Đây là lời âm sự của một bác sĩ Triệu phú nghành phẫu thuật thẩm mỹ. Bạn sẽ thay đổi khi đọc những dòng chữ này. Quỹ thời gian không còn là bao mà. Bác sĩ Richard Teo Keng Siang, 40 tuổi, triệu phú ngành giải phẫu thẩm mỹ ở Singapore, phát hiện bị ung thư phổi giai đoạn cuối khi ở đỉnh cao nhất của tiền tài, danh vọng.
Từ nhỏ, bác sĩ Richard Teo luôn đứng đầu trường trong mọi môn học, từ khoa học đến thể thao. Khi vào ngành y, ông chọn giải phẫu thẩm mỹ vì lợi nhuận của nó vượt qua các ngành nghề khác. Ông trở thành một triệu phú chóng vánh.
Tháng 3/2011, bác sĩ Richard Teo được chẩn đoán bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Ông qua đời cuối năm 2012. Câu chuyện cảm động và những lời chia sẻ của ông trước khi mất vài ngày đã và đang được thanh niên khắp nơi theo dõi, lan truyền trên các trang mạng xã hội, được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Dưới đây là trích đoạn những tâm sự của bác sĩ Richard Teo về tiền tài, danh vọng, hưởng thụ… với sinh viên tại khóa Nha khoa D1 ở Singapore, tháng 11/2011, 8 tháng sau khi bị chẩn đoán ung thư:
“Tôi lớn lên trong một gia đình có mức sống dưới trung bình. Tôi học được từ mọi người xung quanh và môi trường sống rằng có thành công thì mới hạnh phúc. Thành công có nghĩa là giàu có. Với suy nghĩ này, tôi luôn ganh đua ngay từ nhỏ.
Không chỉ học ở trường giỏi, tôi cần thành công trong mọi lĩnh vực, từ các hoạt động tập thể đến chạy đua. Tôi cần đoạt được cúp, phải được giải cao nhất. Tôi vào trường y và trở thành bác sĩ. Chắc một số em biết rằng trong ngành y, phẫu thuật mắt là một trong những chuyên khoa khó vào nhất. Tôi đã vào được và đạt học bổng nghiên cứu của ĐH quốc gia Singapore.
Trong khi nghiên cứu, tôi có hai bằng phát minh, một về dụng cụ y khoa và một về tia lasers. Nhưng tất cả thành tựu này không mang lại cho tôi sự giàu có. Sau khi học hoàn tất, tôi thấy theo đuổi ngành phẫu thuật mắt mất quá nhiều thời gian trong khi ra ngoài làm tư kiếm được nhiều tiền hơn. Tôi quyết định bỏ ngành phẫu thuật mắt giữa chừng và nhảy qua mở trung tâm giải phẫu thẩm mỹ trong tỉnh.
Một người có thể không vui vẻ khi trả 20 USD cho một bác sĩ tổng quát nhưng không ngần ngại trả 10.000 USD để hút mỡ bụng, 15.000 USD sửa ngực… Do vậy, thay vì chữa bệnh, tôi quyết định trở thành người sửa sắc đẹp. Công việc làm ăn rất khấm khá. Bệnh nhân đến rất đông. Tôi mướn một, hai, ba rồi bốn bác sĩ. Chỉ trong vòng năm thứ nhất, chúng tôi đã lên hàng triệu phú. Nhưng chẳng thể nào là đủ vì tôi trở nên mê muội. Tôi bắt đầu bành trướng sang thị trường Indonesia để làm phẫu thuật cho những người giàu ở đó. Họ phung phí tiền bạc một cách dễ dàng. Làm tiền ở đó quá dễ…
Tôi làm gì với mớ tiền dư thừa? Cuối tuần tôi tiêu khiển ra sao? Thông thường tôi đến tụ tập tại câu lạc bộ đua xe hơi. Thỉnh thoảng tôi dự đua xe ở Sepang, Malaysia. Tôi mua một chiếc Ferrari 430. Sau khi có xe, tôi mua nhà, khu nghỉ mát. Tôi nghĩ phải hòa nhập với những người giàu có, nổi tiếng và bắt đầu giao tiếp với mỹ nhân, người giàu sang và danh tiếng, như hoa hậu thế giới hay người sáng lập mạng Internet, ăn uống ở mọi nhà hàng kể cả nhà hàng nổi tiếng của đầu bếp Michelin.
Tôi đã có được mọi thứ trong cuộc sống, đến tột đỉnh của sự nghiệp. Đó là tôi của một năm trước đây. Khoảng tháng 3 năm ngoái, đột nhiên tôi bị đau lưng. Tôi nghĩ chắc tại mình hay vận động mạnh. Tôi đến Bệnh viện đa khoa Singapore và nhờ bạn học chụp cộng hưởng từ để xem có phải bị trật đốt sống hay không. Rồi tôi thực hiện PET scans và được phát hiện đang ở giai đoạn 4 của ung thư phổi. Tôi được cho biết, ngay cả với hóa trị, tôi cũng chỉ còn được 3-4 tháng tối đa. Tôi chán nản, tuyệt vọng.
Điều mâu thuẫn là mọi thứ tôi có – sự thành công, cúp thưởng, xe cộ, nhà cửa – tất cả những thứ tôi nghĩ mang hạnh phúc – khi tôi xuống tinh thần, tuyệt vọng, không mang đến cho tôi niềm vui. Tôi chẳng thể ôm chiếc Ferrari ngủ. Chúng không mang lại một sự an ủi nào trong những tháng cuối cùng của cuộc đời tôi. Điều thật sự mang lại cho tôi niềm vui trong mười tháng cuối cùng là tiếp xúc với người thân, bạn bè, những người chân thành chăm sóc tôi, cười và khóc cùng tôi. Họ có thể nhìn thấy sự đau đớn, chịu đựng mà tôi phải trải qua.
