mới ở bất cứ nơi nào bạn đến!
8. Đau hông, bạn cần bước ra để thay đổi
Đau ở hông có thể báo hiệu bạn đang sợ sự thay đổi. Nhiều người đã quá quen với lối sống hiện tại nên họ sợ phải đối mặt với sự vô định khi phải bước ra và thay đổi. Nhưng hãy nhớ rằng cuộc sống chẳng bao giờ đứng im, và chính sự thay đổi làm cho mọi thứ thú vị. Hãy nghĩ về cuộc đời như một hành trình, bạn sẽ bớt cảm thấy áp lực hơn trong nội tâm!
9. Nếu đầu gối đau đớn, bạn cần khiêm tốn hơn
Khi bạn thường thấy đầu gối đau đớn, hãy suy nghĩ một chút, có phải gần đây bạn quá cao ngạo hay không? Tự tin tất nhiên là chuyện tốt, nhưng hãy thử dành thời gian suy nghĩ về những người khác trong đời của bạn, người thân, bạn bè hay thậm chí một người xa lạ trên phố. Một hành động vô vị kỷ sẽ luôn làm người ta hạnh phúc hơn!
10. Nếu bắp chân đau nhức, bạn cần buông bỏ
Thần kinh tại bắp chân thật ra rất dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý. Sự ghen tuông hoặc oán hận mãnh liệt sẽ tích lũy ở bắp chân mà tạo thành đau đớn. Hãy suy nghĩ xem tại sao người thân yêu của bạn lại gắn kết với bạn, bởi vì họ quan tâm đến bạn. Ghen tuông là một cảm xúc bình thường của con người, nhưng nếu nó gây hại quá nhiều cho bạn, có thể đã đến lúc chấm dứt mối quan hệ.
11. Đau mắt cá chân, bạn cần một chút phóng khoáng
Mắt cá chân đại biểu khả năng tiếp nhận hạnh phúc, vui vẻ. Có lẽ từ trước tới giờ, bạn đối với mình quá nghiêm khắc cũng không chừng, và cuộc sống hiện đại quá hối hả… Đây có thể là thời điểm cần thả lỏng và chăm sóc cho bản thân! Hãy đem đến cho cuộc sống của bạn một chút gia vị tuyệt vời.
12. Nếu đau bàn chân, bạn cần phóng thích những suy nghĩ tiêu cực
Chân đau có thể do chứng vô cảm vốn có thể ngăn bạn tiến lên trong cuộc sống. Có phải vòng xoay cuộc sống quá tẻ nhạt? Hãy vận dụng toàn bộ giác quan để thực sự cảm nhận vẻ đẹp của thế giới này. Thử những trải nghiệm mới, hãy làm bản thân yêu cuộc đời một lần nữa!
Tóm lại: Hãy loại bỏ stress để cơ thể được hồi phục
Lần tới khi bạn cảm thấy một cơn đau đầu đang đến, thay vì uống thuốc giảm đau, hãy thư giãn và cảm nhận cơ thể mình. Chỉ đơn giản là thư giãn, thả lỏng cũng có thể ngăn cơn đau lại. Lắng nghe cơ thể là cách chữa lành tốt nhất, thay vì làm cơ thể “nín lặng” bằng hóa chất trong thuốc.
Sơn Vũ tổng hợp (trithucvn)