3 Ngộ Nhận Khi Chữa Chứng Liệt Dương
Nhiều người cho rằng khi bị bất lực thì không nên sinh hoạt tình dục. Thực ra, việc yêu đương với mức độ vừa phải có tác dụng "kích hoạt" khả năng tình dục của bạn. Nếu "nhịn hẳn", khả năng đó sẽ "lịm" luôn.
Khi cơ thể suy yếu thì việc tiết dục là hết sức cần thiết để bảo tồn tinh khí và giữ gìn sức khỏe. Tuy vậy, ngoại trừ những trường hợp bị bất lực ở mức độ nặng, nghĩa là không thể “hành sự” được, còn với mức độ nhẹ và vừa thì vẫn nên duy trì sinh hoạt tình dục với tần số thích hợp. Điều này không chỉ có tác dụng giải tỏa về mặt tâm lý mà còn tạo ra những kích thích có tính hưng phấn, rất cần cho sự phục hồi dương sự.
Theo y học cổ truyền, việc ái ân có thể khơi thông ngũ tình, làm cho can khí thông suốt, tâm huyết điều hòa. Nếu tuyệt dục lâu ngày thì can khí không điều hòa, khí huyết ứ trệ, từ đó mà không đạt được mục đích dưỡng sinh. Ngay cả với những trường hợp bất lực ở mức độ nặng, nếu như không có sự gần gũi với người khác giới, không có sự động viên, khích lệ, ve vuốt của người bạn đời thì dẫu cho thuốc có hay đến mấy thì kết quả trị liệu cũng rất hạn chế.
Bất lực nghĩa là thận hư?
Từ quan niệm sai lầm này mà nhiều quý ông khi có trục trặc về dương sự là lập tức đi cắt thuốc bổ thận, có khi bệnh càng nặng thêm. Thực ra, theo y học cổ truyền, chứng bất lực có nhiều nguyên nhân như: tình chí uất kết (yếu tố tâm lý, tình cảm), ẩm thực bất điều (ăn uống không hợp lý), lục dâm xâm nhập (các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài như hàn, thấp...), phòng sự quá độ (sinh hoạt tình dục bừa bãi), niên cao thể nhược (tuổi cao sức yếu), cửu bệnh sở luỵ (bị bệnh lâu ngày), bẩm thụ tiên thiên bất túc (di truyền, tật bệnh từ nhỏ)...
Do đó, biện pháp trị liệu cũng không giống nhau. Phần lớn nguyên nhân gây nên bất lực là do yếu tố tâm lý tình cảm (tình chí uất kết), tác động trước hết đến các tạng như can, tâm và tỳ, tạo nên những thể bệnh như can khí uất kết, tâm tỳ lưỡng hư...
Chỉ cần dùng thuốc bổ thận tráng dương là chữa khỏi chứng bất lực?
Sự ngộ nhận này là hệ quả tất yếu của quan niệm sai lầm vừa kể trên; nó khiến cho những người đàn ông "yếu" sùng bái thuốc tráng dương, cường dương, vô tình trở thành "con mồi" của các lang băm. Nhiều ông lang vô tình hoặc cố ý khuếch đại về công dụng của thuốc bổ thận tráng dương khiến cho “con bệnh” vì quá tin mà lạm dụng. Hậu quả là, bệnh trạng của người bệnh không những không được cải thiện mà có khi còn trở nên tồi tệ hơn, thậm chí dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn như căng thẳng thần kinh, mất ngủ, lở loét miệng, chảy máu chân răng, mụn nhọt, khô miệng, tăng huyết áp...
Đối với những người bị bất lực do dùng tân dược chữa tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, đái đường... thì việc dùng nhầm hoặc lạm dụng các thuốc cường dương.
4 Bài Thuốc Chữa Liệt Dương
Bạch truật.
Theo Đông y, có 3 nhóm nguyên nhân gây liệt dương: cơ thể suy nhược (tâm tỳ hư), rối loạn thần kinh chức năng (thận hư) và viêm nhiễm hệ tiết niệu sinh dục kéo dài (thấp nhiệt tích trệ). Đơn thuốc được kê tùy theo các nguyên nhân này.
Liệt dương do suy nhược cơ thể
Thể này hay gặp ở người mắc bệnh mạn tính về tiêu hóa hoặc hệ thống tuần hoàn. Ngoài triệu chứng liệt dương, bệnh nhân còn có biểu hiện da xanh, mặt vàng, ăn kém, ngủ ít, thảng thốt, tinh thần bất an, đoản hơi, đoản khí.