Để tôi chia sẻ với các em một câu chuyện khác. Khi tôi bằng tuổi các em, tôi ở khu King Edward VII. Tôi có một người bạn khá lạ lùng tên là Jennifer. Khi chúng tôi đi bộ, nếu thấy một con ốc sên trên đường, cô ta sẽ nhặt nó lên và đặt lại trong thảm cỏ. Tôi thắc mắc tại sao phải làm thế, sao phải bẩn tay chỉ vì một con ốc sên? Sự thật là cô ta đã cảm được rằng con ốc có thể bị đạp nát chết nếu nằm đó. Đối với tôi, nếu không tránh đường thì đáng bị đạp nát, chỉ là luật tự nhiên thôi. Đối ngược nhau quá, phải không?
Tôi được huấn luyện thành bác sĩ để có từ tâm, đồng cảm nhưng tôi không có. Là một bác sĩ trực trong bệnh viện chuyên trị ung thư NUH (National University Hospital), tôi từng chứng kiến bao nhiêu người chết. Tôi đã thấy họ đau đớn và chịu sự tàn phá của cơ thể vì cơn đau. Tôi cũng đã chứng kiến bệnh nhân nhấn nút morphine tiêm vào máu từng giờ từng phút vì không chịu nổi sự đau đớn dày vò. Nhiều bệnh nhân phải dùng oxygene để thở hơi thở cuối cùng. Nhưng đó là công việc. Khi xong việc tôi chỉ muốn chạy ngay về nhà vì nghĩ là đã hoàn tất công việc hằng ngày.
Tôi thực sự không hiểu họ đau đớn như thế nào cho đến khi tôi là bệnh nhân. Nếu được làm lại từ đầu với cương vị một bác sĩ, tôi sẽ đổi khác. Vì tôi đã trải qua cơn đau đớn mà bệnh nhân vấp phải nên tôi rất hiểu họ chịu đựng sự dày vò của đau đớn như thế nào.
Ngay khi các em vào năm thứ nhất, bắt đầu hành trình để trở thành nha sĩ giải phẫu, cho phép tôi thử thách các em hai điều.
Hiển nhiên, tất cả các em ở đây sẽ bắt đầu đi làm tư. Các em sẽ thành giàu có. Tôi bảo đảm với các em rằng, chỉ trồng răng, các em kiếm được bạc ngàn, mớ tiền không tưởng được. Và thật ra, không có gì sai trái với thành công, giàu có. Điều phiền toái duy nhất là nhiều người chúng ta, như bản thân tôi, không thể kiềm chế được.
Tại sao tôi nói như vậy? Bởi vì càng tích tụ, càng có nhiều, tôi lại muốn nhiều hơn. Càng ham muốn, tôi càng trở nên mê muội. Tôi trở nên mê muội đến nỗi chẳng còn việc gì thành vấn đề đối với tôi nữa. Bệnh nhân chỉ là một nguồn lợi tức và tôi vắt cạn từng xu từ họ.
Nhiều khi chúng ta quên mất mình cần phục vụ ai. Chúng ta lầm lạc đến nỗi chẳng phục vụ ai ngoài chính mình. Điều đó đã xảy ra với tôi. Trong khi khám bệnh, đôi khi chúng ta khuyên bệnh nhân chữa trị bệnh không hẳn có, không rõ rệt và ngay cả khi không cần thiết.
Ngay tại thời điểm này, tôi biết ai là bạn tôi, chân thành lo lắng cho tôi và ai chỉ muốn làm tiền tôi bằng cách bán buôn “hy vọng” cho tôi. Chúng ta đánh mất lương tâm vì chúng ta chỉ muốn kiếm tiền.
Tệ hại hơn, tôi có thể kể cho các em nghe, vài năm vừa qua, chúng tôi đã nói xấu đồng nghiệp, hạ thấp họ xuống để nâng mình lên. Điều đó đang xảy ra trong ngành y và ở mọi nơi. Tôi thử thách các em không để đánh mất lương tâm mình. Tôi trả giá đắt cho bài học này. Và tôi hy vọng các em sẽ không bao giờ phải như vậy.
Thứ hai là đa số chúng ta khi bắt đầu công việc đều chưa có “cảm giác” đối với bệnh nhân. Cho dù trong bệnh viện hay nhà thương tư cũng có vô số bệnh nhân để chữa trị. Tôi chỉ muốn bệnh nhân rời phòng làm việc của tôi càng sớm càng tốt. Đó là sự thật và trở thành một công việc bình thường hằng ngày.
Tôi đã thực sự hiểu bệnh nhân nghĩ về mình thế nào chăng? Thực ra là không. Nỗi lo sợ và lo âu của bệnh nhân và những thứ khác mà họ đã trải qua. Thực ra tôi cũng không biết đến khi tôi lâm trọng bệnh và đó là một sai lầm to nhất của hệ thống y khoa tân tiến. Chúng ta được huấn luyện để trở thành những chuyên gia y cũng như nha khoa nhưng chúng ta lại không hiểu bệnh nhân cảm nhận chúng ta như thế nào.
Tôi không đòi hỏi các em phải xúc động, vì như vậy cũng không chuyên nghiệp, mà chỉ hỏi chúng ta có thật sự cố gắng tìm hiểu nỗi đau đớn của họ không? Phần lớn là không, tôi có thể chắc chắn như vây. Do đó, tôi thử thách các em luôn đặt mình vào cương vị của bệnh nhân.
Bởi vì sự đau đớn, nỗi lo lắng, sợ hãi rất thực với họ mặc dù không thực đối với các em. Ngay hiện giờ, tôi đang chữa hóa trị lần thứ 5. Tôi có thể cho các em biết nó rất kinh khủng. Hóa trị là thứ các em không muốn ngay cả kẻ thù của mình phải trải qua vì bị hành, đau đớn, ói mửa. Cảm giác khủng khiếp. Và bây giờ, với chút năng lực còn lại, tôi tìm đến các bệnh nhân ung thư khác vì tôi thật sự hiểu được họ đau đớn, chịu đựng như thế nào. Hơi muộn màng và ít ỏi.
