Trong bài trước, tôi đã đề cập đến vấn đề lo lắng (anxiety), thiếu tập trung (lack of concentration), căng thẳng (stress) hay trầm cảm (depression), tự tử (suicide) của các em học sinh, sinh viên như các căn bệnh thời đại.
Trong bài này, tôi xin đào sâu hơn vào vấn đề nhận diện triệu chứng các căn bệnh tâm lý kể trên. Khám phá được bệnh sớm, người thân và các bậc phụ huynh sẽ giúp các em nhiều hơn, trước khi bệnh trở nặng. Hậu quả có thể dẫn đến việc tự tử hoặc có ý định tự tử của các em. Nhất là khi các bậc cha mẹ quá bận rộn vì mưu sinh mà ít trò chuyện hay gần gũi nhiều với con cái. Trong khi triệu chứng về các căn bệnh tâm thần rất khó nhận biết nếu không để ý và cần có sự định bệnh của các vị bác sĩ tâm lý chuyên môn.
Một nghiên cứu của cơ quan National Alliance on Mental Illness về sức khoẻ tâm thần của các em sinh viên khám phá ra rằng:
Cứ 1 trong 4 em sinh viên có một em bị mắc bệnh
40% các em không muốn thổ lộ hay tìm người giúp đỡ cũng như chịu đi khám bệnh
80% cảm thấy bị đè nặng với quá nhiều bổn phận
50% trở nên hãi sợ khi đối đầu với học hành và trường lớp
Các em sinh viên phần lớn ra ở riêng, học nội trú hay sống xa gia đình nên người thân khó nhận biết tình trạng suy sụp hay có vấn đề của các em. Thường thì chỉ có bạn bè hay chính các em mới cảm nhận được sự thay đổi xảy ra trong người mình, lại không có thì giờ chăm sóc bản thân ngoài việc đương đầu với việc học và có khi còn phải tự mưu sinh. Người thân có thể lợi dụng thời gian gần gũi của các cuộc thăm viếng ngắn ngủi để hỏi han, trò chuyện, hầu nhận ra các triệu chứng khác lạ đang diễn ra cho con em mình.
Bệnh rối loạn lo âu (Anxiety Disorder)
Ngày nay, căng thẳng và lo âu là một phần trong đời sống con người. Dấu hiệu của bệnh Anxiety xảy đến với mỗi người một khác, nhưng thường thì các triệu chứng thường là:
Cảm thấy áp lực, căng thẳng, hay sợ sệt, dễ bị kích động và cáu gắt khó tập trung, hay chóng mặt và đổ mồ hôi hay thở gấp, khó thở và nhịp tim bất thường hay nhức đầu, đau cơ bắp và thường bị tiêu chảy và đầy hơi. Bệnh này dễ xảy ra đối với các em học sinh, sinh viên: bị trải qua một hay nhiều biến cố hay thảm kịch liên tiếp, thường xuyên sống trong sự sợ hãi thất bại ở trường học hay ngoài xã hội, gặp khó khăn trong việc tập trung hay đầu óc thường trống rỗng hay bị căng thẳng và bị sợ hãi.
Nếu các em có các triệu chứng kể trên, nhất là lúc các em cảm thấy lo âu, căng thẳng, các phụ huynh nên tìm cách trò chuyện, cùng ngồi xuống và lắng nghe các em tâm sự. Tránh la lối, chỉ trích, cố gắng giúp các em nhẹ đi áp lực trong khả năng của cả hai. Ráng khuyên bảo, khích lệ các em đối đầu với sự sợ hãi, giúp các em đề ra phương pháp giải quyết. Luôn tỏ rõ các em còn có bạn bên cạnh sẵn sàng nâng đỡ và ủng hộ tinh thần cho các em. Việc kế tiếp là dẫn các em đi khám nghiệm bác sĩ chuyên môn. Đối với các em sinh viên nên khuyên các em tìm đến phòng y tế ở các đại học. Họ có các chương trình khám và trị bệnh giảm giá cho sinh viên.
Bệnh trầm cảm (Depression)
Bệnh trầm cảm là một nguyên nhân lớn nhất đưa tới việc bỏ học của các em. Nếu để lâu không chữa trị có thể đưa tới việc tự vẫn. Bệnh này xem ra rất thông thường nhưng lại là một bệnh nghiêm trọng. Nó khiến người bệnh cảm thấy bất lực, chán đời, vô vọng và tự tách riêng khỏi thế giới loài người. Nó quấy rầy cuộc sống thường nhật, làm các em không thể học hành, làm việc, ngủ nghê và cả ăn uống.
