Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Chích ngừa cúm và sưng phổi

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chích ngừa cúm và sưng phổi

    Chích ngừa cúm và sưng phổi








    TRIỆU MINH






    “Flu” là một từ chung để chỉ nhiều loại virus bệnh cúm luân chuyển quanh địa cầu và mỗi năm mỗi đổi. Chúng tấn công hệ hô hấp, vì thế người bị suyễn dễ bị cúm và những biến chứng như viêm cuống phổi và viêm phổi. Với 25 triệu người ở Mỹ bị suyễn và mỗi ngày có 10 người chết vì bệnh này, thì bảo vệ cho khỏi cúm và sưng phổi là điều thiết yếu.








    Tại sao chủng ngừa cúm?


    Cúm không chỉ là vài ngày nằm bẹp trên giường - mà còn có thể gây chết chóc. Nhóm có nguy cơ bị biến chứng gồm những người bị suyễn, người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, và trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 2 tuổi.


    Điều nhiều người không để ý, đó là cúm có thể ngừa được. Năm ngoái có tới 146 em bị tử vong, 146 trường hợp có thể phòng ngừa.


    Vaccine ngừa cúm - tiêu biểu là chích hoặc xịt vào mũi, thực hiện tại phòng mạch bác sĩ, bệnh xá, dược phòng và một số siêu thị, là cách bảo đảm khỏi bị gục ngã vì các triệu chứng của cúm và lây truyền cho những người khác trong gia đình, trong cộng đồng. Đó là lý do tại sao chích ngừa quan trọng đặc biệt cho mọi người trong gia đình, cho những nhóm có nguy cơ cao hoặc cho trẻ em còn nhỏ.


    Càng nhiều cá nhân chích ngừa, càng giảm được số người mang hoặc truyền virus cho người khác. Chích ngừa tạo ra “miễn nhiễm bầy đoàn (herd immunity)”, không chỉ bảo vệ chính bạn nhưng còn những người có hệ thống miễn nhiễm yếu hơn.








    Ai nên chích ngừa?


    Trung tâm Kiểm soát và Ngừa bệnh (Centers for Disease Control and Prevention - CDC) khuyên nên chích cho mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên. Cũng Theo CDC, hơn phân nửa dân số Hoa Kỳ (52.9%) đã không theo lời khuyên này trong thời gian từ 2014-2015.


    Mọi người bị suyễn đều nên chích ngừa, vì cúm sẽ nặng và nguy hiểm cho họ, cũng như cho những người bị bệnh mãn tính, như tiểu đường, bệnh tim.


    Có nhiều chọn lựa về vaccine ngừa cúm cho trẻ em, người già và các nhóm có nguy cơ cao, do đó nên tham khảo với bác sĩ về từng trường hợp.


    Bạn không thể bị cúm do vaccine gây ra, nhưng phải đợi ít nhất hai tuần lễ sau ngày chích thì hệ thống miễn nhiễm của bạn mới tạo được thế phòng vệ. Nếu bị cúm trong thời gian này, có thể là vì đã nhiễm trước khi chích ngừa, hoặc bị nhiễm do vi khuẩn khác với thứ mà thuốc chủng khống chế được, chứ không phải do vaccine làm bạn bị cúm.


    Đừng chích ngừa cúm khi bạn vừa khỏi cảm lạnh, hoặc đã có triệu chứng bị cúm rồi. Hệ thống miễn nhiễm của bạn trong lúc đó bị “quá tải” nên vaccine thành không hiệu nghiệm.


    Vì có nhiều em trong độ tuổi đi học bị chảy nước mũi hoài hoặc ho dai dẳng từ ngày đầu đi học kéo dài cho đến ngày chót, nên khó định thời gian chích ngừa cho chúng trong tình trạng như thế. Cách tốt nhất là cố giữ cho các em được khỏe mạnh, dạy các em giữ vệ sinh và thảo luận với bác sĩ về thời gian chích ngừa. Năng rửa tay trong mùa dịch cúm và ở nhà khi bị bệnh là những bước cần thiết để giữ gìn sức khỏe.








    Còn chủng ngừa viêm phổi?


    Chương trình chủng ngừa sưng phổi trong những năm vừa qua đã giảm thiểu đáng kể các trường hợp nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn bệnh sưng phổi (pneumococcal bacteria).


    Có hai loại vaccine ngừa sưng phổi được CDC khuyên dùng:


    - PCV13 (pneumococcal conjugate vaccine 13) cho trẻ em dưới 5 tuổi, người già từ 65 tuổi và trẻ em từ 6 tuổi trở lên có nhiều yếu tố rủi ro;


    - PPSV23 (pneumococcal polysaccharide vaccine) cho người già từ 65 tuổi, và người từ 2 đến 64 tuổi có nguy cơ bị nhiễm cao.


    Ngoài ra, tất cả những người bị suyễn, hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá, cũng nên chích ngừa sưng phổi.


    Nên tham khảo với bác sĩ về chích ngừa sưng phổi, vì có một số nhóm người cần đến cả hai loại chích ngừa. Điều nhiều người chưa biết là loại vaccine này còn có thể ngừa được nhiễm trùng xoang mũi (sinus) và nhiễm trùng tai, vì đó cũng là thứ vi khuẩn gây ra sưng phổi.




    Nếu bạn chưa chích ngừa, thì nên lấy hẹn ngay hôm nay đi. Đây là hướng dẫn của CDC về mùa cúm năm nay:


    Code:
    http://www.cdc.gov/flu/about/season/upcoming.htm.









    TM - theo bác sĩ Purvi Parikh (baotreonline)






Working...
X