Các em có cả tương lai sáng lạn phía trước với tất cả tài năng và nhiệt huyết. Tôi thử thách các em, ngoài bệnh nhân của mình, hiểu thêm rằng có nhiều người ngoài kia đang thật sự đau đớn, thật sự khó khăn, đừng nghĩ rằng chỉ có người nghèo mới phải khổ. Điều này không đúng. Những người nghèo khó vốn sẵn không có gì, họ dễ dàng chấp nhận. Do đó, họ hạnh phúc hơn các em và tôi. Nhưng có nhiều người đang đau khổ về tâm thần, thể xác, tình cảm, vật chất… Chúng ta lựa chọn làm lơ hoặc chúng ta không muốn biết đến sự hiện hữu của họ.
Do đó đừng quên, khi các em được thành danh, hãy với tay đến những người cần sự giúp đỡ. Bất cứ việc gì các em làm đều có thể mang đến sự khác biệt lớn cho họ. Bây giờ tôi ở vị trí của người tiếp nhận, tôi hiểu rõ, thấy khác khi có người thật sự chăm lo, khuyến khích mình. Nhờ vậy mà tôi vẫn có thể nói chuyện với các em hôm nay.
Mọi người đều biết rằng sẽ có ngày phải chết, chúng ta ai cũng biết như vậy. Nhưng sự thật, không ai tin, vì nếu tin chúng ta đã sống một cách khác. Khi tôi phải đối diện với cái chết, tôi lột bỏ mọi thứ, chỉ tập trung vào thứ thiết yếu. Thật trái ngược rằng, chỉ khi sắp chết thì mình mới biết nên sống như thế nào. Tôi biết điều này nghe qua thật mơ hồ, nhưng đó là sự thật và tôi đang trải qua.
Đừng để xã hội bảo ban các em cách sống. Đừng để môi trường bắt các em phải làm gì. Điều này đã xảy ra cho tôi. Tôi tưởng như vậy là hạnh phúc. Tôi hy vọng các em suy nghĩ lại và sẽ tự quyết định cuộc sống của chính các em. Không phải do người khác bảo ban mà là các em quyết định, sống cho mình hay mang đến sự tốt đẹp cho đời sống của người khác. Hạnh phúc thật sự không có được khi chỉ sống cho mình. Sự thật không như tôi đã tưởng.
Tôi xin tóm lược, trong cuộc sống, chúng ta biết sắp xếp thứ tự trước sau càng sớm, càng tốt. Đừng giống như tôi. Tôi không còn cách nào khác và đã phải trả giá đắt cho bài học…”.
Khi một bệnh nhân nhập viện, bác sĩ luôn luôn thử những thử máu cơ bản là: CBC (Complete Blood Count), Electrolytes, và LFT’s (Liver Function Tests). CBC dùng để xem bệnh nhân có dấu hiệu bị nhiễm trùng, bị thiếu máu hay không. Electrolytes để xem cân bằng của các lượng muối khoáng như sodium, potassium, calcium, mangnessium, nồng độ đường trong máu và các chất chất liên hệ đến sự hữu hiệu của trái thận. Còn LFT’s để xem xét sức khoẻ của lá gan.
Nói về các thử máu để làm gì? Để hiểu là cơ thể của ta rất tinh khôn, tự điều chỉnh những gì chúng ta ăn hay uống vào, để giữ cho cơ thể luôn được…mát! Tất cả những gì đi qua bao tử đều được “rả đám” ra thành những phần tử nhỏ, những gì cần sẽ được hấp thụ và biến chế lại, còn những gì không cần sẽ bị thảy ra ngoài.
Bây giờ hãy bàn về thuốc bổ.
Thuốc bổ, vitamin, được dùng như những chất phụ cho các phản ứng sinh hoá của cơ thể và số lượng cần rất nhỏ. Vì là “phụ gia” cho nên chỉ một mình vitamin không thôi, sẽ không đủ làm cho chúng ta khoẻ! Có nghĩa là, thức ăn là chính, và vitamin chỉ là phụ.
Hầu hết những vitamin mà cơ thể cần hằng ngày đều có trong thực phẩm. Một người khoẻ mạnh trung bình có thể hấp thụ đủ những vitamin cần thiết, với điều kiện là ăn uống cân bằng, mà không nhất thiết là ăn sáng! Chỉ có những cụ già, những người bị bệnh kinh niên, bị ung thư hay AIDS, và phụ nữ mang thai mới cần thêm vitamin. Cho dù cần đi nữa, theo cơ quan FDA, mỗi ngày một viên đa sinh tố (multivitamin)là đủ.
Trong trường hợp bạn uống nhiều vitamin, cơ thể sẽ xem đó như là chất…độc và tìm cách thải ra nước tiểu. Không tin, bạn thử ngửi mùi nước tiểu, sau vài ngày uống vitamin sẽ thấy…thơm lừng…mùi thuốc bổ.
Một vài ví dụ điển hình về thuốc bổ mà nghiên cứu cho thấy uống nhiều chẳng có lợi gì cả.
Trước hết là calcium, “thuốc bổ xương”. Nghiên cứu cho thấy uống thuốc calcium nồng độ cao không làm cho xương cốt rắn chắc hơn. Đúng là trẻ em đang lớn sẽ cần calcium để tăng trưởng. Để cho calcium có thể nhập vào trong xương, cần có những tế bào xương hoạt động. Calcium nhập vào xương còn tuỳ thuộc vào các “hormone xương” khác nhau, kể cả hormone estrogen và testosterone. Khi chúng ta đã qua thời kỳ nhổ giò, những tế bào xương bắt đầu tàn lụi, hormone sút kém đi thì khả năng nhập calcium vào xương chỉ ở mức độ bảo trì, và cần rất ít.
Calcium cũng cần cho sự co thắt của bắp thịt và sự truyền tín hiệu của các dây thần kinh, ở mức độ thấp. Vì thế nồng độ calcium trong máu bao giờ cũng được bảo hoà. Cao hơn mức bình thường, bị thải ra nước tiểu, có khi nghẽn đường ống, sanh ra sạn thận. Đó là lý do tại sao, bác sĩ sẽ thử calcium khi có vấn đề như đã nói ở đầu bài. Lượng calcium tốt nhất ở trong sữa tươi, chứ không phải ở trong viên thuốc! Và, calcium nhập vào xương khi chúng ta…đi bộ!
