Tác giả: Joseph Mercola,
| Dịch giả: Phương Chính
Bệnh Alzheimer được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến một phần tư dân số nước Mỹ trong hai thập kỷ tới, bằng với tỷ lệ hiện tại của người mắc bệnh béo phì và tiểu đường. Hiện nay, căn bệnh này đang làm khổ sở 5,4 triệu người Mỹ.
Một trong những lý do tiềm năng cho sự gia tăng mạnh mẽ của căn bệnh Alzheimer có thể liên quan đến sự tăng dư lượng thuốc diệt cỏ glyphosate trong nguồn thực phẩm của chúng ta. Glyphosate là một hoạt chất trong thuốc diệt cỏ Roundup của Monsanto, được sử dụng ngày càng nhiều hơn trên các cây trồng biến đổi gen (GE).
Glyphosate là một chelator khoáng chất (mineral chelator) mạnh, nó liên kết các khoáng chất như kẽm và mangan lại, khiến chúng không được hấp thụ bởi cây trồng hay bất kỳ ai ăn các cây trồng này bởi vì tẩy sạch glyphosate là việc không thể một khi chất này đã thẩm thấu vào từng tế bào của cây trồng. Điều này dẫn tới sự thiếu hụt kẽm mà được cho là yếu tố góp phần gây nên các bệnh như Alzheimer và Parkinson.
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh Alzheimer, và có rất ít cách điều trị. Các loại thuốc điều trị Alzheimer thường có ít hoặc không có ích lợi gì, điều này một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn ngừa bệnh. May mắn thay, một nghiên cứu có sức thuyết phục cho thấy bộ não của bạn có tính dẻo và khả năng tái sinh tuyệt vời, và chúng có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống và lối sống mà bạn lựa chọn.
Tránh xa chất gluten có vẻ là điều quan trọng then chốt, và trong hoàn cảnh hiện tại hãy đảm bảo rằng bạn bổ sung thật nhiều các chất béo lành mạnh (bao gồm cả các chất béo bão hòa mà bị một số người nói là không tốt).
Thiếu Hụt Kẽm Có Thể Góp Phần Gây Ra Bệnh Alzheimer Như Thế Nào
Nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt kẽm có thể góp phần gây ra bệnh Alzheimer bằng cách thúc đẩy sự tích tụ các khối protein khiếm khuyết trong não bộ, một trong những dấu hiệu xác nhận của bệnh này.
Theo những nhà nghiên cứu của Đại học Wisconsin-Madison, sự thiếu hụt kẽm có thể có vai trò quan trọng trong sự phát triển bệnh Alzheimer. Căn bệnh này có liên quan đến sự tích lũy các khối protein khiếm khuyết trong não bộ, và hóa ra kẽm là chất trọng yếu giúp ngăn chặn sự tích lũy này. Như trong bài báo miêu tả nghiên cứu của họ có viết:
“Với các loại protein, hình dạng quyết định mọi thứ. Hình dạng chính xác cho phép một số protein vận chuyển các nguyên tử hay phân tử quanh một tế bào, những protein khác đóng vai trò làm giàn giáo tế bào thiết yếu hoặc nhận dạng các vi khuẩn xâm nhập để tấn công.
Khi protein bị mất hình dạng do nhiệt độ cao hoặc do sự phá hủy hóa học, chúng sẽ ngừng làm việc và có thể liên kết lại với nhau thành khối – một dấu hiệu xác nhận của bệnh Parkinson và Alzheimer.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Wisconsin-Madison đã khám phá ra một yếu tố quan trọng khác làm giảm tính ổn định của protein và khiến protein kết thành khối: đó là thiếu kẽm, một khoáng chất kim loại thiết yếu. Các ion kẽm đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra và duy trì hình dạng chính xác của các loại protein”.
Như đã đề cập ở phía trên, các hoá chất nông nghiệp hiện đại có thể là yếu tố quan trọng gây ra căn bệnh này, bởi vì nhiều loại thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu là các chelator mạnh. Thực tế, glyphosate từ ban đầu đã được chứng nhận là một chelator khoáng chất.
