Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Chất độc từ mỳ tôm – món ‘tủ’ của trẻ nhỏ.

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chất độc từ mỳ tôm – món ‘tủ’ của trẻ nhỏ.

    Sự thật bên trong gói mỳ tôm khoái khẩu của đứa con, có thể sẽ khiến mẹ giật mình, và dừng ngay lại việc để con thoải mái ăn món ăn này.


    Rất khó để tìm được đứa trẻ nào lại không yêu thích món mỳ tôm (mỳ ăn liền). Trẻ có thể ghét ăn cơm, để cho bố mẹ dỗ dành mãi, mà chưa ăn xong nổi một bát cơm nhỏ, nhưng lại có thể sẵn sàng húp trọn bát mỳ tôm nóng hổi. Những sợi mỳ dai dai với hương vị chua cay mặn ngọt đậm đà luôn hấp dẫn các giác quan của trẻ nhỏ.
    Thấy con ăn mỳ tôm với sự hào hứng, mẹ cũng vui mừng, nhưng liệu mẹ có biết được sự thật bên trong gói mỳ tôm yêu thích của con? Nếu biết bên trong gói mỳ tôm có những thành phần gì, có thể mẹ sẽ dừng ngay việc để con ăn món khoái khẩu của hầu hết mọi trẻ em này.


    Dưới đây là một danh sách các thành phần tạo nên một gói mỳ tôm có thể sẽ làm mẹ phải suy nghĩ lại, trước khi tiếp tục để con ăn thứ thực phẩm nguy hiểm này:


    Ăn mỳ tôm nhiều, trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ kém thông minh, giảm khả năng tập trung não bộ. (Ảnh minh họa).

    Hàm lượng cực kỳ cao MSG – chất gây tổn thương não:

    Ăn mỳ tôm nhiều, trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ kém thông minh, giảm khả năng tập trung của não bộ. Nguyên nhân chính là thành phần chất MSG chiếm tỷ lệ cực kỳ lớn trong mỳ tôm. Chính chất MSG (hay còn gọi là monosodium glutamate) đem đến cho mỳ tôm hương vị đậm đà, hấp dẫn, kích thích vị giác của mọi trẻ em, nhưng cũng chính chất này dẫn đến sự suy yếu, suy giảm chức năng của não bộ.


    Chất béo chuyển hóa – gây tăng cân không lành mạnh:
    Ăn mỳ tôm có thể làm trẻ lên cân trông thấy, nhưng lượng cân nặng đó không hề lành mạnh. Trong quá trình chế biến, mỳ tôm được nhúng sâu trong chảo dầu. Những chất béo chuyển hóa từ quá trình mỳ tôm được chiên đi chiên lại nhiều lần, sẽ xâm nhập vào cơ thể trẻ khi trẻ ăn mỳ, làm trẻ tăng cân không cần thiết.


    Chất sáp – gây tổn thương nội tạng:
    Tại sao sợi mỳ tôm lại dai ngon, thu hút khẩu vị của cả trẻ em lẫn người lớn đến vậy? Đó là nhờ chất sáp (thực chất là propylene glycol) bao lấy sợi mỳ để chống “đông” mỗi khi cho mỳ vào nước sôi. Chính vì độ dai “kiên cường” khi tiếp xúc với nước nóng mà mỳ tôm cũng rất “kiên cường” khi trụ lại trong cơ thể của con người. Chất sáp trong mỳ dễ tích tụ ở gan, thận, tim, gây ra những bất thường và tổn thương.


    Hàm lượng muối cao – gây hại thận:
    Muối giúp bảo quản thực phẩm cực kỳ tốt, và vì thế nó được đưa vào trong mỳ gói để tăng tuổi thọ của những gói mỳ. Tuy nhiên, hàm lượng muối trong mỳ thường vượt quá mức cho phép, không tốt cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể, đặc biệt là thận.


    Bột tinh luyện – hầu như không có chất dinh dưỡng:
    Mỳ ăn liền là loại thức ăn đã qua xử lý với thành phần bột tinh luyện là chủ yếu. Bột tinh luyện không chứa bất kỳ loại vitamin và khoáng chất nào, mà hoàn toàn không có calories.


    Nhiều hóa chất độc hại gây ung thư:
    Dioxin và plasticizer là hai trong nhiều hóa chất độc hại xuất hiện trong bao bì của mỳ ăn liền. Những hóa chất này có khả năng gây ung thư, và chúng rất dễ ngấm vào bánh mỳ tôm.



    Theo Eva ./.
Working...
X