Liên hệ đến calcium là vitamin D, thật ra là một loại hormone, giúp cho cơ thể hấp thụ calcium, chống bệnh còi xương. Chỉ cần uống một viên vitamin D là đủ cho cả tháng.
Ví dụ khác là so với ăn cá, uống dầu cá cũng không có lợi gì ráo. Những viên thuốc dầu cá không cung cấp đúng lượng omega-3 như quảng cáo so với ăn cá, ăn trái bơ, hay đậu phộng.
Hiệu ứng của nhiều thuốc vitamin khác cũng lần lượt được các nghiên cứu bác bỏ. Lý do là hầu hết các loại vitamin đóng chai chỉ là hoá chất được biến chế bằng các phản ứng hoá học. Cơ thể rất khôn, chỉ cho nhập những vitamin “tự nhiên” chứa trong thực phẫm mà thôi. Điều này làm cho một số công ty sản xuất vitamin tranh nhau cãi là thuốc của mình gần với tự nhiên hơn.
Không có gì gần với tự nhiên bằng chính…tự nhiên!.
Kế đến, hãy nói về thức ăn bổ.
Hằng ngày bạn nghe nhiều quảng cáo là thức ăn này hay thức ăn nọ bổ, khoẻ. Không có gì sai trái cả về những điều được nói, nhưng, có những điều chưa nói đến mà người tiêu thụ cần phải biết.
Một vài ví dụ điển hình nhé.
Ví dụ thứ nhất là nước cam tươi…đóng chai. Đã gọi là tươi tại sao lại đóng chai? Đúng, là nước cam được vắt từ cam tươi thu hoạch đầu mùa, tuy nhiên sau đó được chứa trong những thùng chưa containers có khi cả năm trước khi bán cho người tiêu thụ. Để tăng cường chất sợi fiber trong nước cam, người ta trộn…bột giấy vào trong đó. Ngoài ra, nồng độ đường trái cây fructose rất cao trong nước cam khi hàm lượng nước được cho bay hơi để làm cho ngọt hơn.
Trước khi nêu ví dụ kế tiếp, xin ôn lại kiến thức về…đường. Như đã nêu, một trong những thử khi nhập viện là lượng đường trong máu. Bạn có biết, tổng số lượng đường trong máu ở mức bão hoà chỉ vào khoảng một muỗng cà phê đường? Như vậy, khi ăn nhiều đường vào, cơ thể sẽ tìm cách cân bằng và giải quyết lượng đường thặng dư, đa phần là biến thành…mỡ. Đường trái cây fructose còn tệ hơn là đường mía glucose vì nó không tiêu được và phải chạy qua lá gan, nhọc nhằn để biến chế trước khi được tiêu thụ vào tế bào.
Ví dụ kế tiếp là sữa chua “da ua”, tức là yogurt. Đúng là sữa chua tốt cho cơ thể vì có chứa calcium và men sữa giúp tăng cường vi khuẩn tốt trong đường ruột. Tuy nhiên hầu hết sữa chua bán trong siêu thị đều được trộn đường hay trái cây khô cho…bớt chua. Một hủ yogurt có chứa 16 gram đường, trong khi đó cơ quan USDA khuyên mỗi ngày chúng ta chỉ cần có 12 gram đường (4 muỗng) mà thôi. Nên ăn sữa chua tự làm lấy, hay loại sữa chua Greek yogurt.
Liên hệ tới sữa chua là trái cây khô như nho khô chẳng hạn. Nho khô có nhiều trong các loại cereal, ăn sáng cho..bổ. Nho tươi, trái cây tươi trên nguyên tắc, ăn nhiều cũng không tốt vì có chứa đường fructose, nhưng bù lại ta có chất sợi fiber, vitamins, và…nước. Nồng độ đường trong trái cây khô cao hơn trái cây tươi gấp 5 đến 10 lần. Hơn nữa, vì khô, nên chúng ta sẽ ăn nhiều hơn là khi ăn trái cây tươi.
Ví dụ cuối cùng là sữa đậu nành. Đúng là đậu nành cung cấp nguồn protein và được sử dụng trong nhiều món ăn chay. Tuy nhiên hầu hết đậu nành ở Mỹ là sản phẩm GMF/ GMO (Genetic Modified Foods, Genetic Modified Organism). Thực phẫm GMF, súc vật GMO có DNA được thay đổi để chống…thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại, chống bệnh tật, hấp thụ nhiều thuốc trụ sinh và hormone. Các bạn chắc đã từng vào Costco hay Home Depot để mua thuốc trừ cỏ dại Round Up? Thuốc này và các loại thuốc trừ sâu được phun “tưới hột sen” vào các loại cây, trái GMF. Dĩ nhiên, vì đã bị thay đổi DNA, các loại cây này không chết vì sâu bọ, và thuốc xịt, nhưng thuốc lại thấm vào cây và truyền vào súc vật và người tiêu thụ.
Ngoài ra, sữa đậu nành bán ở siêu thị Mỹ còn chứa chất carrageenan làm cho sữa
giống như sữa” có thể gây ra ung thư ruột già. Riêng đậu nành, có chưa các chất sau đây:
Chất phyto-estrogen, tương tự như hormone nữ estrogen có thể làm xáo trộn chu kỳ kinh nguyệt và làm khó có thai, và thậm chí nghi ngờ tăng nguy cơ ung thư vú.
Chất haemagglutinin, làm cho các tế bào máu chụm lại với nhau, dễ nghẽn mạch máu.
Chất phytic acid ngăn chận sự hấp thụ các chất như calcium, magnesium, chất đồng copper, chất sắt và kẽm.
Chất nhôm, có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, trái thận, và bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
Chất isoflavones- genistein and daidzein, có thể kích thích tăng trưởng các tế bào ung thư vú.
Chất goitrogens, làm giảm sự hoạt động của tuyến giáp thyroid, gây ra suy tuyến giáp.
Dĩ nhiên, thông tin của bài viết này không nhằm doạ nạt bạn đọc, không được ăn đậu nành, uống nước cam, ăn sữa chua hay uống thuốc bổ… Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên giữ những thuốc bổ và đồ ăn bổ ở mức tối thiểu.