Các chất chelator làm bất động các chất dinh dưỡng bằng cách liên kết chúng lại, làm các dưỡng chất này không phát huy được tác dụng sinh lý học trong cơ thể của bạn. Chúng làm điều này bằng cách hình thành một rào cản xung quanh các chất dinh dưỡng cụ thể, ngăn chặn hiệu quả các vi khuẩn có trong đất, thực vật, động vật hoặc con người sử dụng đúng cách các chất dinh dưỡng này.
Thậm chí cả khi các khoáng chất hiện diện trong cây trồng, nếu nó được tạo chelate với glyphosate, những khoáng chất này cũng sẽ không có tác dụng sinh lý học đối với cơ thể của bạn.
Khái niệm này đã được thảo luận khá sâu bởi Tiến sĩ Don Huber, một học giả có uy tín quốc tế, từng đạt giải thưởng khoa học và là giáo sư chuyên ngành bệnh học thực vật ở trường Đại học Purdue trong hơn 35 năm.
Nghiên cứu về nông nghiệp của Don Huber tập trung vào dịch tễ học và kiểm soát các tác nhân gây bệnh có trong đất, với sự chú trọng đặc biệt tới sinh thái học vi khuẩn, các cách kiểm soát mùa vụ và sinh vật học, và sinh lý học của các mối quan hệ vật chủ – ký sinh trùng.
Glyphosate nói riêng là một mối hiểm họa to lớn đối với sức khỏe bởi đây là chất được sử dụng rộng rãi nhất trong các loại thuốc trừ sâu trên thế giới. Chúng ta hiện nay đang sử dụng khoảng 400.000 tấn glyphosate mỗi năm cho các loại cây lương thực trên toàn cầu.
Các loại cây trồng biến đổi gen nói riêng thậm chí đang được phun ngày càng nhiều thuốc trừ sâu Roundup bởi cỏ dại cũng ngày càng kháng thuốc diệt cỏ. Kết quả là các loại ngũ cốc biến đổi gen có khuynh hướng có mức dư lượng glyphosate cao nhất. Trong một lần phân tích, ngô biến đổi gen được phát hiện có chứa lượng glyphosate là 13 ppm, trong khi ngô thường không chứa glyphosate.
Theo Tiến sĩ Huber, hiệu quả dinh dưỡng của cây trồng biến đổi gen bị tổn hại rất nhiều. Cái chất dinh dưỡng vi lượng như sắt, mangan và kẽm có thể bị giảm từ 80% đến 90% trong các cây trồng biến đổi gen! Tất nhiên, ảnh hưởng sức khỏe chắc chắn sẽ xảy ra nếu bạn luôn ăn các loại thức ăn mà cơ thể của bạn không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng và khoáng chất quan trọng từ chúng.
Nằm Ở Khu Chăm Sóc Đặc Biệt Dẫn Đến Các Triệu Chứng Của Bệnh Alzheimer Ở 1/3 Số Bệnh Nhân
Theo các tin tức liên quan, một nghiên cứu mới cho thấy việc thường xuyên ở trong khu chăm sóc đặc biệt (ICU) của bệnh viện sẽ dẫn đến các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ ở những bệnh nhân vốn không có vấn đề về nhận thức trước khi tới đó. Ở nhiều người, các vấn đề về nhận thức được phát hiện là kéo dài đến hơn một năm sau khi được xuất viện. Đáng ngạc nhiên là 75% bệnh nhân ở ICU đã trải qua trạng thái mê sảng và rời khỏi bệnh viện với các triệu chứng của các vấn đề về nhận thức; một phần ba có biểu hiện các triệu chứng giống như của các bệnh nhân Alzheimer. Tiến sĩ Wes Ely, giáo sư y khoa và chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt ở Nashville (bang Tennesse, Mỹ) đã nói với hãng tin CBS News rằng:
“Chúng tôi biết rằng có điều gì đó không ổn đã xảy ra với não bộ của bệnh nhân khi họ rời khỏi khu vực chăm sóc đặc biệt của khoa nội và khoa ngoại và sau đó phải sống với điều đó trong suốt quãng đời còn lại, nhưng chúng tôi không biết bộ não của họ đã bị mất năng lực đến mức độ nào. Vì vậy, chúng tôi bắt đầu xác định một cách chính xác những gì đã xảy ra với những bệnh nhân trở về từ ICU về khía cạnh chức năng của não bộ”.
