Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Không có ngày mai, nhậu cho quên đời
Còn nhớ, vào khoảng những năm 75-79 vì thời thế đổi thay… thế thời phải thế. Người gõ là cựu giáo chức “ngụy” nên vẫn còn “được tạm lưu dụng” tại Đại Học Cần Thơ để chờ ngày… tìm đường vượt biên.
Mình cũng giống như hầu hết đa số mọi người “đàn ông bình thường”. Thuốc lá không chê, rượu ai có mời mình cũng không nỡ từ chối đúng với câu nam vô tửu như kỳ vô phong. Khi có dịp tiếp xúc với người dân vùng nông thôn Cần Thơ, như miệt Bình Thủy, Bình Minh, Cái Răng, Trà Ôn… thì mình thường được bà con ân cần“mời thầy Chánh làm bậy một ly”. Từ chối coi sao được. Riết rồi cũng quen.
Sau 75, vật giá đắt đỏ, dân chúng xếp hàng cả ngày để lo mua nhu yếu phẩm. Beer 33, bia con cọp Larue vẫn có nhưng giá đắt lắm. Bia hơi thì rẻ nhưng uống không ra cái gì hết. Hầu như “công nhân viên” và dân chúng thường chuyển qua ba xị đế, “rượu thuốc” cho rẻ mà còn đậm tình quê hương nữa. Đó là rượu đế Gò đen, nếp than, rượu thuốc Vĩnh Sơn Hòa, bìm bịp, rượu gia truyền “không tên” (no name) ông uống bà chê (vì xỉn quá rồi) cũng làm luôn. Thuở đó 75-78, làm gì có tiền mà chơi Remy Martin hoặc ông già chống gậy Johnny Walker. Đây là loại dành cho các ổng, các quan chức lớn và dân chợ Trời vừa trúng mánh.
Rượu thuốc bình dân, mua về “dzô dzô 100%, tới luôn bác tài đừng sang số de”. Mấy cô mấy chị thì (làm bộ) thường uống nước ngọt, xá xị hơn là rượu. Bây giờ thì có lẽ khác xa rồi…
Sau vài ba ly, không khí trở nên rần rần, mạnh ai nấy nói, vui quá xá là vui. Khi tiệc tàn thì cha nào cha nấy mặt mày đỏ gây, ngã tới ngã lui, ăn nói cà nhựa, lè nhè, không giống ai hết, có khi cho chó ăn chè ụa ọi tại chỗ trúng ai nấy chịu. Có cha thì hối hả chạy ra hàng rào hay vách tường, móc nó ra, xả như mưa rào, khỏe gì đâu.
Đôi lúc cuối tuần mình và vợ ghé bến Ninh Kiều mé sông Cần Thơ, xuống nhà hàng nổi quốc doanh uống “bia hơi” kèm theo một dĩa bò lúc lắc làm mồi. Không thể tưởng tượng nổi, đông quá là đông, rần rần, ồn ào, mạnh ai nấy nói, lùng bùng cả hai cái lỗ tai luôn. Đúng là rượu vào thì lời phải ra quá xá quà xa.
Đây là tửu lầu Mỹ Xuyên sang trọng thời VNCH. Sau 75 thì họ đổi tên là nhà hàng quốc doanh và ngày nay nghe nói đâu đã tân trang lại để thành: Du Thuyền Cần Thơ.
Nhà Hàng Mỹ Xuyên (Nhà hàng nổi tại Bến Ninh Kiều)
Các bạn cũ, và các anh em sinh viên khoa Nông Nghiệp cũng như các xếp mới (dân tập kết) như anh Năm Nh. BS Thú y (học bên Ba Lan?), và anh Ba Nh. (Học ở Hà Nội?) đều còn nhớ rõ ba cái vụ nầy, tôi hổng có thêm bớt đâu.