Ăn uống đồ bổ nhiều chưa hẳn là khoẻ. Ăn đồ cao lương mỹ vị chưa hẳn là tốt. Bổ nhiều quá chỉ có hại cho sức khoẻ mà thôi.
BS Hồ Ngọc Minh
(nhinrabonphuong)
Từ nhỏ, bác sĩ Richard Teo luôn đứng đầu trường trong mọi môn học, từ khoa học đến thể thao. Khi vào ngành y, ông chọn giải phẫu thẩm mỹ vì lợi nhuận của nó vượt qua các ngành nghề khác. Ông trở thành một triệu phú chóng vánh.
Tháng 3/2011, bác sĩ Richard Teo được chẩn đoán bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Ông qua đời cuối năm 2012. Câu chuyện cảm động và những lời chia sẻ của ông trước khi mất vài ngày đã và đang được thanh niên khắp nơi theo dõi, lan truyền trên các trang mạng xã hội, được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Dưới đây là trích đoạn những tâm sự của bác sĩ Richard Teo về tiền tài, danh vọng, hưởng thụ… với sinh viên tại khóa Nha khoa D1 ở Singapore, tháng 11/2011, 8 tháng sau khi bị chẩn đoán ung thư:
“Tôi lớn lên trong một gia đình có mức sống dưới trung bình. Tôi học được từ mọi người xung quanh và môi trường sống rằng có thành công thì mới hạnh phúc. Thành công có nghĩa là giàu có. Với suy nghĩ này, tôi luôn ganh đua ngay từ nhỏ.
Không chỉ học ở trường giỏi, tôi cần thành công trong mọi lĩnh vực, từ các hoạt động tập thể đến chạy đua. Tôi cần đoạt được cúp, phải được giải cao nhất. Tôi vào trường y và trở thành bác sĩ. Chắc một số em biết rằng trong ngành y, phẫu thuật mắt là một trong những chuyên khoa khó vào nhất. Tôi đã vào được và đạt học bổng nghiên cứu của ĐH quốc gia Singapore.
Trong khi nghiên cứu, tôi có hai bằng phát minh, một về dụng cụ y khoa và một về tia lasers. Nhưng tất cả thành tựu này không mang lại cho tôi sự giàu có. Sau khi học hoàn tất, tôi thấy theo đuổi ngành phẫu thuật mắt mất quá nhiều thời gian trong khi ra ngoài làm tư kiếm được nhiều tiền hơn. Tôi quyết định bỏ ngành phẫu thuật mắt giữa chừng và nhảy qua mở trung tâm giải phẫu thẩm mỹ trong tỉnh.
Một người có thể không vui vẻ khi trả 20 USD cho một bác sĩ tổng quát nhưng không ngần ngại trả 10.000 USD để hút mỡ bụng, 15.000 USD sửa ngực… Do vậy, thay vì chữa bệnh, tôi quyết định trở thành người sửa sắc đẹp. Công việc làm ăn rất khấm khá. Bệnh nhân đến rất đông. Tôi mướn một, hai, ba rồi bốn bác sĩ. Chỉ trong vòng năm thứ nhất, chúng tôi đã lên hàng triệu phú. Nhưng chẳng thể nào là đủ vì tôi trở nên mê muội. Tôi bắt đầu bành trướng sang thị trường Indonesia để làm phẫu thuật cho những người giàu ở đó. Họ phung phí tiền bạc một cách dễ dàng. Làm tiền ở đó quá dễ…
Tôi làm gì với mớ tiền dư thừa? Cuối tuần tôi tiêu khiển ra sao? Thông thường tôi đến tụ tập tại câu lạc bộ đua xe hơi. Thỉnh thoảng tôi dự đua xe ở Sepang, Malaysia. Tôi mua một chiếc Ferrari 430. Sau khi có xe, tôi mua nhà, khu nghỉ mát. Tôi nghĩ phải hòa nhập với những người giàu có, nổi tiếng và bắt đầu giao tiếp với mỹ nhân, người giàu sang và danh tiếng, như hoa hậu thế giới hay người sáng lập mạng Internet, ăn uống ở mọi nhà hàng kể cả nhà hàng nổi tiếng của đầu bếp Michelin.
Tôi đã có được mọi thứ trong cuộc sống, đến tột đỉnh của sự nghiệp. Đó là tôi của một năm trước đây. Khoảng tháng 3 năm ngoái, đột nhiên tôi bị đau lưng. Tôi nghĩ chắc tại mình hay vận động mạnh. Tôi đến Bệnh viện đa khoa Singapore và nhờ bạn học chụp cộng hưởng từ để xem có phải bị trật đốt sống hay không. Rồi tôi thực hiện PET scans và được phát hiện đang ở giai đoạn 4 của ung thư phổi. Tôi được cho biết, ngay cả với hóa trị, tôi cũng chỉ còn được 3-4 tháng tối đa. Tôi chán nản, tuyệt vọng.
Điều mâu thuẫn là mọi thứ tôi có – sự thành công, cúp thưởng, xe cộ, nhà cửa – tất cả những thứ tôi nghĩ mang hạnh phúc – khi tôi xuống tinh thần, tuyệt vọng, không mang đến cho tôi niềm vui. Tôi chẳng thể ôm chiếc Ferrari ngủ. Chúng không mang lại một sự an ủi nào trong những tháng cuối cùng của cuộc đời tôi. Điều thật sự mang lại cho tôi niềm vui trong mười tháng cuối cùng là tiếp xúc với người thân, bạn bè, những người chân thành chăm sóc tôi, cười và khóc cùng tôi. Họ có thể nhìn thấy sự đau đớn, chịu đựng mà tôi phải trải qua.
Để tôi chia sẻ với các em một câu chuyện khác. Khi tôi bằng tuổi các em, tôi ở khu King Edward VII. Tôi có một người bạn khá lạ lùng tên là Jennifer. Khi chúng tôi đi bộ, nếu thấy một con ốc sên trên đường, cô ta sẽ nhặt nó lên và đặt lại trong thảm cỏ. Tôi thắc mắc tại sao phải làm thế, sao phải bẩn tay chỉ vì một con ốc sên? Sự thật là cô ta đã cảm được rằng con ốc có thể bị đạp nát chết nếu nằm đó. Đối với tôi, nếu không tránh đường thì đáng bị đạp nát, chỉ là luật tự nhiên thôi. Đối ngược nhau quá, phải không?