Một yếu tố quan trọng có vẻ góp phần gây ra hiên tượng này là việc cho uống thuốc an thần, điều này có thể làm tăng nguy cơ bị mê sảng và các vấn đề nhận thức về lâu dài sau đó. Điều đáng quan tâm là hiện tượng này không chỉ gặp ở những người cao tuổi. Những người khỏe mạnh trong độ tuổi 30 và 40 cũng sẽ mắc các vấn đề về nhận thức sau khi họ ở trong khu vực chăm sóc đặc biệt. Như đã được trình bày trong một bài báo miêu tả nghiên cứu:
“[Tiến sỹ Ely] nghĩ rằng còn nhiều việc cần làm để giúp các bệnh nhân trong ICU duy trì sự hoạt bát, tỉnh táo và vận động bằng cách đi lại xung quanh nếu có thể, việc này nhằm giảm thiểu nguy cơ rơi vào trạng thái mê sảng. Rèn luyện bộ não của bạn bằng cách giải các câu đố hoặc chơi các trò chơi như Sudoku và trò chơi sắp chữ trong khi ở trong ICU cũng có thể thúc đẩy chức năng của não bộ. Giám sát thời lượng giấc ngủ của các bệnh nhân cũng có thể cải thiện kết quả điều trị, vì tiếng máy bíp, ánh sáng và các nhân viên chụp X-quang hay những lần xét nghiệm máu có thể ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi đầy đủ của những bệnh nhân đang ở trong ICU.
… Trong một bài xã luận đi kèm được công bố trên cùng số tạp chí, các nhà nghiên cứu tại Đại học Toronto đã chỉ ra rằng không phải tất cả các bệnh nhân đều bị mê sảng, và một số bệnh nhân được phát hiện có các vấn đề về nhận thức ở thời điểm ba tháng đầu sau đó đã cho thấy sự cải thiện qua 12 tháng. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã cho thấy ‘rõ ràng’ là sự suy giảm nhận thức ở những bệnh nhân này là một mối lo ngại về sức khỏe cộng đồng”.
Gây Mê Toàn Thân Có Thể Làm Tăng 35 Phần Trăm Nguy Cơ Mất Trí Nhớ Ở Người Cao Tuổi
Nghiên cứu có liên quan cho thấy rằng việc bị gây mê toàn thân có thể làm tăng 35% nguy cơ mất trí nhớ của người cao tuổi. Nghiên cứu này đã được trình bày tại hội nghị thường niên của Hội Gây mê Châu Âu (ESA). Trong bài viết về nghiên cứu này trên trang web Medical News Today (medicalnewstoday.com) có nói:
“Chứng rối loạn chức năng nhận thức sau phẫu thuật, viết tắt là POCD, có thể có liên quan tới chứng mất trí nhớ ở một vài năm sau đó. POCD là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi sau đại phẫu thuật. Có đề xuất cho rằng có một mối liên kết giữa POCD và sự phát triển của chứng mất trí nhờ một cơ chế bệnh lý phổ biến thông qua các peptide β amyloid. Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng một vài thuốc gây mê có thể gây ra viêm các mô thần kinh dẫn đến POCD và/hoặc những tiền chất của bệnh Alzheimer bao gồm các mảng β-amyloid và các đám rối sợi thần kinh”.
Trong nghiên cứu này, người ta đã theo dõi những người tham gia có độ tuổi từ 65 trở lên trong vòng 10 năm. Qua theo dõi, những người tham gia đã từng bị gây mê toàn thân ít nhất một lần có nguy cơ phát triển thành chứng mất trí nhớ tăng 35% so với những người không bị gây mê. Theo người đứng đầu nghiên cứu này – Tiến sĩ Francois Sztark:
“Những kết quả này ủng hộ giả thuyết cho rằng gây mê toàn thân làm tăng nguy cơ mất trí nhớ sau đó một vài năm. Sự công nhận POCD là điều thiết yếu trong việc quản lý chu phẫu ở bệnh nhân cao tuổi. Nên có kế hoạch theo dõi dài hạn những bệnh nhân này”.
Để đọc bản ngôn ngữ gốc, vui lòng click vào đây.