Cái thuận tiện là ban Chăn Nuôi Thú y (sau nầy mấy ổng sửa tên lại là Bộ Môn) có nuôi gà, heo, thỏ dùng cho sinh viên thực tập… nên muốn có mồi nhậu thì không khó lắm. Mấy ảnh ra lệnh thì mình tuân hành ngay lập tức. Nói thiệt với các bạn, thời đó 75-79 hầu như đa số dân miền Nam ai cũng đói hết, ngoại trừ… Có thể nói, mỗi khi có dịp thì mấy ảnh đều “bày đặt” chuyện nhâu nhẹt trong bộ môn, có khi thì kéo về nhà người gõ ở đường Mậu Thân, trải chiếu nhậu trên sàn nhà. Tiền bạc thì xúm nhau hùn tiền rượu và tiền mua mồi và chi phí linh tinh…
Nhớ lại hết hồn! Viêm gan B,C, xơ gan, ung thư gan, nghẽn tim, cholesterol, cao máu, tiểu đường là cái quái gì chẳng bao giờ nghe ai nói đến cả. Mình nghĩ rằng đó là chuyện chỉ xảy ra cho các người khác, cho các ông già bà cả mà thôi, hơi sức đâu mà phải lo làm chi cho mệt.
Thỉnh thoảng cũng thấy có người trong trường chết vì bệnh nầy bệnh nọ, như bệnh vàng da, bệnh gan, “đứt gân máu” (ngày nay chúng ta gọi là heart attack, stroke…), chỉ vậy thôi. Phần lớn toàn là dân nhậu và dân hút thuốc không hà. Lúc đó chỉ nghĩ chắc là họ tới số chết nên phải thăng thôi.
Chết vì rượu thuốc tại Nigéria?
Ngày 19/04/2015 báo chí có nói đến một bệnh lạ vừa mới thấy xuất hiện tại một vùng của Nigeria, Phi Châu. Đã có lối 18 người đã chết. Diễn biến của bệnh rất nhanh.Triệu chứng làm nhức đầu, choáng váng, hoa mắt, hết thấy đường (blurred vision), mù, bất tỉnh… và chết rất nhanh trong vòng một ngày. Bệnh không có dấu hiệu lây nhiễm
Bệnh nhân thường ở vào lớp tuổi 25-60.
Lúc đầu theo thông lệ, dân địa phương cho rằng đây là một sự trừng phạt của thánh thần. Sau đó thì người ta tưởng rằng bệnh Ebola đã xuất hiện trở lại, nhưng giới chức y tế đã quan sát và làm test thử nghiệm thì kết quả không phải là Ebola.
Tổ chức Y tế Quốc Tế WHO thì nghĩ rằng đây có thể là một sự ngộ độc do một loại hóa chất, thuốc diệt cỏ hay một loại nông dược nào đó. Giả thuyết ngộ độc do méthanol trong rượu cũng được nêu ra.
Rượu thuốc (home brew) cũng bị nghi ngờ….
Thông thường rượu mạnh chỉ có quyền chứa cồn éthanol (alcool éthylique) mà thôi.
Methanol thường được dùng như một dung môi (solvent), nông dược, hoặc để thay thế nguồn chất đốt.
Chánh quyền Nigeria cảnh báo dân chúng không nên uống loại rượu Ogogoro rất phổ biến tại Nigeria và Tây Phi Châu.
Tháng 1/2015- một vụ ngộ độc vì rượu thủ công cũng đã xảy ra tại Mozambique , nằm về phía đông Phi Châu. Có 70 người chết và trên 200 bợm nhậu cần phải vào bệnh viện.
Việt Nam thì sao?
Đặc biệt là ở Việt Nam mình, cũng không hiếm gì những loại thuốc “tiên”, thuốc “gia truyền”, những loại thực phẩm và những loại rượu “ông uống bà khen”, đó là những thứ rượu thuốc bổ dương, cường tinh, như rượu Càn Long đệ nhất tửu, rượu Hà thủ ô, rượu sâm nhung, rượu Tắc kè, Ngũ gia bì, rượu ong chúa, Dâm dương hoắc, cao hổ cốt, hải mã, rượu rắn Hổ mang, Tam xà đại hội, rượu Bồ cạp, rượu ong đất, rượu con bửa củi, rượu chuối hột, rượu hòa với huyết rắn hay huyết chim se sẻ, rượu dái dê …
Tại VN, ngộ độc rượu chứa cồn méthanol cũng đã từng gây chết người rất nhiều lần rồi.