Bài thuốc: Nhân sâm, long nhãn, bạch truật, phục thần mỗi thứ 12 g, hoàng kỳ, đương quy, toan táo nhân mỗi thứ 16 g, mộc hương 6 g, viễn chí 6 g, cam thảo 4 g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, uống trong 20 ngày thì nghỉ 10 ngày, liên tiếp trong 3 tháng.
Liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng
Thể này do hoạt động tình dục quá độ, thủ dâm gây ra.
Nếu do thận âm hư, người bệnh có triệu chứng: liệt dương, di tinh, hoạt tinh, người gầy, da khô, đau lưng, mỏi gối, ù tai, ngủ ít. Dùng bài thuốc: thục địa 16 g, sơn thù, trạch tả, đan bì mỗi thứ 8 g, hoài sơn, phục linh, kỷ tử, nhục thung dung, ngũ vị tử, trâu cổ, long nhãn mỗi thứ 12 g. Ngày sắc uống 1 thang, uống trong 20 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày, trong 3 tháng liên tiếp.
Nếu do thận dương hư, người bệnh có triệu chứng: liệt dương (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn), di tinh, hưng phấn giảm, đau lưng, mỏi gối, ù tai, mệt mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh. Dùng bài thuốc: thục địa, thỏ ty tử, phá cố chỉ, bá tử nhân, phục linh, lộc giác giao mỗi thứ 120 g, làm viên hoàn, ngày uống 30 g.
Liệt dương do viêm nhiễm
Hay gặp trong sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, viêm bàng quang mạn tính. Người bệnh có triệu chứng: liệt dương, khát nước, tiểu tiện đỏ.
Bài thuốc: hoàng bá nam 20 g, ý dĩ, trâu cổ mỗi thứ 16 g, mạch môn, kỷ tử, thục địa, ích trí nhân, ô dược, ngưu tất mỗi thứ 12 g, tỳ giải 24 g, sắc uống ngày 1 thang, uống 20 thang trong 1 tháng.
Chú ý: Trong thời gian uống thuốc, cần tránh quan hệ tình dục.
BS Khang Ninh
Sức Khỏe & Đời Sống
Nhiều người cho rằng khi bị bất lực thì không nên sinh hoạt tình dục. Thực ra, việc yêu đương với mức độ vừa phải có tác dụng "kích hoạt" khả năng tình dục của bạn. Nếu "nhịn hẳn", khả năng đó sẽ "lịm" luôn.
Khi cơ thể suy yếu thì việc tiết dục là hết sức cần thiết để bảo tồn tinh khí và giữ gìn sức khỏe. Tuy vậy, ngoại trừ những trường hợp bị bất lực ở mức độ nặng, nghĩa là không thể “hành sự” được, còn với mức độ nhẹ và vừa thì vẫn nên duy trì sinh hoạt tình dục với tần số thích hợp. Điều này không chỉ có tác dụng giải tỏa về mặt tâm lý mà còn tạo ra những kích thích có tính hưng phấn, rất cần cho sự phục hồi dương sự.
Theo y học cổ truyền, việc ái ân có thể khơi thông ngũ tình, làm cho can khí thông suốt, tâm huyết điều hòa. Nếu tuyệt dục lâu ngày thì can khí không điều hòa, khí huyết ứ trệ, từ đó mà không đạt được mục đích dưỡng sinh. Ngay cả với những trường hợp bất lực ở mức độ nặng, nếu như không có sự gần gũi với người khác giới, không có sự động viên, khích lệ, ve vuốt của người bạn đời thì dẫu cho thuốc có hay đến mấy thì kết quả trị liệu cũng rất hạn chế.
Bất lực nghĩa là thận hư?
Từ quan niệm sai lầm này mà nhiều quý ông khi có trục trặc về dương sự là lập tức đi cắt thuốc bổ thận, có khi bệnh càng nặng thêm. Thực ra, theo y học cổ truyền, chứng bất lực có nhiều nguyên nhân như: tình chí uất kết (yếu tố tâm lý, tình cảm), ẩm thực bất điều (ăn uống không hợp lý), lục dâm xâm nhập (các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài như hàn, thấp...), phòng sự quá độ (sinh hoạt tình dục bừa bãi), niên cao thể nhược (tuổi cao sức yếu), cửu bệnh sở luỵ (bị bệnh lâu ngày), bẩm thụ tiên thiên bất túc (di truyền, tật bệnh từ nhỏ)...