Code:
www.mercola.com
Bệnh Alzheimer được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến một phần tư dân số nước Mỹ trong hai thập kỷ tới, bằng với tỷ lệ hiện tại của người mắc bệnh béo phì và tiểu đường. Hiện nay, căn bệnh này đang làm khổ sở 5,4 triệu người Mỹ.
Một trong những lý do tiềm năng cho sự gia tăng mạnh mẽ của căn bệnh Alzheimer có thể liên quan đến sự tăng dư lượng thuốc diệt cỏ glyphosate trong nguồn thực phẩm của chúng ta. Glyphosate là một hoạt chất trong thuốc diệt cỏ Roundup của Monsanto, được sử dụng ngày càng nhiều hơn trên các cây trồng biến đổi gen (GE).
Glyphosate là một chelator khoáng chất (mineral chelator) mạnh, nó liên kết các khoáng chất như kẽm và mangan lại, khiến chúng không được hấp thụ bởi cây trồng hay bất kỳ ai ăn các cây trồng này bởi vì tẩy sạch glyphosate là việc không thể một khi chất này đã thẩm thấu vào từng tế bào của cây trồng. Điều này dẫn tới sự thiếu hụt kẽm mà được cho là yếu tố góp phần gây nên các bệnh như Alzheimer và Parkinson.
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh Alzheimer, và có rất ít cách điều trị. Các loại thuốc điều trị Alzheimer thường có ít hoặc không có ích lợi gì, điều này một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn ngừa bệnh. May mắn thay, một nghiên cứu có sức thuyết phục cho thấy bộ não của bạn có tính dẻo và khả năng tái sinh tuyệt vời, và chúng có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống và lối sống mà bạn lựa chọn.
Tránh xa chất gluten có vẻ là điều quan trọng then chốt, và trong hoàn cảnh hiện tại hãy đảm bảo rằng bạn bổ sung thật nhiều các chất béo lành mạnh (bao gồm cả các chất béo bão hòa mà bị một số người nói là không tốt).
Thiếu Hụt Kẽm Có Thể Góp Phần Gây Ra Bệnh Alzheimer Như Thế Nào
Nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt kẽm có thể góp phần gây ra bệnh Alzheimer bằng cách thúc đẩy sự tích tụ các khối protein khiếm khuyết trong não bộ, một trong những dấu hiệu xác nhận của bệnh này.
Theo những nhà nghiên cứu của Đại học Wisconsin-Madison, sự thiếu hụt kẽm có thể có vai trò quan trọng trong sự phát triển bệnh Alzheimer. Căn bệnh này có liên quan đến sự tích lũy các khối protein khiếm khuyết trong não bộ, và hóa ra kẽm là chất trọng yếu giúp ngăn chặn sự tích lũy này. Như trong bài báo miêu tả nghiên cứu của họ có viết:
“Với các loại protein, hình dạng quyết định mọi thứ. Hình dạng chính xác cho phép một số protein vận chuyển các nguyên tử hay phân tử quanh một tế bào, những protein khác đóng vai trò làm giàn giáo tế bào thiết yếu hoặc nhận dạng các vi khuẩn xâm nhập để tấn công.
Khi protein bị mất hình dạng do nhiệt độ cao hoặc do sự phá hủy hóa học, chúng sẽ ngừng làm việc và có thể liên kết lại với nhau thành khối – một dấu hiệu xác nhận của bệnh Parkinson và Alzheimer.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Wisconsin-Madison đã khám phá ra một yếu tố quan trọng khác làm giảm tính ổn định của protein và khiến protein kết thành khối: đó là thiếu kẽm, một khoáng chất kim loại thiết yếu. Các ion kẽm đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra và duy trì hình dạng chính xác của các loại protein”.
Như đã đề cập ở phía trên, các hoá chất nông nghiệp hiện đại có thể là yếu tố quan trọng gây ra căn bệnh này, bởi vì nhiều loại thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu là các chelator mạnh. Thực tế, glyphosate từ ban đầu đã được chứng nhận là một chelator khoáng chất.
