Chúng ta rơi nước mắt khi buồn, tức giận hoặc cảm động, nhưng cho tới nay con người vẫn chưa biết nhiều về cấu tạo của nó. Một nghiên cứu gần đây cho thấy mỗi giọt lệ được cấu thành bởi nước, chất nhầy và nhiều axit béo.
Những phát hiện này, được đăng trên số tháng 1 của tạp chí Investigative Ophthalmology & Visual Science, có thể giúp các nhà khoa học tìm ra những biện pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh khô mắt - một tình trạng ảnh hưởng tới hàng trăm triệu người trên toàn thế giới.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Ohio (Mỹ) cho biết, mỗi giọt nước mắt được cấu thành bởi ba lớp. Nằm ngoài cùng là chất béo với thành phần chủ yếu là lipid. Tiếp theo là một lớp chất nhầy và trong cùng là nước tinh khiết. Mỗi khi chúng ta chớp mắt, lớp ngoài cùng sẽ bao phủ vùng trước của mắt để duy trì độ ẩm.
Tại sao chúng ta khóc?
Các nhà nghiên cứu đã xác định được những chất cấu tạo nên lớp chất béo và ngạc nhiên khi phát hiện ra một loại lipid chưa từng được biết tới là axit béo amides, Kelly Nichols, chuyên gia về mắt tại Đại học Ohio, cho biết.
Họ cũng tìm thấy oleamide - loại lipid chỉ xuất hiện trong não và hệ thần kinh trung ương. Oleamide được cho là có chức năng điều khiển giấc ngủ và sự giao tiếp giữa các tế bào thần kinh. Các nhà khoa học nhận định rằng nó có thể điều khiển sự liên lạc giữa các tế bào ở phần phía trước của mắt.
Nếu không có đủ hoặc quá nhiều oleamide - hoặc bất cứ chất béo nào - lớp chất béo ngoài cùng của nước mắt sẽ mất đi khả năng giữ ẩm, gây nên chứng khô mắt, Nichols khẳng định.
Tại sao chúng ta nháy mắt?
Bệnh khô mắt, Nichols giải thích, do nhiều nhân tố gây nên. Những triệu chứng của bệnh gồm đau, nóng rát, khô và chảy quá nhiều nước mắt. Những người mắc bệnh cũng có thể bị giảm thị lực.
"Nước mắt tạo ra một bề mặt khúc xạ trơn, nhẵn để ánh sáng có thể đi qua dễ dàng. Vì thế, nếu vùng phía trước mắt không nhẵn, khả năng nhìn của chúng ta sẽ giảm", bà nói.
Theo Nichols, những người đeo kính áp tròng có nguy cơ mắc chứng khô mắt cao hơn. Nguy cơ ở phụ nữ cao hơn nam giới. Bà tin rằng phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học tìm ra cách kiểm tra bệnh khô mắt bằng cách theo dõi trên màn hình vào một ngày nào đó trong tương lai. "Bác sĩ chỉ cần lấy mẫu nước mắt của bạn, rồi nhấn một nút, sau đó nhìn vào thành phần cấu tạo của nước mắt để nói với bạn rằng bạn có bị khô mắt hay không và nếu có thì điều trị thế nào", bà phát biểu.
(theo Livescience)
Những phát hiện này, được đăng trên số tháng 1 của tạp chí Investigative Ophthalmology & Visual Science, có thể giúp các nhà khoa học tìm ra những biện pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh khô mắt - một tình trạng ảnh hưởng tới hàng trăm triệu người trên toàn thế giới.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Ohio (Mỹ) cho biết, mỗi giọt nước mắt được cấu thành bởi ba lớp. Nằm ngoài cùng là chất béo với thành phần chủ yếu là lipid. Tiếp theo là một lớp chất nhầy và trong cùng là nước tinh khiết. Mỗi khi chúng ta chớp mắt, lớp ngoài cùng sẽ bao phủ vùng trước của mắt để duy trì độ ẩm.
Tại sao chúng ta khóc?
Các nhà nghiên cứu đã xác định được những chất cấu tạo nên lớp chất béo và ngạc nhiên khi phát hiện ra một loại lipid chưa từng được biết tới là axit béo amides, Kelly Nichols, chuyên gia về mắt tại Đại học Ohio, cho biết.
Họ cũng tìm thấy oleamide - loại lipid chỉ xuất hiện trong não và hệ thần kinh trung ương. Oleamide được cho là có chức năng điều khiển giấc ngủ và sự giao tiếp giữa các tế bào thần kinh. Các nhà khoa học nhận định rằng nó có thể điều khiển sự liên lạc giữa các tế bào ở phần phía trước của mắt.
Nếu không có đủ hoặc quá nhiều oleamide - hoặc bất cứ chất béo nào - lớp chất béo ngoài cùng của nước mắt sẽ mất đi khả năng giữ ẩm, gây nên chứng khô mắt, Nichols khẳng định.
Tại sao chúng ta nháy mắt?
Bệnh khô mắt, Nichols giải thích, do nhiều nhân tố gây nên. Những triệu chứng của bệnh gồm đau, nóng rát, khô và chảy quá nhiều nước mắt. Những người mắc bệnh cũng có thể bị giảm thị lực.
"Nước mắt tạo ra một bề mặt khúc xạ trơn, nhẵn để ánh sáng có thể đi qua dễ dàng. Vì thế, nếu vùng phía trước mắt không nhẵn, khả năng nhìn của chúng ta sẽ giảm", bà nói.
Theo Nichols, những người đeo kính áp tròng có nguy cơ mắc chứng khô mắt cao hơn. Nguy cơ ở phụ nữ cao hơn nam giới. Bà tin rằng phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học tìm ra cách kiểm tra bệnh khô mắt bằng cách theo dõi trên màn hình vào một ngày nào đó trong tương lai. "Bác sĩ chỉ cần lấy mẫu nước mắt của bạn, rồi nhấn một nút, sau đó nhìn vào thành phần cấu tạo của nước mắt để nói với bạn rằng bạn có bị khô mắt hay không và nếu có thì điều trị thế nào", bà phát biểu.
(theo Livescience)