Do đó, biện pháp trị liệu cũng không giống nhau. Phần lớn nguyên nhân gây nên bất lực là do yếu tố tâm lý tình cảm (tình chí uất kết), tác động trước hết đến các tạng như can, tâm và tỳ, tạo nên những thể bệnh như can khí uất kết, tâm tỳ lưỡng hư...
Chỉ cần dùng thuốc bổ thận tráng dương là chữa khỏi chứng bất lực?
Sự ngộ nhận này là hệ quả tất yếu của quan niệm sai lầm vừa kể trên; nó khiến cho những người đàn ông "yếu" sùng bái thuốc tráng dương, cường dương, vô tình trở thành "con mồi" của các lang băm. Nhiều ông lang vô tình hoặc cố ý khuếch đại về công dụng của thuốc bổ thận tráng dương khiến cho “con bệnh” vì quá tin mà lạm dụng. Hậu quả là, bệnh trạng của người bệnh không những không được cải thiện mà có khi còn trở nên tồi tệ hơn, thậm chí dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn như căng thẳng thần kinh, mất ngủ, lở loét miệng, chảy máu chân răng, mụn nhọt, khô miệng, tăng huyết áp...
Đối với những người bị bất lực do dùng tân dược chữa tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, đái đường... thì việc dùng nhầm hoặc lạm dụng các thuốc cường dương.
4 Bài Thuốc Chữa Liệt Dương
Bạch truật.
Theo Đông y, có 3 nhóm nguyên nhân gây liệt dương: cơ thể suy nhược (tâm tỳ hư), rối loạn thần kinh chức năng (thận hư) và viêm nhiễm hệ tiết niệu sinh dục kéo dài (thấp nhiệt tích trệ). Đơn thuốc được kê tùy theo các nguyên nhân này.
Liệt dương do suy nhược cơ thể
Thể này hay gặp ở người mắc bệnh mạn tính về tiêu hóa hoặc hệ thống tuần hoàn. Ngoài triệu chứng liệt dương, bệnh nhân còn có biểu hiện da xanh, mặt vàng, ăn kém, ngủ ít, thảng thốt, tinh thần bất an, đoản hơi, đoản khí.
Bài thuốc: Nhân sâm, long nhãn, bạch truật, phục thần mỗi thứ 12 g, hoàng kỳ, đương quy, toan táo nhân mỗi thứ 16 g, mộc hương 6 g, viễn chí 6 g, cam thảo 4 g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, uống trong 20 ngày thì nghỉ 10 ngày, liên tiếp trong 3 tháng.
Liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng
Thể này do hoạt động tình dục quá độ, thủ dâm gây ra.
Nếu do thận âm hư, người bệnh có triệu chứng: liệt dương, di tinh, hoạt tinh, người gầy, da khô, đau lưng, mỏi gối, ù tai, ngủ ít. Dùng bài thuốc: thục địa 16 g, sơn thù, trạch tả, đan bì mỗi thứ 8 g, hoài sơn, phục linh, kỷ tử, nhục thung dung, ngũ vị tử, trâu cổ, long nhãn mỗi thứ 12 g. Ngày sắc uống 1 thang, uống trong 20 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày, trong 3 tháng liên tiếp.
Nếu do thận dương hư, người bệnh có triệu chứng: liệt dương (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn), di tinh, hưng phấn giảm, đau lưng, mỏi gối, ù tai, mệt mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh. Dùng bài thuốc: thục địa, thỏ ty tử, phá cố chỉ, bá tử nhân, phục linh, lộc giác giao mỗi thứ 120 g, làm viên hoàn, ngày uống 30 g.
Liệt dương do viêm nhiễm
Hay gặp trong sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, viêm bàng quang mạn tính. Người bệnh có triệu chứng: liệt dương, khát nước, tiểu tiện đỏ.
Bài thuốc: hoàng bá nam 20 g, ý dĩ, trâu cổ mỗi thứ 16 g, mạch môn, kỷ tử, thục địa, ích trí nhân, ô dược, ngưu tất mỗi thứ 12 g, tỳ giải 24 g, sắc uống ngày 1 thang, uống 20 thang trong 1 tháng.
Chú ý: Trong thời gian uống thuốc, cần tránh quan hệ tình dục.
BS Khang Ninh
Sức Khỏe & Đời Sống