Các chất chelator làm bất động các chất dinh dưỡng bằng cách liên kết chúng lại, làm các dưỡng chất này không phát huy được tác dụng sinh lý học trong cơ thể của bạn. Chúng làm điều này bằng cách hình thành một rào cản xung quanh các chất dinh dưỡng cụ thể, ngăn chặn hiệu quả các vi khuẩn có trong đất, thực vật, động vật hoặc con người sử dụng đúng cách các chất dinh dưỡng này.
Thậm chí cả khi các khoáng chất hiện diện trong cây trồng, nếu nó được tạo chelate với glyphosate, những khoáng chất này cũng sẽ không có tác dụng sinh lý học đối với cơ thể của bạn.
Khái niệm này đã được thảo luận khá sâu bởi Tiến sĩ Don Huber, một học giả có uy tín quốc tế, từng đạt giải thưởng khoa học và là giáo sư chuyên ngành bệnh học thực vật ở trường Đại học Purdue trong hơn 35 năm.
Nghiên cứu về nông nghiệp của Don Huber tập trung vào dịch tễ học và kiểm soát các tác nhân gây bệnh có trong đất, với sự chú trọng đặc biệt tới sinh thái học vi khuẩn, các cách kiểm soát mùa vụ và sinh vật học, và sinh lý học của các mối quan hệ vật chủ – ký sinh trùng.
Glyphosate nói riêng là một mối hiểm họa to lớn đối với sức khỏe bởi đây là chất được sử dụng rộng rãi nhất trong các loại thuốc trừ sâu trên thế giới. Chúng ta hiện nay đang sử dụng khoảng 400.000 tấn glyphosate mỗi năm cho các loại cây lương thực trên toàn cầu.
Các loại cây trồng biến đổi gen nói riêng thậm chí đang được phun ngày càng nhiều thuốc trừ sâu Roundup bởi cỏ dại cũng ngày càng kháng thuốc diệt cỏ. Kết quả là các loại ngũ cốc biến đổi gen có khuynh hướng có mức dư lượng glyphosate cao nhất. Trong một lần phân tích, ngô biến đổi gen được phát hiện có chứa lượng glyphosate là 13 ppm, trong khi ngô thường không chứa glyphosate.
Theo Tiến sĩ Huber, hiệu quả dinh dưỡng của cây trồng biến đổi gen bị tổn hại rất nhiều. Cái chất dinh dưỡng vi lượng như sắt, mangan và kẽm có thể bị giảm từ 80% đến 90% trong các cây trồng biến đổi gen! Tất nhiên, ảnh hưởng sức khỏe chắc chắn sẽ xảy ra nếu bạn luôn ăn các loại thức ăn mà cơ thể của bạn không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng và khoáng chất quan trọng từ chúng.
Nằm Ở Khu Chăm Sóc Đặc Biệt Dẫn Đến Các Triệu Chứng Của Bệnh Alzheimer Ở 1/3 Số Bệnh Nhân
Theo các tin tức liên quan, một nghiên cứu mới cho thấy việc thường xuyên ở trong khu chăm sóc đặc biệt (ICU) của bệnh viện sẽ dẫn đến các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ ở những bệnh nhân vốn không có vấn đề về nhận thức trước khi tới đó. Ở nhiều người, các vấn đề về nhận thức được phát hiện là kéo dài đến hơn một năm sau khi được xuất viện. Đáng ngạc nhiên là 75% bệnh nhân ở ICU đã trải qua trạng thái mê sảng và rời khỏi bệnh viện với các triệu chứng của các vấn đề về nhận thức; một phần ba có biểu hiện các triệu chứng giống như của các bệnh nhân Alzheimer. Tiến sĩ Wes Ely, giáo sư y khoa và chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt ở Nashville (bang Tennesse, Mỹ) đã nói với hãng tin CBS News rằng:
“Chúng tôi biết rằng có điều gì đó không ổn đã xảy ra với não bộ của bệnh nhân khi họ rời khỏi khu vực chăm sóc đặc biệt của khoa nội và khoa ngoại và sau đó phải sống với điều đó trong suốt quãng đời còn lại, nhưng chúng tôi không biết bộ não của họ đã bị mất năng lực đến mức độ nào. Vì vậy, chúng tôi bắt đầu xác định một cách chính xác những gì đã xảy ra với những bệnh nhân trở về từ ICU về khía cạnh chức năng của não bộ”.
