Mụn cóc (hạt cơm) là một loại bệnh lành tính trên da. Dù không gây nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị tận gốc sẽ gây ra nhiều khó chịu, bất tiện.
Một loại virus gây sùi có tên HPV là thủ phạm tạo nên những mụn cóc khó chịu. Mụn cóc có thể lây lan từ vùng này sang vùng khác trên cơ thể hoặc truyền từ người này sang người khác khi có sự tiếp xúc với dịch tiết ra từ mụn.
Mụn cóc có thể mọc ở nhiều vị trí trên cơ thể như bàn chân, mu bàn tay, ngón tay, cổ… ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây khó khăn trong sinh hoạt. Có rất nhiều phương pháp dân gian điều trị mụn cóc rất đơn giản, hiệu quả. Hãy tham khảo danh sách dưới đây:
Một loại virus gây sùi có tên HPV là thủ phạm tạo nên những mụn cóc khó chịu. Mụn cóc có thể lây lan từ vùng này sang vùng khác trên cơ thể hoặc truyền từ người này sang người khác khi có sự tiếp xúc với dịch tiết ra từ mụn.
Mụn cóc có thể mọc ở nhiều vị trí trên cơ thể như bàn chân, mu bàn tay, ngón tay, cổ… ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây khó khăn trong sinh hoạt. Có rất nhiều phương pháp dân gian điều trị mụn cóc rất đơn giản, hiệu quả. Hãy tham khảo danh sách dưới đây:
1. Đu đủ
Dùng nhựa của quả đu đủ non bôi trực tiếp lên các nốt mụn cóc. Bôi nhiều lần trong ngày cho đến khi khỏi mụn.
2. Tỏi
Giã nát 2-3 nhánh tỏi, chắt lấy nước tỏi nguyên chất. Sau đó trộn nước tỏi với chừng thìa nhỏ mật ong, khuấy đều. Rửa sạch, để khô vùng da có mụn rồi dùng bông thấm nước tỏi mật ong lên. Dùng tay thoa đều để dung dịch thấm đều lên da. Sau khoảng 15 phút thì rửa sạch lại bằng nước ấm.
3. Chuối xanh
Xát mặt trong của vỏ quả chuối xanh vào những nốt mụn cóc, mỗi ngày 2 lần. Để nguyên lớp nhựa chuối trên vùng da bị mụn cho đến lần xát tiếp theo mới rửa. Sau khoảng 1 tuần, mụn cóc sẽ bong ra.
4. Nha đam
Axit malic có trong nhựa cây nha đam có tác dụng tiêu trừ mụn cóc. Dùng nhựa nha đam bôi lên vùng da bị mụn cóc sẽ cho hiệu quả rất tốt. Bạn cũng có thể dùng vải quấn vùng da có đắp nha đam và cố định trong 1 giờ. Làm liên tục cho đến khi có kết quả.
5. Lá tía tô
Vò nát lá tía tô, chắt lấy nước, bôi thường xuyên vào các nốt mụn cóc, hoặc có thể đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn. Sau vài tuần, các nốt mụn sẽ mau chóng bị đánh bay.
6. Sung tươi
Nước chắt ra từ quả sung tươi có chứa các chất chống oxy hóa, kháng virus. Do đó nó khả năng loại bỏ mụn cóc. Ngoài ra, nước sung cũng giúp kháng viêm, ngăn chặn nhiễm trùng, làm da mịn màng. Thấm đều vài giọt nước sung vào những nốt mụn cóc, mỗi ngày 3 lần, liên tục trong 2 tuần. Bạn sẽ thu được hiệu quả bất ngờ.
Dùng nhựa của quả đu đủ non bôi trực tiếp lên các nốt mụn cóc. Bôi nhiều lần trong ngày cho đến khi khỏi mụn.
2. Tỏi
Giã nát 2-3 nhánh tỏi, chắt lấy nước tỏi nguyên chất. Sau đó trộn nước tỏi với chừng thìa nhỏ mật ong, khuấy đều. Rửa sạch, để khô vùng da có mụn rồi dùng bông thấm nước tỏi mật ong lên. Dùng tay thoa đều để dung dịch thấm đều lên da. Sau khoảng 15 phút thì rửa sạch lại bằng nước ấm.
3. Chuối xanh
Xát mặt trong của vỏ quả chuối xanh vào những nốt mụn cóc, mỗi ngày 2 lần. Để nguyên lớp nhựa chuối trên vùng da bị mụn cho đến lần xát tiếp theo mới rửa. Sau khoảng 1 tuần, mụn cóc sẽ bong ra.
4. Nha đam
Axit malic có trong nhựa cây nha đam có tác dụng tiêu trừ mụn cóc. Dùng nhựa nha đam bôi lên vùng da bị mụn cóc sẽ cho hiệu quả rất tốt. Bạn cũng có thể dùng vải quấn vùng da có đắp nha đam và cố định trong 1 giờ. Làm liên tục cho đến khi có kết quả.
5. Lá tía tô
Vò nát lá tía tô, chắt lấy nước, bôi thường xuyên vào các nốt mụn cóc, hoặc có thể đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn. Sau vài tuần, các nốt mụn sẽ mau chóng bị đánh bay.
6. Sung tươi
Nước chắt ra từ quả sung tươi có chứa các chất chống oxy hóa, kháng virus. Do đó nó khả năng loại bỏ mụn cóc. Ngoài ra, nước sung cũng giúp kháng viêm, ngăn chặn nhiễm trùng, làm da mịn màng. Thấm đều vài giọt nước sung vào những nốt mụn cóc, mỗi ngày 3 lần, liên tục trong 2 tuần. Bạn sẽ thu được hiệu quả bất ngờ.
Hữu Bằng (tổng hợp)(daikynguyenvn)