Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách tổng quát. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.
Nhiều thông tin thiết thực và bổ ích khác về sức khỏe cũng được phát trên đài Radio Chuyện Sáng Chủ Nhật ở vùng Orange County, California, vào mỗi sáng Chủ Nhật từ sáu đến chín giờ, trong chương trình Câu Chuyện Sức Khỏe Sáng Chủ Nhật. Nhiều thông tin sức khỏe bổ ích khác cũng có thể tìm thấy trong mục “Điểm Tin Sức Khỏe” trên báo Việt Tide mỗi Thứ Sáu, và trên các web site
Hỏi: Khi đã bị viêm xương khớp rồi thì có cách nào trị để bớt đau bệnh mà không phải dùng thuốc nhiều quá hay không?
Đáp:
Mục đích của việc điều trị là giúp giảm sưng và đau, hạn chế đến mức tối thiểu sự tàn phá gây ra tàn phế, tăng cường chất lượng của cuộc sống, làm chậm lại hoặc ngăn cản sự phát triển của bệnh. Mỗi trường hợp đều khác nhau, cần sự kết hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân và nhóm điều trị. Nhóm điều trị có thể gồm các bác sĩ (bác sĩ gia đình, bác sĩ chuyên về khớp và bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình khi cần thiết), các chuyên viên vật lý trị liệu, bác sĩ châm cứu...
Có nhiều cách điều trị, thường thì kết hợp các biện pháp thích hợp với nhau trong từng trường hợp cụ thể là cách thích hợp nhất.
Có thể chia ra một cách ngắn gọn các biện pháp bao gồm mổ và không mổ. Khi cần mổ, cũng có nhiều phương pháp khác nhau. Trong các biện pháp không mổ có các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Thuốc lại chia ra loại thuốc chích hay uống, cần toa hay không cần toa...
Ta sẽ tìm hiểu trong các cách này, cách nào ta có thể tự làm được, còn các biện pháp cần được thực hiện bởi bác sĩ thì nói chung lợi hại của từng biện pháp là gì.
Cũng như trong đại đa số các vấn đề sức khỏe, bác sĩ không phải là người chữa bệnh, bệnh nhân phải tự chữa cho mình. Bác sĩ không thể uống thuốc, tập thể dục, ăn uống, đi khám bệnh đều đặn... dùm cho bệnh nhân.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cách điều trị
Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, và việc áp dụng các phương pháp này lên từng bệnh nhân sẽ khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể như là:
- mức độ trầm trọng của bệnh,
- khớp nào bị đau,
- sự đáp ứng của bệnh nhân với từng phương pháp điều trị,
- mức độ hoạt động của từng bệnh nhân,
- nghề nghiệp,
- khớp có bị viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) hay không,
- bị các bệnh gì khác,
- đang dùng các thuốc gì khác,
- bệnh nhân muốn đạt được điều gì (expectations) khi điều trị
Các phương pháp không dùng thuốc
Có nhiều phương pháp không dùng thuốc vẫn được dùng, từ đơn giản, rẻ tiền đến phức tạp và tốn kém. Áp dụng đúng chỗ, các phương pháp đơn giản, rẻ tiền nhiều khi lại hiệu quả hơn nhiều so với các phương pháp phức tạp và tốn kém. Đôi khi, thật ra các phương pháp tốn tiền thật ra lại chẳng có hiệu quả gì.
Có rất nhiều phương pháp không dùng thuốc vẫn thường được dùng, như là nghỉ ngơi, thể dục và vật lý trị liệu, chườm nóng hoặc lạnh, dùng vitamins, xoa bóp, châm cứu, dùng nam châm, chạy điện, dùng siêu âm, dùng các dụng cụ trợ giúp, áp dụng một số cách ăn uống đặc biệt... Ta sẽ phân tích hiệu quả, lợi hại và cách áp dụng của từng phương pháp.
Nghỉ ngơi
Triệu chứng của viêm xương khớp thường bị nặng lên sau khi khớp bị ảnh hưởng được sử dụng kéo dài, các triệu chứng này sẽ giảm xuống khi khớp được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, không sử dụng kéo dài cũng sẽ không tốt vì nó làm cho các bắp thịt bị teo lại và làm giảm độ di động của khớp. Do đó, thường ta chỉ nên cho khớp bị đau nghỉ ngơi một thời gian ngắn, trung bình là 12 đến 24 tiếng đồng hồ nếu khớp bị đau cấp tính hoặc/và bị sưng, nóng, đỏ.