Một yếu tố quan trọng có vẻ góp phần gây ra hiên tượng này là việc cho uống thuốc an thần, điều này có thể làm tăng nguy cơ bị mê sảng và các vấn đề nhận thức về lâu dài sau đó. Điều đáng quan tâm là hiện tượng này không chỉ gặp ở những người cao tuổi. Những người khỏe mạnh trong độ tuổi 30 và 40 cũng sẽ mắc các vấn đề về nhận thức sau khi họ ở trong khu vực chăm sóc đặc biệt. Như đã được trình bày trong một bài báo miêu tả nghiên cứu:
“[Tiến sỹ Ely] nghĩ rằng còn nhiều việc cần làm để giúp các bệnh nhân trong ICU duy trì sự hoạt bát, tỉnh táo và vận động bằng cách đi lại xung quanh nếu có thể, việc này nhằm giảm thiểu nguy cơ rơi vào trạng thái mê sảng. Rèn luyện bộ não của bạn bằng cách giải các câu đố hoặc chơi các trò chơi như Sudoku và trò chơi sắp chữ trong khi ở trong ICU cũng có thể thúc đẩy chức năng của não bộ. Giám sát thời lượng giấc ngủ của các bệnh nhân cũng có thể cải thiện kết quả điều trị, vì tiếng máy bíp, ánh sáng và các nhân viên chụp X-quang hay những lần xét nghiệm máu có thể ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi đầy đủ của những bệnh nhân đang ở trong ICU.
… Trong một bài xã luận đi kèm được công bố trên cùng số tạp chí, các nhà nghiên cứu tại Đại học Toronto đã chỉ ra rằng không phải tất cả các bệnh nhân đều bị mê sảng, và một số bệnh nhân được phát hiện có các vấn đề về nhận thức ở thời điểm ba tháng đầu sau đó đã cho thấy sự cải thiện qua 12 tháng. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã cho thấy ‘rõ ràng’ là sự suy giảm nhận thức ở những bệnh nhân này là một mối lo ngại về sức khỏe cộng đồng”.
Gây Mê Toàn Thân Có Thể Làm Tăng 35 Phần Trăm Nguy Cơ Mất Trí Nhớ Ở Người Cao Tuổi
Nghiên cứu có liên quan cho thấy rằng việc bị gây mê toàn thân có thể làm tăng 35% nguy cơ mất trí nhớ của người cao tuổi. Nghiên cứu này đã được trình bày tại hội nghị thường niên của Hội Gây mê Châu Âu (ESA). Trong bài viết về nghiên cứu này trên trang web Medical News Today (medicalnewstoday.com) có nói:
“Chứng rối loạn chức năng nhận thức sau phẫu thuật, viết tắt là POCD, có thể có liên quan tới chứng mất trí nhớ ở một vài năm sau đó. POCD là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi sau đại phẫu thuật. Có đề xuất cho rằng có một mối liên kết giữa POCD và sự phát triển của chứng mất trí nhờ một cơ chế bệnh lý phổ biến thông qua các peptide β amyloid. Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng một vài thuốc gây mê có thể gây ra viêm các mô thần kinh dẫn đến POCD và/hoặc những tiền chất của bệnh Alzheimer bao gồm các mảng β-amyloid và các đám rối sợi thần kinh”.
Trong nghiên cứu này, người ta đã theo dõi những người tham gia có độ tuổi từ 65 trở lên trong vòng 10 năm. Qua theo dõi, những người tham gia đã từng bị gây mê toàn thân ít nhất một lần có nguy cơ phát triển thành chứng mất trí nhớ tăng 35% so với những người không bị gây mê. Theo người đứng đầu nghiên cứu này – Tiến sĩ Francois Sztark:
“Những kết quả này ủng hộ giả thuyết cho rằng gây mê toàn thân làm tăng nguy cơ mất trí nhớ sau đó một vài năm. Sự công nhận POCD là điều thiết yếu trong việc quản lý chu phẫu ở bệnh nhân cao tuổi. Nên có kế hoạch theo dõi dài hạn những bệnh nhân này”.
Để đọc bản ngôn ngữ gốc, vui lòng click vào đây.
vietdaikynguyen