Tôi được huấn luyện thành bác sĩ để có từ tâm, đồng cảm nhưng tôi không có. Là một bác sĩ trực trong bệnh viện chuyên trị ung thư NUH (National University Hospital), tôi từng chứng kiến bao nhiêu người chết. Tôi đã thấy họ đau đớn và chịu sự tàn phá của cơ thể vì cơn đau. Tôi cũng đã chứng kiến bệnh nhân nhấn nút morphine tiêm vào máu từng giờ từng phút vì không chịu nổi sự đau đớn dày vò. Nhiều bệnh nhân phải dùng oxygene để thở hơi thở cuối cùng. Nhưng đó là công việc. Khi xong việc tôi chỉ muốn chạy ngay về nhà vì nghĩ là đã hoàn tất công việc hằng ngày.
Tôi thực sự không hiểu họ đau đớn như thế nào cho đến khi tôi là bệnh nhân. Nếu được làm lại từ đầu với cương vị một bác sĩ, tôi sẽ đổi khác. Vì tôi đã trải qua cơn đau đớn mà bệnh nhân vấp phải nên tôi rất hiểu họ chịu đựng sự dày vò của đau đớn như thế nào.
Ngay khi các em vào năm thứ nhất, bắt đầu hành trình để trở thành nha sĩ giải phẫu, cho phép tôi thử thách các em hai điều.
Hiển nhiên, tất cả các em ở đây sẽ bắt đầu đi làm tư. Các em sẽ thành giàu có. Tôi bảo đảm với các em rằng, chỉ trồng răng, các em kiếm được bạc ngàn, mớ tiền không tưởng được. Và thật ra, không có gì sai trái với thành công, giàu có. Điều phiền toái duy nhất là nhiều người chúng ta, như bản thân tôi, không thể kiềm chế được.
Tại sao tôi nói như vậy? Bởi vì càng tích tụ, càng có nhiều, tôi lại muốn nhiều hơn. Càng ham muốn, tôi càng trở nên mê muội. Tôi trở nên mê muội đến nỗi chẳng còn việc gì thành vấn đề đối với tôi nữa. Bệnh nhân chỉ là một nguồn lợi tức và tôi vắt cạn từng xu từ họ.
Nhiều khi chúng ta quên mất mình cần phục vụ ai. Chúng ta lầm lạc đến nỗi chẳng phục vụ ai ngoài chính mình. Điều đó đã xảy ra với tôi. Trong khi khám bệnh, đôi khi chúng ta khuyên bệnh nhân chữa trị bệnh không hẳn có, không rõ rệt và ngay cả khi không cần thiết.
Ngay tại thời điểm này, tôi biết ai là bạn tôi, chân thành lo lắng cho tôi và ai chỉ muốn làm tiền tôi bằng cách bán buôn “hy vọng” cho tôi. Chúng ta đánh mất lương tâm vì chúng ta chỉ muốn kiếm tiền.
Tệ hại hơn, tôi có thể kể cho các em nghe, vài năm vừa qua, chúng tôi đã nói xấu đồng nghiệp, hạ thấp họ xuống để nâng mình lên. Điều đó đang xảy ra trong ngành y và ở mọi nơi. Tôi thử thách các em không để đánh mất lương tâm mình. Tôi trả giá đắt cho bài học này. Và tôi hy vọng các em sẽ không bao giờ phải như vậy.
Thứ hai là đa số chúng ta khi bắt đầu công việc đều chưa có “cảm giác” đối với bệnh nhân. Cho dù trong bệnh viện hay nhà thương tư cũng có vô số bệnh nhân để chữa trị. Tôi chỉ muốn bệnh nhân rời phòng làm việc của tôi càng sớm càng tốt. Đó là sự thật và trở thành một công việc bình thường hằng ngày.
Tôi đã thực sự hiểu bệnh nhân nghĩ về mình thế nào chăng? Thực ra là không. Nỗi lo sợ và lo âu của bệnh nhân và những thứ khác mà họ đã trải qua. Thực ra tôi cũng không biết đến khi tôi lâm trọng bệnh và đó là một sai lầm to nhất của hệ thống y khoa tân tiến. Chúng ta được huấn luyện để trở thành những chuyên gia y cũng như nha khoa nhưng chúng ta lại không hiểu bệnh nhân cảm nhận chúng ta như thế nào.
Tôi không đòi hỏi các em phải xúc động, vì như vậy cũng không chuyên nghiệp, mà chỉ hỏi chúng ta có thật sự cố gắng tìm hiểu nỗi đau đớn của họ không? Phần lớn là không, tôi có thể chắc chắn như vây. Do đó, tôi thử thách các em luôn đặt mình vào cương vị của bệnh nhân.
Bởi vì sự đau đớn, nỗi lo lắng, sợ hãi rất thực với họ mặc dù không thực đối với các em. Ngay hiện giờ, tôi đang chữa hóa trị lần thứ 5. Tôi có thể cho các em biết nó rất kinh khủng. Hóa trị là thứ các em không muốn ngay cả kẻ thù của mình phải trải qua vì bị hành, đau đớn, ói mửa. Cảm giác khủng khiếp. Và bây giờ, với chút năng lực còn lại, tôi tìm đến các bệnh nhân ung thư khác vì tôi thật sự hiểu được họ đau đớn, chịu đựng như thế nào. Hơi muộn màng và ít ỏi.
Các em có cả tương lai sáng lạn phía trước với tất cả tài năng và nhiệt huyết. Tôi thử thách các em, ngoài bệnh nhân của mình, hiểu thêm rằng có nhiều người ngoài kia đang thật sự đau đớn, thật sự khó khăn, đừng nghĩ rằng chỉ có người nghèo mới phải khổ. Điều này không đúng. Những người nghèo khó vốn sẵn không có gì, họ dễ dàng chấp nhận. Do đó, họ hạnh phúc hơn các em và tôi. Nhưng có nhiều người đang đau khổ về tâm thần, thể xác, tình cảm, vật chất… Chúng ta lựa chọn làm lơ hoặc chúng ta không muốn biết đến sự hiện hữu của họ.