Sau đó, khớp cần được sử dụng trở lại một cách vừa phải nhằm duy trì và phục hồi chức năng.
Giảm cân
Bên cạnh thể dục, giảm cân là một trong những cách hiệu quả nhất giúp giảm các triệu chứng của viêm xương khớp, nhất là cho những khớp chịu đựng sức nặng của cơ thể như là khớp gối và khớp hông.
Giảm cân không những giúp làm giảm đau và cải thiện chức năng của khớp mà còn giúp làm giảm sự phát triển của bệnh.
Thay đổi cách ăn uống và thể dục đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu, là cách hiệu quả nhất làm giảm cân và giảm đau ở các bệnh nhân bị viêm xương khớp ở khớp gối.
Dùng các dụng cụ trợ giúp một cách thích hợp
Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên ta có nên dùng các dụng cụ trợ giúp hay không. Các dụng cụ này có thể giúp nâng đỡ hoặc giữ khớp ở các vị trí thích hợp, như là các nịt khớp (braces), các nẹp giúp cố định khớp (spints). Dùng một cách thích hợp nó có thể giúp giảm đau, sưng, giữ cho khớp vững hơn (stabilize).
Tuy nhiên, sau khi đã hết cần thiết, nếu dùng lâu ngày, nó có thể lại sẽ gây hại. Do đó nên tham khảo với bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu thường xuyên để biết khi nào nên dùng, khi nào nên ngưng.
Có những điều tưởng như rất tầm thường như một đôi giày thích hợp, chống gậy hoặc nạng (chỉ) khi cần thiết (mà không sợ mắc cỡ), dùng ghế cao, dùng các dụng cụ nâng cao bàn cầu (tiêu), có thể làm giảm bớt áp lực không cần thiết trên khớp, giúp bệnh mau hồi phục, bớt đau và giúp cuộc sống hàng ngày của người bệnh dễ chịu hơn rất nhiều.
(còn tiếp)
Thân mến,
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách tổng quát. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.
Nhiều thông tin thiết thực và bổ ích khác về sức khỏe cũng được phát trên đài Radio Chuyện Sáng Chủ Nhật ở vùng Orange County, California, vào mỗi sáng Chủ Nhật từ sáu đến chín giờ, trong chương trình Câu Chuyện Sức Khỏe Sáng Chủ Nhật. Nhiều thông tin sức khỏe bổ ích khác cũng có thể tìm thấy trong mục “Điểm Tin Sức Khỏe” trên báo Việt Tide mỗi Thứ Sáu, và trên các web site
Code:
www.nguyentranhoang.comvà www.radiochuyensangchunhat.com.
Hỏi: Khi đã bị viêm xương khớp rồi thì có cách nào trị để bớt đau bệnh mà không phải dùng thuốc nhiều quá hay không?
Đáp:
Mục đích của việc điều trị là giúp giảm sưng và đau, hạn chế đến mức tối thiểu sự tàn phá gây ra tàn phế, tăng cường chất lượng của cuộc sống, làm chậm lại hoặc ngăn cản sự phát triển của bệnh. Mỗi trường hợp đều khác nhau, cần sự kết hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân và nhóm điều trị. Nhóm điều trị có thể gồm các bác sĩ (bác sĩ gia đình, bác sĩ chuyên về khớp và bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình khi cần thiết), các chuyên viên vật lý trị liệu, bác sĩ châm cứu...
Có nhiều cách điều trị, thường thì kết hợp các biện pháp thích hợp với nhau trong từng trường hợp cụ thể là cách thích hợp nhất.
Có thể chia ra một cách ngắn gọn các biện pháp bao gồm mổ và không mổ. Khi cần mổ, cũng có nhiều phương pháp khác nhau. Trong các biện pháp không mổ có các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Thuốc lại chia ra loại thuốc chích hay uống, cần toa hay không cần toa...
Ta sẽ tìm hiểu trong các cách này, cách nào ta có thể tự làm được, còn các biện pháp cần được thực hiện bởi bác sĩ thì nói chung lợi hại của từng biện pháp là gì.