Rượu chát đỏ
BS David Khayat nói về rượu chát đỏ: Mỗi ngày nên uống một-hai ly rượu chát đỏ (thứ thiệt 8-16% alcool) tốt cho sức khỏe tim mạch! (một hai ly thôi nhé). Rượu chát đỏ có chứa polyphenols mà đặc biệt là chất chống oxyt hóa Resvératrol giúp giảm cholesterol xấu (LDL),tăng cholesterol tốt HDL lên và bảo vệ tế bào khỏi bị cancer. Vin rouge, uống “vừa phải” (quantité modérée) thì không có nguy cơ gây cancer.
Nhưng theo GS Dominique Maraninchi và Didier Houssin: chỉ cần uống một ly rượu chát đỏ thôi cũng đủ để làm gia tăng nguy cơ bị ung thư.
Trong cơ thể, rượu biến đổi ra thành những phân tử gây ung thư-và gia tăng 168% nguy cơ cancer miệng, yết hầu (pharynx) và thanh quản (larnx).
Khuyến nghị của Canada về số lượng rượu uống của mỗi người
(theo La Presse Canadienne Ottawa)
Theo đó, NÊN UỐNG RƯỢU CÓ ĐIỀU ĐỘ:
*Đàn ông: tối đa 15 consommations/tuần-không được quá 3 ly trong ngày
*Đàn bà: tối đa 10 consommations/tuần –không được quá 2 ly trong ngày
Một consommation bằng bao nhiêu?
Tương đương: Một chai beer, cidre 341 ml, một ly rượu vin 142ml, 43ml rượu rye.gin, rhum hay những rượu đồng loại (như ba xí đế)
Tác dụng của rượu trên sức khỏe
Não: xáo trộn dẫn truyền thần kinh não-suy nghĩ và đi đứng…
Tim: uống nhiều và uống thường xuyên có thể bị bệnh lý tim mạch, giãn nở cơ tâm, nhịp tim không đều, cao huyết áp, tai biến mạch máu não.
Uống ít và uống vừa phải (rượu chát đỏ) có thể bảo vệ tim mạch (xem Dr David Khayat)
Gan: Uống nhiều rượu có hại cho gan: gan hóa mỡ (stéatosis, fatty liver), viêm gan do rượu (alcoholic hepatitis), gan hóa xơ, chai gan (fibrosis, cirrhosis)
Tụy tạng (pancreas): viêm tụy tạng (pancreatitis)
Nguy cơ xuất hiện cancer: miệng, họng, thực quản (esophagus). cuống họng (throat), gan, vú…
Kết luận
Phong cách uống rượu kiểu Việt Nam và Âu tây có hơi khác biệt: kiểu ta, hay nài ép làm áp lực người khác phải dzô 100% cho giống như họ. Tây phương thì không có như vậy, ai uống hay không uống là quyền tự do của họ.
Rượu uống một tí thì thấy hưng phấn, còn uống nhiều thì cảm giác sẽ ngược lại. Nghiện rượu thường xuyên sẽ làm yếu sinh lý, giảm libido, rối loạn cương dương, gây bất lực, chim mỏi cánh…, và còn ảnh hưởng đến tâm thần nữa.
Nguyễn Thượng Chánh
Montreal
Đọc thêm
– Từ chết tới bị thương: chuyện gỏi cá sống và tiệc rắn
– Ngừa ung thư tùy thuộc vào chính bạn
– Red wine and resveratrol: Good for your heart? (Staff of Mayo Clinic)
Không có ngày mai, nhậu cho quên đời
Còn nhớ, vào khoảng những năm 75-79 vì thời thế đổi thay… thế thời phải thế. Người gõ là cựu giáo chức “ngụy” nên vẫn còn “được tạm lưu dụng” tại Đại Học Cần Thơ để chờ ngày… tìm đường vượt biên.
