Loét đặc biệt là loét bàn chân, cắt cụt chi là những biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường nếu không được kiểm soát đường huyết tốt. Các bức ảnh mô tả lại vết thương bằng đồ ngọt của Hiệp hội đái tháo đường Thái Lan dưới đây sẽ khiến bạn thật sự phải suy nghĩ đến tác hại của nó.
Các vết loét, hoại thư nặng có thể dẫn đến cắt cụt chi. Cứ 30 giây thì có một bệnh nhân đái tháo đường bị cắt cụt chân (Ảnh: Hiệp hội đái tháo đường Thái Lan)
Đái tháo đường được xem như là đại dịch trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường rất cao. Trong vòng 10 năm từ năm 2002 đến 2012, số bệnh nhân đái tháo đường tăng gấp đôi. Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do sự thay đổi lối sống, lười vận động và do chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Thống kê của Tổ chức Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2012 cho thấy thế giới có hơn 370 triệu người mắc đái tháo đường. Đặc biệt tỷ lệ gia tăng số người mắc của các nước phát triển như Việt Nam (170%) cao hơn 4 lần so với các nước phát triển (40%).
Nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về các biến chứng ít được biết đến của đái tháo đường, Hiệp Hội Đái Tháo Đường Thái Lan đã khởi động một chiến dịch sử dụng các hình ảnh vẽ vết thương bằng đồ ngọt – một yếu tố chủ yếu dẫn đến bệnh tiểu đường.
Đái tháo đường có thể khiến vết thương lâu lành hơn, hình thành các vết loét, hoại tử. (Ảnh: Hiệp hội đái tháo đường Thái Lan)
Đái tháo đường có thể gây tổn thương thần kinh, do đó bệnh nhân có thể có rối loạn cảm giác, không nhận biết được cảm giác đau. Điều này khiến các vết thương bị phát hiện muộn hơn, khi phát hiện có thể đã có biến chứng nặng nề (Ảnh: Hiệp hội đái tháo đường Thái Lan).
Đây là căn bệnh mạn tính, không lây, ít khi gây tử vong nhanh chóng, song lại dễ gây ra những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống nếu căn bệnh không được kiểm soát. Các biến chứng có thể kể đến như mù mắt, tổn thương thận, thần kinh, và biến chứng loét bàn chân, dẫn đến phải cắt cụt, bệnh nhân đái tháo đường cũng dễ bị nhiễm trùng… Nguy cơ tử vong do bệnh tim, đột quỵ tăng lên gấp 3 lần ở người bệnh đái tháo đường.
Tuy ăn nhiều đồ ngọt khiến bạn dễ mắc bệnh đái tháo đường, nhưng đường trong trái cây lại hoàn toàn vô hại trong trường hợp này (Ảnh: Hiệp hội đái tháo đường Thái Lan)
Các vết loét, hoại thư nặng có thể dẫn đến cắt cụt chi. Cứ 30 giây thì có một bệnh nhân đái tháo đường bị cắt cụt chân (Ảnh: Hiệp hội đái tháo đường Thái Lan)
Người bị đái tháo đường cần đặc biệt chú ý đến đôi chân, kiểm tra chân hàng ngày vào một thời điểm cố định. Kiễm tra kỹ càng các kẽ chân, kẽ móng, các vết chai sạn, vết bỏng… Nên thường xuyên vệ sinh chân sạch sẽ, lau khô nhẹ nhàng để tránh tạo ra các vết xước. Khi tắm không để nhiệt độ nước cao quá 37độ C, không tắm lâu. Cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để ổn định đường huyết, ăn nhiều rau xanh, hạn chế rượu bia và không nên hút thuốc lá.
Bệnh tiểu đường mạn tính, không lây, ít khi gây tử vong nhanh chóng, song lại dễ gây ra những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống nếu căn bệnh không được kiểm soát. (Ảnh: Hiệp hội đái tháo đường Thái Lan).