Nhận biết dấu hiệu của bệnh
Bệnh gì cũng có dấu hiệu khởi đầu của nó. Có những ngày các em cảm thấy lười biếng, buồn chán, không muốn ra khỏi giường và đi học. Những ngày như thế càng tăng lên thành tuần, nhiều tuần, rồi việc trở dậy để đi học bỗng thành nỗi lo âu sợ sệt . Dấu hiệu của bệnh trầm cảm bắt đầu. Các em bắt đầu:
·Không còn hứng thú với các hoạt động các em thường thích tham gia
·Không lên lớp hay hoạt động xã hội ngoài trời
·Hay buồn bã hoặc nóng giận cực độ đối với các mối quan hệ thân thiết hoặc ngoại giaotrong cuộc sống thường nhật.
·Phản ứng một cách tiêu cực hay thờ ơ với hầu hết mọi việc
·Thường nhắc đến tự tử hay cái chết
·Sau đó là các triệu chứng của bệnh
·Cảm thấy buồn nhiều
·Thay đổi trong việc ăn uống, lên cân hoặc xuống cân
·Nói và nghĩ chậm hơn
·Xa rời hoạt động xã hội và giao tiếp
·Chóng mặt, buồn ngủ, và không còn sức lực
·Cảm giác phạm tội hay giận dữ vì đã thất bại
·Nóng giận vô nguyên cớ
·Nghĩ về cái chết và tự tử
Với tốc độ của nhịp sống nhanh, vội của xã hội ngày nay, không riêng các em mà tất cả chúng ta đều chịu sự áp lực của căng thẳng. Chúng ta cũng đôi khi hay có lần đối đầu với những triệu chứng kể trên nhưng nếu triệu chứng trở nên thường xuyên, liên tục và trầm trọng hơn cho bạn và con em bạn, nên đi khám bác sĩ tâm thần hay khuyên các em sinh viên tìm đến trung tâm khám bệnh tâm thần ở các khuôn viên đại học.
Tự tử (suicide)
Đối đầu với căng thẳng, sợ hãi thất vọng và thất bại có thể khiến các em tự tử nếu các em không được huấn luyện để có một tinh thần mạnh mẽ có thể đối địch được. Tự tử là tự hủy sinh mạng của mình và là một nguyên nhân đứng thứ nhì trong các nguyên nhân dẫn đến tử vong của các sinh viên đại học. Trong một báo cáo của cơ quan Centers for Disease Control and Prevention, đã có 39,518 vụ tự tử ở Hoa Kỳ vào năm 2011. Thống kê của Emory University cho biết có 10% trong số tất cả các sinh viên ở Mỹ, đã có ý định tự tử mỗi năm. Điều đáng quan tâm là những em tự tử đều từng bị bệnh trầm cảm và các bệnh tâm thần khác.
Dấu hiệu
Dấu hiệu cũng giống như đã liệt kê trong bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu. Tuy nhiên tình trạng trầm trọng hơn: buồn bã, thái độ tiêu cực, tuyệt vọng tình trạng học vấn xuống dốc và tránh giao tiếp bạn bè xã hội nói về tự tử , muốn chết và tiết lộ những ý nghĩ tự tử đau đớn tâm hồn và thể xác tột độ thình lình trở nên tỉnh táo sau một thời gian dài trầm cảm.
Ngoài ra một số các em tự tử vì trong gia đình từng có người bị bệnh tâm thần. Hoặc các em từng bị thất bại, đau đớn vì tình yêu đổ vỡ hay mất người thương yêu.
Nếu bạn thấy các em có dấu hiệu hay hành động như, nói đến tự tử, lên kế hoạch tự tử hay tự làm mình bị thương, tỏ thái độ không muốn sống để phải chịu đựng thêm đau khổ.
Bạn nên dẫn các em đi khám bệnh. Nếu các em không chịu đi, nên tìm đến các chuyên gia về tâm thần hỏi ý kiến ngay lập tức. Nếu bạn không chắc chắn về bệnh trạng, bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng chương trình này “suicide prevention programs”. Nếu bạn cảm thấy tình trạng nguy kịch hay khẩn cấp phải gọi 911 hay những dịch vụ khẩn cấp khác.