Mình cũng giống như hầu hết đa số mọi người “đàn ông bình thường”. Thuốc lá không chê, rượu ai có mời mình cũng không nỡ từ chối đúng với câu nam vô tửu như kỳ vô phong. Khi có dịp tiếp xúc với người dân vùng nông thôn Cần Thơ, như miệt Bình Thủy, Bình Minh, Cái Răng, Trà Ôn… thì mình thường được bà con ân cần“mời thầy Chánh làm bậy một ly”. Từ chối coi sao được. Riết rồi cũng quen.
Sau 75, vật giá đắt đỏ, dân chúng xếp hàng cả ngày để lo mua nhu yếu phẩm. Beer 33, bia con cọp Larue vẫn có nhưng giá đắt lắm. Bia hơi thì rẻ nhưng uống không ra cái gì hết. Hầu như “công nhân viên” và dân chúng thường chuyển qua ba xị đế, “rượu thuốc” cho rẻ mà còn đậm tình quê hương nữa. Đó là rượu đế Gò đen, nếp than, rượu thuốc Vĩnh Sơn Hòa, bìm bịp, rượu gia truyền “không tên” (no name) ông uống bà chê (vì xỉn quá rồi) cũng làm luôn. Thuở đó 75-78, làm gì có tiền mà chơi Remy Martin hoặc ông già chống gậy Johnny Walker. Đây là loại dành cho các ổng, các quan chức lớn và dân chợ Trời vừa trúng mánh.
Rượu thuốc bình dân, mua về “dzô dzô 100%, tới luôn bác tài đừng sang số de”. Mấy cô mấy chị thì (làm bộ) thường uống nước ngọt, xá xị hơn là rượu. Bây giờ thì có lẽ khác xa rồi…
Sau vài ba ly, không khí trở nên rần rần, mạnh ai nấy nói, vui quá xá là vui. Khi tiệc tàn thì cha nào cha nấy mặt mày đỏ gây, ngã tới ngã lui, ăn nói cà nhựa, lè nhè, không giống ai hết, có khi cho chó ăn chè ụa ọi tại chỗ trúng ai nấy chịu. Có cha thì hối hả chạy ra hàng rào hay vách tường, móc nó ra, xả như mưa rào, khỏe gì đâu.
Đôi lúc cuối tuần mình và vợ ghé bến Ninh Kiều mé sông Cần Thơ, xuống nhà hàng nổi quốc doanh uống “bia hơi” kèm theo một dĩa bò lúc lắc làm mồi. Không thể tưởng tượng nổi, đông quá là đông, rần rần, ồn ào, mạnh ai nấy nói, lùng bùng cả hai cái lỗ tai luôn. Đúng là rượu vào thì lời phải ra quá xá quà xa.
Đây là tửu lầu Mỹ Xuyên sang trọng thời VNCH. Sau 75 thì họ đổi tên là nhà hàng quốc doanh và ngày nay nghe nói đâu đã tân trang lại để thành: Du Thuyền Cần Thơ.
Nhà Hàng Mỹ Xuyên (Nhà hàng nổi tại Bến Ninh Kiều)
Các bạn cũ, và các anh em sinh viên khoa Nông Nghiệp cũng như các xếp mới (dân tập kết) như anh Năm Nh. BS Thú y (học bên Ba Lan?), và anh Ba Nh. (Học ở Hà Nội?) đều còn nhớ rõ ba cái vụ nầy, tôi hổng có thêm bớt đâu.