Do đó đừng quên, khi các em được thành danh, hãy với tay đến những người cần sự giúp đỡ. Bất cứ việc gì các em làm đều có thể mang đến sự khác biệt lớn cho họ. Bây giờ tôi ở vị trí của người tiếp nhận, tôi hiểu rõ, thấy khác khi có người thật sự chăm lo, khuyến khích mình. Nhờ vậy mà tôi vẫn có thể nói chuyện với các em hôm nay.
Mọi người đều biết rằng sẽ có ngày phải chết, chúng ta ai cũng biết như vậy. Nhưng sự thật, không ai tin, vì nếu tin chúng ta đã sống một cách khác. Khi tôi phải đối diện với cái chết, tôi lột bỏ mọi thứ, chỉ tập trung vào thứ thiết yếu. Thật trái ngược rằng, chỉ khi sắp chết thì mình mới biết nên sống như thế nào. Tôi biết điều này nghe qua thật mơ hồ, nhưng đó là sự thật và tôi đang trải qua.
Đừng để xã hội bảo ban các em cách sống. Đừng để môi trường bắt các em phải làm gì. Điều này đã xảy ra cho tôi. Tôi tưởng như vậy là hạnh phúc. Tôi hy vọng các em suy nghĩ lại và sẽ tự quyết định cuộc sống của chính các em. Không phải do người khác bảo ban mà là các em quyết định, sống cho mình hay mang đến sự tốt đẹp cho đời sống của người khác. Hạnh phúc thật sự không có được khi chỉ sống cho mình. Sự thật không như tôi đã tưởng.
Tôi xin tóm lược, trong cuộc sống, chúng ta biết sắp xếp thứ tự trước sau càng sớm, càng tốt. Đừng giống như tôi. Tôi không còn cách nào khác và đã phải trả giá đắt cho bài học…”.
Khi một bệnh nhân nhập viện, bác sĩ luôn luôn thử những thử máu cơ bản là: CBC (Complete Blood Count), Electrolytes, và LFT’s (Liver Function Tests). CBC dùng để xem bệnh nhân có dấu hiệu bị nhiễm trùng, bị thiếu máu hay không. Electrolytes để xem cân bằng của các lượng muối khoáng như sodium, potassium, calcium, mangnessium, nồng độ đường trong máu và các chất chất liên hệ đến sự hữu hiệu của trái thận. Còn LFT’s để xem xét sức khoẻ của lá gan.
Nói về các thử máu để làm gì? Để hiểu là cơ thể của ta rất tinh khôn, tự điều chỉnh những gì chúng ta ăn hay uống vào, để giữ cho cơ thể luôn được…mát! Tất cả những gì đi qua bao tử đều được “rả đám” ra thành những phần tử nhỏ, những gì cần sẽ được hấp thụ và biến chế lại, còn những gì không cần sẽ bị thảy ra ngoài.
Bây giờ hãy bàn về thuốc bổ.
Thuốc bổ, vitamin, được dùng như những chất phụ cho các phản ứng sinh hoá của cơ thể và số lượng cần rất nhỏ. Vì là “phụ gia” cho nên chỉ một mình vitamin không thôi, sẽ không đủ làm cho chúng ta khoẻ! Có nghĩa là, thức ăn là chính, và vitamin chỉ là phụ.
Hầu hết những vitamin mà cơ thể cần hằng ngày đều có trong thực phẩm. Một người khoẻ mạnh trung bình có thể hấp thụ đủ những vitamin cần thiết, với điều kiện là ăn uống cân bằng, mà không nhất thiết là ăn sáng! Chỉ có những cụ già, những người bị bệnh kinh niên, bị ung thư hay AIDS, và phụ nữ mang thai mới cần thêm vitamin. Cho dù cần đi nữa, theo cơ quan FDA, mỗi ngày một viên đa sinh tố (multivitamin)là đủ.
Trong trường hợp bạn uống nhiều vitamin, cơ thể sẽ xem đó như là chất…độc và tìm cách thải ra nước tiểu. Không tin, bạn thử ngửi mùi nước tiểu, sau vài ngày uống vitamin sẽ thấy…thơm lừng…mùi thuốc bổ.
Một vài ví dụ điển hình về thuốc bổ mà nghiên cứu cho thấy uống nhiều chẳng có lợi gì cả.
Trước hết là calcium, “thuốc bổ xương”. Nghiên cứu cho thấy uống thuốc calcium nồng độ cao không làm cho xương cốt rắn chắc hơn. Đúng là trẻ em đang lớn sẽ cần calcium để tăng trưởng. Để cho calcium có thể nhập vào trong xương, cần có những tế bào xương hoạt động. Calcium nhập vào xương còn tuỳ thuộc vào các “hormone xương” khác nhau, kể cả hormone estrogen và testosterone. Khi chúng ta đã qua thời kỳ nhổ giò, những tế bào xương bắt đầu tàn lụi, hormone sút kém đi thì khả năng nhập calcium vào xương chỉ ở mức độ bảo trì, và cần rất ít.
Calcium cũng cần cho sự co thắt của bắp thịt và sự truyền tín hiệu của các dây thần kinh, ở mức độ thấp. Vì thế nồng độ calcium trong máu bao giờ cũng được bảo hoà. Cao hơn mức bình thường, bị thải ra nước tiểu, có khi nghẽn đường ống, sanh ra sạn thận. Đó là lý do tại sao, bác sĩ sẽ thử calcium khi có vấn đề như đã nói ở đầu bài. Lượng calcium tốt nhất ở trong sữa tươi, chứ không phải ở trong viên thuốc! Và, calcium nhập vào xương khi chúng ta…đi bộ!
Liên hệ đến calcium là vitamin D, thật ra là một loại hormone, giúp cho cơ thể hấp thụ calcium, chống bệnh còi xương. Chỉ cần uống một viên vitamin D là đủ cho cả tháng.