Trịnh Thanh Thủy
Tài liệu tham khảo
-Students under pressure
http://www.apa.org/monitor/2014/09/cover-pressure.aspx
-Surveys show increase in stress among college students
https://news.fiu.edu/2015/04/surveys-show-increase-in-stress-among-college-students/86911
- The Top Mental Health Challenges Facing Students
http://www.bestcolleges.com/resources/top-5-mental-health-problems-facing-college-students/
Một nghiên cứu của cơ quan National Alliance on Mental Illness về sức khoẻ tâm thần của các em sinh viên khám phá ra rằng:
40% các em không muốn thổ lộ hay tìm người giúp đỡ cũng như chịu đi khám bệnh
80% cảm thấy bị đè nặng với quá nhiều bổn phận
50% trở nên hãi sợ khi đối đầu với học hành và trường lớp
Các em sinh viên phần lớn ra ở riêng, học nội trú hay sống xa gia đình nên người thân khó nhận biết tình trạng suy sụp hay có vấn đề của các em. Thường thì chỉ có bạn bè hay chính các em mới cảm nhận được sự thay đổi xảy ra trong người mình, lại không có thì giờ chăm sóc bản thân ngoài việc đương đầu với việc học và có khi còn phải tự mưu sinh. Người thân có thể lợi dụng thời gian gần gũi của các cuộc thăm viếng ngắn ngủi để hỏi han, trò chuyện, hầu nhận ra các triệu chứng khác lạ đang diễn ra cho con em mình.
Bệnh rối loạn lo âu (Anxiety Disorder)
Cảm thấy áp lực, căng thẳng, hay sợ sệt, dễ bị kích động và cáu gắt khó tập trung, hay chóng mặt và đổ mồ hôi hay thở gấp, khó thở và nhịp tim bất thường hay nhức đầu, đau cơ bắp và thường bị tiêu chảy và đầy hơi. Bệnh này dễ xảy ra đối với các em học sinh, sinh viên: bị trải qua một hay nhiều biến cố hay thảm kịch liên tiếp, thường xuyên sống trong sự sợ hãi thất bại ở trường học hay ngoài xã hội, gặp khó khăn trong việc tập trung hay đầu óc thường trống rỗng hay bị căng thẳng và bị sợ hãi.
Bệnh trầm cảm (Depression)
Nhận biết dấu hiệu của bệnh
·Không còn hứng thú với các hoạt động các em thường thích tham gia
·Không lên lớp hay hoạt động xã hội ngoài trời
·Hay buồn bã hoặc nóng giận cực độ đối với các mối quan hệ thân thiết hoặc ngoại giaotrong cuộc sống thường nhật.
·Phản ứng một cách tiêu cực hay thờ ơ với hầu hết mọi việc
·Thường nhắc đến tự tử hay cái chết
·Sau đó là các triệu chứng của bệnh
·Cảm thấy buồn nhiều
·Thay đổi trong việc ăn uống, lên cân hoặc xuống cân
·Nói và nghĩ chậm hơn
·Xa rời hoạt động xã hội và giao tiếp
·Chóng mặt, buồn ngủ, và không còn sức lực
·Cảm giác phạm tội hay giận dữ vì đã thất bại
·Nóng giận vô nguyên cớ
·Nghĩ về cái chết và tự tử
Tự tử (suicide)
Dấu hiệu
Ngoài ra một số các em tự tử vì trong gia đình từng có người bị bệnh tâm thần. Hoặc các em từng bị thất bại, đau đớn vì tình yêu đổ vỡ hay mất người thương yêu.
Nếu bạn thấy các em có dấu hiệu hay hành động như, nói đến tự tử, lên kế hoạch tự tử hay tự làm mình bị thương, tỏ thái độ không muốn sống để phải chịu đựng thêm đau khổ.
Trịnh Thanh Thủy
***
Tài liệu tham khảo
-Students under pressure
http://www.apa.org/monitor/2014/09/cover-pressure.aspx
-Surveys show increase in stress among college students
https://news.fiu.edu/2015/04/surveys-show-increase-in-stress-among-college-students/86911
- The Top Mental Health Challenges Facing Students
http://www.bestcolleges.com/resources/top-5-mental-health-problems-facing-college-students/