Cái thuận tiện là ban Chăn Nuôi Thú y (sau nầy mấy ổng sửa tên lại là Bộ Môn) có nuôi gà, heo, thỏ dùng cho sinh viên thực tập… nên muốn có mồi nhậu thì không khó lắm. Mấy ảnh ra lệnh thì mình tuân hành ngay lập tức. Nói thiệt với các bạn, thời đó 75-79 hầu như đa số dân miền Nam ai cũng đói hết, ngoại trừ… Có thể nói, mỗi khi có dịp thì mấy ảnh đều “bày đặt” chuyện nhâu nhẹt trong bộ môn, có khi thì kéo về nhà người gõ ở đường Mậu Thân, trải chiếu nhậu trên sàn nhà. Tiền bạc thì xúm nhau hùn tiền rượu và tiền mua mồi và chi phí linh tinh…
Nhớ lại hết hồn! Viêm gan B,C, xơ gan, ung thư gan, nghẽn tim, cholesterol, cao máu, tiểu đường là cái quái gì chẳng bao giờ nghe ai nói đến cả. Mình nghĩ rằng đó là chuyện chỉ xảy ra cho các người khác, cho các ông già bà cả mà thôi, hơi sức đâu mà phải lo làm chi cho mệt.
Thỉnh thoảng cũng thấy có người trong trường chết vì bệnh nầy bệnh nọ, như bệnh vàng da, bệnh gan, “đứt gân máu” (ngày nay chúng ta gọi là heart attack, stroke…), chỉ vậy thôi. Phần lớn toàn là dân nhậu và dân hút thuốc không hà. Lúc đó chỉ nghĩ chắc là họ tới số chết nên phải thăng thôi.
Chết vì rượu thuốc tại Nigéria?
Ngày 19/04/2015 báo chí có nói đến một bệnh lạ vừa mới thấy xuất hiện tại một vùng của Nigeria, Phi Châu. Đã có lối 18 người đã chết. Diễn biến của bệnh rất nhanh.Triệu chứng làm nhức đầu, choáng váng, hoa mắt, hết thấy đường (blurred vision), mù, bất tỉnh… và chết rất nhanh trong vòng một ngày. Bệnh không có dấu hiệu lây nhiễm
Bệnh nhân thường ở vào lớp tuổi 25-60.
Lúc đầu theo thông lệ, dân địa phương cho rằng đây là một sự trừng phạt của thánh thần. Sau đó thì người ta tưởng rằng bệnh Ebola đã xuất hiện trở lại, nhưng giới chức y tế đã quan sát và làm test thử nghiệm thì kết quả không phải là Ebola.
Tổ chức Y tế Quốc Tế WHO thì nghĩ rằng đây có thể là một sự ngộ độc do một loại hóa chất, thuốc diệt cỏ hay một loại nông dược nào đó. Giả thuyết ngộ độc do méthanol trong rượu cũng được nêu ra.
Rượu thuốc (home brew) cũng bị nghi ngờ….
Thông thường rượu mạnh chỉ có quyền chứa cồn éthanol (alcool éthylique) mà thôi.
Methanol thường được dùng như một dung môi (solvent), nông dược, hoặc để thay thế nguồn chất đốt.
Chánh quyền Nigeria cảnh báo dân chúng không nên uống loại rượu Ogogoro rất phổ biến tại Nigeria và Tây Phi Châu.
Tháng 1/2015- một vụ ngộ độc vì rượu thủ công cũng đã xảy ra tại Mozambique , nằm về phía đông Phi Châu. Có 70 người chết và trên 200 bợm nhậu cần phải vào bệnh viện.
Việt Nam thì sao?
Đặc biệt là ở Việt Nam mình, cũng không hiếm gì những loại thuốc “tiên”, thuốc “gia truyền”, những loại thực phẩm và những loại rượu “ông uống bà khen”, đó là những thứ rượu thuốc bổ dương, cường tinh, như rượu Càn Long đệ nhất tửu, rượu Hà thủ ô, rượu sâm nhung, rượu Tắc kè, Ngũ gia bì, rượu ong chúa, Dâm dương hoắc, cao hổ cốt, hải mã, rượu rắn Hổ mang, Tam xà đại hội, rượu Bồ cạp, rượu ong đất, rượu con bửa củi, rượu chuối hột, rượu hòa với huyết rắn hay huyết chim se sẻ, rượu dái dê …
Tại VN, ngộ độc rượu chứa cồn méthanol cũng đã từng gây chết người rất nhiều lần rồi.