Cũng như trong đại đa số các vấn đề sức khỏe, bác sĩ không phải là người chữa bệnh, bệnh nhân phải tự chữa cho mình. Bác sĩ không thể uống thuốc, tập thể dục, ăn uống, đi khám bệnh đều đặn... dùm cho bệnh nhân.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cách điều trị
Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, và việc áp dụng các phương pháp này lên từng bệnh nhân sẽ khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể như là:
- mức độ trầm trọng của bệnh,
- khớp nào bị đau,
- sự đáp ứng của bệnh nhân với từng phương pháp điều trị,
- mức độ hoạt động của từng bệnh nhân,
- nghề nghiệp,
- khớp có bị viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) hay không,
- bị các bệnh gì khác,
- đang dùng các thuốc gì khác,
- bệnh nhân muốn đạt được điều gì (expectations) khi điều trị
Các phương pháp không dùng thuốc
Có nhiều phương pháp không dùng thuốc vẫn được dùng, từ đơn giản, rẻ tiền đến phức tạp và tốn kém. Áp dụng đúng chỗ, các phương pháp đơn giản, rẻ tiền nhiều khi lại hiệu quả hơn nhiều so với các phương pháp phức tạp và tốn kém. Đôi khi, thật ra các phương pháp tốn tiền thật ra lại chẳng có hiệu quả gì.
Có rất nhiều phương pháp không dùng thuốc vẫn thường được dùng, như là nghỉ ngơi, thể dục và vật lý trị liệu, chườm nóng hoặc lạnh, dùng vitamins, xoa bóp, châm cứu, dùng nam châm, chạy điện, dùng siêu âm, dùng các dụng cụ trợ giúp, áp dụng một số cách ăn uống đặc biệt... Ta sẽ phân tích hiệu quả, lợi hại và cách áp dụng của từng phương pháp.
Nghỉ ngơi
Triệu chứng của viêm xương khớp thường bị nặng lên sau khi khớp bị ảnh hưởng được sử dụng kéo dài, các triệu chứng này sẽ giảm xuống khi khớp được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, không sử dụng kéo dài cũng sẽ không tốt vì nó làm cho các bắp thịt bị teo lại và làm giảm độ di động của khớp. Do đó, thường ta chỉ nên cho khớp bị đau nghỉ ngơi một thời gian ngắn, trung bình là 12 đến 24 tiếng đồng hồ nếu khớp bị đau cấp tính hoặc/và bị sưng, nóng, đỏ.
Sau đó, khớp cần được sử dụng trở lại một cách vừa phải nhằm duy trì và phục hồi chức năng.
Giảm cân
Bên cạnh thể dục, giảm cân là một trong những cách hiệu quả nhất giúp giảm các triệu chứng của viêm xương khớp, nhất là cho những khớp chịu đựng sức nặng của cơ thể như là khớp gối và khớp hông.
Giảm cân không những giúp làm giảm đau và cải thiện chức năng của khớp mà còn giúp làm giảm sự phát triển của bệnh.
Thay đổi cách ăn uống và thể dục đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu, là cách hiệu quả nhất làm giảm cân và giảm đau ở các bệnh nhân bị viêm xương khớp ở khớp gối.
Dùng các dụng cụ trợ giúp một cách thích hợp
Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên ta có nên dùng các dụng cụ trợ giúp hay không. Các dụng cụ này có thể giúp nâng đỡ hoặc giữ khớp ở các vị trí thích hợp, như là các nịt khớp (braces), các nẹp giúp cố định khớp (spints). Dùng một cách thích hợp nó có thể giúp giảm đau, sưng, giữ cho khớp vững hơn (stabilize).
Tuy nhiên, sau khi đã hết cần thiết, nếu dùng lâu ngày, nó có thể lại sẽ gây hại. Do đó nên tham khảo với bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu thường xuyên để biết khi nào nên dùng, khi nào nên ngưng.
Có những điều tưởng như rất tầm thường như một đôi giày thích hợp, chống gậy hoặc nạng (chỉ) khi cần thiết (mà không sợ mắc cỡ), dùng ghế cao, dùng các dụng cụ nâng cao bàn cầu (tiêu), có thể làm giảm bớt áp lực không cần thiết trên khớp, giúp bệnh mau hồi phục, bớt đau và giúp cuộc sống hàng ngày của người bệnh dễ chịu hơn rất nhiều.
(còn tiếp)
Thân mến,
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
Code:
www.nguyentranhoang.com (714) 531-7930
nguoiviet