Ví dụ khác là so với ăn cá, uống dầu cá cũng không có lợi gì ráo. Những viên thuốc dầu cá không cung cấp đúng lượng omega-3 như quảng cáo so với ăn cá, ăn trái bơ, hay đậu phộng.
Hiệu ứng của nhiều thuốc vitamin khác cũng lần lượt được các nghiên cứu bác bỏ. Lý do là hầu hết các loại vitamin đóng chai chỉ là hoá chất được biến chế bằng các phản ứng hoá học. Cơ thể rất khôn, chỉ cho nhập những vitamin “tự nhiên” chứa trong thực phẫm mà thôi. Điều này làm cho một số công ty sản xuất vitamin tranh nhau cãi là thuốc của mình gần với tự nhiên hơn.
Không có gì gần với tự nhiên bằng chính…tự nhiên!.
Kế đến, hãy nói về thức ăn bổ.
Hằng ngày bạn nghe nhiều quảng cáo là thức ăn này hay thức ăn nọ bổ, khoẻ. Không có gì sai trái cả về những điều được nói, nhưng, có những điều chưa nói đến mà người tiêu thụ cần phải biết.
Một vài ví dụ điển hình nhé.
Ví dụ thứ nhất là nước cam tươi…đóng chai. Đã gọi là tươi tại sao lại đóng chai? Đúng, là nước cam được vắt từ cam tươi thu hoạch đầu mùa, tuy nhiên sau đó được chứa trong những thùng chưa containers có khi cả năm trước khi bán cho người tiêu thụ. Để tăng cường chất sợi fiber trong nước cam, người ta trộn…bột giấy vào trong đó. Ngoài ra, nồng độ đường trái cây fructose rất cao trong nước cam khi hàm lượng nước được cho bay hơi để làm cho ngọt hơn.
Trước khi nêu ví dụ kế tiếp, xin ôn lại kiến thức về…đường. Như đã nêu, một trong những thử khi nhập viện là lượng đường trong máu. Bạn có biết, tổng số lượng đường trong máu ở mức bão hoà chỉ vào khoảng một muỗng cà phê đường? Như vậy, khi ăn nhiều đường vào, cơ thể sẽ tìm cách cân bằng và giải quyết lượng đường thặng dư, đa phần là biến thành…mỡ. Đường trái cây fructose còn tệ hơn là đường mía glucose vì nó không tiêu được và phải chạy qua lá gan, nhọc nhằn để biến chế trước khi được tiêu thụ vào tế bào.
Ví dụ kế tiếp là sữa chua “da ua”, tức là yogurt. Đúng là sữa chua tốt cho cơ thể vì có chứa calcium và men sữa giúp tăng cường vi khuẩn tốt trong đường ruột. Tuy nhiên hầu hết sữa chua bán trong siêu thị đều được trộn đường hay trái cây khô cho…bớt chua. Một hủ yogurt có chứa 16 gram đường, trong khi đó cơ quan USDA khuyên mỗi ngày chúng ta chỉ cần có 12 gram đường (4 muỗng) mà thôi. Nên ăn sữa chua tự làm lấy, hay loại sữa chua Greek yogurt.
Liên hệ tới sữa chua là trái cây khô như nho khô chẳng hạn. Nho khô có nhiều trong các loại cereal, ăn sáng cho..bổ. Nho tươi, trái cây tươi trên nguyên tắc, ăn nhiều cũng không tốt vì có chứa đường fructose, nhưng bù lại ta có chất sợi fiber, vitamins, và…nước. Nồng độ đường trong trái cây khô cao hơn trái cây tươi gấp 5 đến 10 lần. Hơn nữa, vì khô, nên chúng ta sẽ ăn nhiều hơn là khi ăn trái cây tươi.
Ví dụ cuối cùng là sữa đậu nành. Đúng là đậu nành cung cấp nguồn protein và được sử dụng trong nhiều món ăn chay. Tuy nhiên hầu hết đậu nành ở Mỹ là sản phẩm GMF/ GMO (Genetic Modified Foods, Genetic Modified Organism). Thực phẫm GMF, súc vật GMO có DNA được thay đổi để chống…thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại, chống bệnh tật, hấp thụ nhiều thuốc trụ sinh và hormone. Các bạn chắc đã từng vào Costco hay Home Depot để mua thuốc trừ cỏ dại Round Up? Thuốc này và các loại thuốc trừ sâu được phun “tưới hột sen” vào các loại cây, trái GMF. Dĩ nhiên, vì đã bị thay đổi DNA, các loại cây này không chết vì sâu bọ, và thuốc xịt, nhưng thuốc lại thấm vào cây và truyền vào súc vật và người tiêu thụ.
Ngoài ra, sữa đậu nành bán ở siêu thị Mỹ còn chứa chất carrageenan làm cho sữa
giống như sữa” có thể gây ra ung thư ruột già. Riêng đậu nành, có chưa các chất sau đây:
Chất phyto-estrogen, tương tự như hormone nữ estrogen có thể làm xáo trộn chu kỳ kinh nguyệt và làm khó có thai, và thậm chí nghi ngờ tăng nguy cơ ung thư vú.
Chất haemagglutinin, làm cho các tế bào máu chụm lại với nhau, dễ nghẽn mạch máu.
Chất phytic acid ngăn chận sự hấp thụ các chất như calcium, magnesium, chất đồng copper, chất sắt và kẽm.
Chất nhôm, có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, trái thận, và bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
Chất isoflavones- genistein and daidzein, có thể kích thích tăng trưởng các tế bào ung thư vú.
Chất goitrogens, làm giảm sự hoạt động của tuyến giáp thyroid, gây ra suy tuyến giáp.
Dĩ nhiên, thông tin của bài viết này không nhằm doạ nạt bạn đọc, không được ăn đậu nành, uống nước cam, ăn sữa chua hay uống thuốc bổ… Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên giữ những thuốc bổ và đồ ăn bổ ở mức tối thiểu.
Ăn uống đồ bổ nhiều chưa hẳn là khoẻ. Ăn đồ cao lương mỹ vị chưa hẳn là tốt. Bổ nhiều quá chỉ có hại cho sức khoẻ mà thôi.
BS Hồ Ngọc Minh
(nhinrabonphuong)