Rượu chát đỏ
BS David Khayat nói về rượu chát đỏ: Mỗi ngày nên uống một-hai ly rượu chát đỏ (thứ thiệt 8-16% alcool) tốt cho sức khỏe tim mạch! (một hai ly thôi nhé). Rượu chát đỏ có chứa polyphenols mà đặc biệt là chất chống oxyt hóa Resvératrol giúp giảm cholesterol xấu (LDL),tăng cholesterol tốt HDL lên và bảo vệ tế bào khỏi bị cancer. Vin rouge, uống “vừa phải” (quantité modérée) thì không có nguy cơ gây cancer.
Nhưng theo GS Dominique Maraninchi và Didier Houssin: chỉ cần uống một ly rượu chát đỏ thôi cũng đủ để làm gia tăng nguy cơ bị ung thư.
Trong cơ thể, rượu biến đổi ra thành những phân tử gây ung thư-và gia tăng 168% nguy cơ cancer miệng, yết hầu (pharynx) và thanh quản (larnx).
Khuyến nghị của Canada về số lượng rượu uống của mỗi người
(theo La Presse Canadienne Ottawa)
Theo đó, NÊN UỐNG RƯỢU CÓ ĐIỀU ĐỘ:
*Đàn ông: tối đa 15 consommations/tuần-không được quá 3 ly trong ngày
*Đàn bà: tối đa 10 consommations/tuần –không được quá 2 ly trong ngày
Một consommation bằng bao nhiêu?
Tương đương: Một chai beer, cidre 341 ml, một ly rượu vin 142ml, 43ml rượu rye.gin, rhum hay những rượu đồng loại (như ba xí đế)
Tác dụng của rượu trên sức khỏe
Não: xáo trộn dẫn truyền thần kinh não-suy nghĩ và đi đứng…
Tim: uống nhiều và uống thường xuyên có thể bị bệnh lý tim mạch, giãn nở cơ tâm, nhịp tim không đều, cao huyết áp, tai biến mạch máu não.
Uống ít và uống vừa phải (rượu chát đỏ) có thể bảo vệ tim mạch (xem Dr David Khayat)
Gan: Uống nhiều rượu có hại cho gan: gan hóa mỡ (stéatosis, fatty liver), viêm gan do rượu (alcoholic hepatitis), gan hóa xơ, chai gan (fibrosis, cirrhosis)
Tụy tạng (pancreas): viêm tụy tạng (pancreatitis)
Nguy cơ xuất hiện cancer: miệng, họng, thực quản (esophagus). cuống họng (throat), gan, vú…
Kết luận
Phong cách uống rượu kiểu Việt Nam và Âu tây có hơi khác biệt: kiểu ta, hay nài ép làm áp lực người khác phải dzô 100% cho giống như họ. Tây phương thì không có như vậy, ai uống hay không uống là quyền tự do của họ.
Rượu uống một tí thì thấy hưng phấn, còn uống nhiều thì cảm giác sẽ ngược lại. Nghiện rượu thường xuyên sẽ làm yếu sinh lý, giảm libido, rối loạn cương dương, gây bất lực, chim mỏi cánh…, và còn ảnh hưởng đến tâm thần nữa.
Nguyễn Thượng Chánh
Montreal
Đọc thêm
– Từ chết tới bị thương: chuyện gỏi cá sống và tiệc rắn
Code:
[url]http://vietbao.com/a206309/tu-chet-toi-bi-thuong-chuyen-goi-ca-song-va-tiec-ran[/url]
Code:
[url]http://vietbao.com/a235667/ngua-ung-thu-tuy-thuoc-vao-chinh-ban[/url]
Code:
[url]http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-disease/in-depth/red-wine/art-20048281[/url] [url]http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-disease/in-depth/red-wine/art-20048281?pg=2[/url]
thoibao