Trường hợp thấy có vết trầy xước trên da thì cần làm sạch bằng nước ấm, thoa dung dịch sát trung rồi băng lại. Nếu vết thương quá 2 tuần mà chưa lành thì nên đi khám để bác sĩ tư vấn.
Các vết loét, hoại thư nặng có thể dẫn đến cắt cụt chi. Cứ 30 giây thì có một bệnh nhân đái tháo đường bị cắt cụt chân (Ảnh: Hiệp hội đái tháo đường Thái Lan)
Đái tháo đường được xem như là đại dịch trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường rất cao. Trong vòng 10 năm từ năm 2002 đến 2012, số bệnh nhân đái tháo đường tăng gấp đôi. Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do sự thay đổi lối sống, lười vận động và do chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Thống kê của Tổ chức Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2012 cho thấy thế giới có hơn 370 triệu người mắc đái tháo đường. Đặc biệt tỷ lệ gia tăng số người mắc của các nước phát triển như Việt Nam (170%) cao hơn 4 lần so với các nước phát triển (40%).
Nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về các biến chứng ít được biết đến của đái tháo đường, Hiệp Hội Đái Tháo Đường Thái Lan đã khởi động một chiến dịch sử dụng các hình ảnh vẽ vết thương bằng đồ ngọt – một yếu tố chủ yếu dẫn đến bệnh tiểu đường.
Đái tháo đường có thể khiến vết thương lâu lành hơn, hình thành các vết loét, hoại tử. (Ảnh: Hiệp hội đái tháo đường Thái Lan)
Đái tháo đường có thể gây tổn thương thần kinh, do đó bệnh nhân có thể có rối loạn cảm giác, không nhận biết được cảm giác đau. Điều này khiến các vết thương bị phát hiện muộn hơn, khi phát hiện có thể đã có biến chứng nặng nề (Ảnh: Hiệp hội đái tháo đường Thái Lan).
Đây là căn bệnh mạn tính, không lây, ít khi gây tử vong nhanh chóng, song lại dễ gây ra những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống nếu căn bệnh không được kiểm soát. Các biến chứng có thể kể đến như mù mắt, tổn thương thận, thần kinh, và biến chứng loét bàn chân, dẫn đến phải cắt cụt, bệnh nhân đái tháo đường cũng dễ bị nhiễm trùng… Nguy cơ tử vong do bệnh tim, đột quỵ tăng lên gấp 3 lần ở người bệnh đái tháo đường.
Tuy ăn nhiều đồ ngọt khiến bạn dễ mắc bệnh đái tháo đường, nhưng đường trong trái cây lại hoàn toàn vô hại trong trường hợp này (Ảnh: Hiệp hội đái tháo đường Thái Lan)
Các vết loét, hoại thư nặng có thể dẫn đến cắt cụt chi. Cứ 30 giây thì có một bệnh nhân đái tháo đường bị cắt cụt chân (Ảnh: Hiệp hội đái tháo đường Thái Lan)
Người bị đái tháo đường cần đặc biệt chú ý đến đôi chân, kiểm tra chân hàng ngày vào một thời điểm cố định. Kiễm tra kỹ càng các kẽ chân, kẽ móng, các vết chai sạn, vết bỏng… Nên thường xuyên vệ sinh chân sạch sẽ, lau khô nhẹ nhàng để tránh tạo ra các vết xước. Khi tắm không để nhiệt độ nước cao quá 37độ C, không tắm lâu. Cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để ổn định đường huyết, ăn nhiều rau xanh, hạn chế rượu bia và không nên hút thuốc lá.
Bệnh tiểu đường mạn tính, không lây, ít khi gây tử vong nhanh chóng, song lại dễ gây ra những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống nếu căn bệnh không được kiểm soát. (Ảnh: Hiệp hội đái tháo đường Thái Lan).
Trường hợp thấy có vết trầy xước trên da thì cần làm sạch bằng nước ấm, thoa dung dịch sát trung rồi băng lại. Nếu vết thương quá 2 tuần mà chưa lành thì nên đi khám để bác sĩ tư vấn.
Đại Hải tổng hợp (daikynguyenvn)