Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Tác dụng phụ của chế độ ăn ít tinh bột

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tác dụng phụ của chế độ ăn ít tinh bột

    Tác dụng phụ của chế độ ăn ít tinh bột






    Chế độ ăn ketogenic là chế độ ăn nhiều chất béo (60-90%) với chỉ vừa đủ protein (6-30%) và rất ít carb (4-10%), chủ yếu được kê cho trẻ em bị mắc bệnh động kinh.
    Sau nhiều năm, chế độ ăn ít carb (tinh bột) cũng trở nên phổ biến ở những người lớn đang muốn giảm cân. Mặc dù chế độ ăn ketogenic này bản thân nó cũng có nhiều lợi ích nhất là với những bệnh nhân bị bệnh động kinh, các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết chế độ ăn ít carb này cũng có thể gây ra 6 tác dụng phụ dưới đây.
    Rối loạn tiêu hóa

    Đây là tác dụng phụ phổ biến nhất của chế độ ăn ketogenic khi có khoảng 12-50% những người thực hiện chế độ ăn này bị các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn, táo bón và đau dạ dày.
    Sỏi thận

    Chế độ ăn ít carb cũng khiến bạn có nguy cơ bị sỏi thận. Các nghiên cứu thấy rằng 1/20 trẻ thực hiện chế độ ăn ketogenic có thể bị sỏi thận và ngay cả những người chuyển sang chế độ ăn này để giảm cân cũng có nguy cơ tương tương.

    Chế độ ăn ít carb được cho là gây mất điện giải, từ đó có thể gây chuột rút và mệt mỏi.
    Rối loạn chức năng gan

    Chế độ ăn ketogenic hoặc ít carb không chỉ gây sỏi thận ở một số bệnh nhân động kinh mà còn gây bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu nếu thực hiện trong thời gian dài. Điều này là do gan của bạn phải chịu nhiều áp lực khi cố gắng sản sinh glucose từ chất béo và protein dẫn tới tăng lượng amoniac.
    Rối loạn điện giải

    Chế độ ăn ít carb được cho là gây mất điện giải, từ đó có thể gây chuột rút và mệt mỏi. Nếu bạn đang lên kế hoạch thực hiện chế độ ăn ít carb, hãy thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng có kinh nghiệm để tránh tác dụng phụ.
    Thiếu hụt vitamin và dinh dưỡng

    Những người có chế độ ăn ít carb được biết là có hàm lượng canxi, magiê và axit amin thấp. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị thiếu vitamin B12 và vitamin D. Khoảng 2-5% bệnh nhân được chẩn đoán thiếu vitamin trong khi thực hiện chế độ ăn ketogenic.
    Bệnh cơ tim

    Mặc dù rất ít người bị bệnh cơ tim do chế độ ăn ketogenic nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo rằng đó có thể là một tác dụng phụ. Bệnh này ảnh hưởng tới cơ tim và ảnh hưởng tới khả năng bơm máu của tim tới các cơ quan trong cơ thể. Tác dụng phụ này cũng xảy ra sau khi thực hiện chế độ ăn ketogenic trong thời gian dài.



    Theo SKĐS



    Vì sao tinh bột khiến bạn tăng cân?






    Tinh bột cũng được biết đến như kẻ thù của người muốn giảm cân. Dưới đây là một số lý do những người muốn giảm cân hoặc duy trì cân nặng thường cố gắng tránh xa nó như vậy.Làm tăng cảm giác thèm ăn

    Một trong những lý do tinh bột khiến bạn tăng cân là vì nó làm tăng cảm giác thèm ăn của bạn. Theo BS Taubes giải thích trong cuốn sách “Calo tốt, calo xấu” (2007), việc ăn các thực phẩm có chứa nhiều tinh bột làm cơ thể sản xuất ra hormone insulin. Hoocmon này tự động lấy đi những chất dinh dưỡng trong máu vì đang sẵn sàng tiếp nhận những chất dinh dưỡng khác, nên làm cho người ta cảm thấy chưa thỏa mãn cơn đói, hoặc thậm chí là đói hơn khi mới ăn được một ít. Việc vẫn còn cảm giác đói sau khi ăn sẽ dễ dẫn đến việc bạn phải ăn tiếp, gây nên sự tăng cân.

    Ảnh: freshgarden.vn
    Gây nghiện

    Việc ăn tinh bột còn có thể khiến nhiều người có cảm giác nghiện do nó sản sinh ra thủ phạm là seronin. Serotonin là hormone trong não giúp cải thiện tâm trạng và đem lại cho bạn cảm giác thư giãn do làm giảm stress, sự lo lắng và cả những cơn đau. Những người có serotonin ở mức thấp, theo phản xạ, sẽ thèm ăn tinh bột để cảm thấy tốt hơn, nhưng chính việc này lại dẫn đến sự tăng cân.Lưu trữ chất béo

    Sau khi ăn các thức ăn chứa tinh bột, các tuyến tụy sẽ phản ứng bằng cách sản sinh ra insulin, hormone có nhiệm vụ điều hòa lượng đường máu bằng cách cho phép tinh bột đã được phân hủy thành đường đi vào các tế bào gan và cơ để dùng làm năng lượng. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của TS. Taubes, insulin cũng có nhiệm vụ điều hòa sự lưu trữ của chất béo. Khi mức insulin trong máu cao tăng cao do nạp nhiều tinh bột, chất béo sẽ bị lưu trữ nhiều và lâu hơn, dẫn đến sự tăng cân.Chế độ ăn low-carb (ít tinh bột) giúp giảm cân

    Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của các chế độ ăn low-carb đối với việc giảm cân. Theo một nghiên cứu được đăng trên American Journal of Clinical Nutrition (2008), những người béo phì đã được chia làm 2 nhóm. Nhóm 1 được yêu cầu tuân theo chế độ ăn rất ít tinh bột, với chỉ 4% lượng năng lượng nạp vào mỗi ngày là từ tinh bột, và nhóm 2 phải tuân theo chế độ ăn tinh bột ở mức độ vừa phải, với khoảng 35% lượng năng lượng nạp vào là từ tinh bột.Ngoài yêu cầu về lượng tinh bột, tất cả các đối tượng khảo sát đều được phép ăn thỏa thích những thứ khác. Kết quả là nhóm tuân theo chế độ ăn rất ít tinh bột đã giảm được 6.3kg so với 4.3kg ở những người ăn tinh bột ở mức độ vừa phải. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ ăn rất ít tinh bột và nhiều chất béo hơn đã làm giảm cảm giác thèm ăn đáng kể, dẫn đến việc giảm được nhiều cân hơn.



    Theo Dân Trí







Working...
X