Sắp có thuốc "cải lão hoàn đồng" cho người già
Con người luôn trăn trở trong việc tìm kiếm phương thức trường sinh bất tử.
Sắp có thuốc cải lão hoàn đồng cho người già
Già đi luôn khiến con người lo lắng, từ thời phong kiến con người đã muốn tìm kiếm những phương thuốc trường sinh bất tử. Ngày nay, ngành khoa học y tế đã có những bước tiến lớn trong việc tìm kiếm thuốc trường sinh. Viễn cảnh cải lão hoàn đồng, trường sinh bất tử đang dần trở thành hiện thực.
Con người luôn trăn trở trong việc tìm kiếm phương thức trường sinh bất tử.
Bước tiến mới nhất trong quá trình tìm kiếm sự bất tử cho loài người vừa được công bố tuần trước tại Hội nghị Hiệp hội Thần kinh học ở Chicago, Mỹ. Tại đây, các nhà nghiên cứu đã trình bày một kết quả nghiên cứu, chứng minh rằng một loại thuốc trị hen suyễn thông thường khi được thêm vài thành phần có thể kích thích sự trẻ hóa và tăng trưởng tế bào mới trong não chuột.
Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu Ludwig Aigner của Đại học Y khoa Paracelsus Salzburg, đã thực hiện theo dõi, nghiên cứu trên hai nhóm chuột được tiêm đều đặn, hàng ngày một liều montelukast (một loại thuốc trị hen suyễn và cũng có khả năng ngăn chặn các thụ thể liên quan tới bệnh viêm não).
Montelukast có khả năng ngăn chặn các thụ thể liên quan tới bệnh viêm trong não như leukotrien.
Chuột được chia thành hai nhóm, nhóm thứ nhất gồm 20 con chuột trẻ (khoảng bảy tháng tuổi) và nhóm thứ hai gồm 14 con chuột già (khoảng 20 tháng tuổi), tuổi của hai nhóm chuột tương đương với con người ở tuổi 20 và 60.
Trong thử nghiệm diễn da khoảng 6 tuần, hai nhóm chuột phải trải qua hàng loạt thử nghiệm trí nhớ để các nhà nghiên cứu giám sát tác dụng của thuốc lên khả năng học hỏi, chẳng hạn như việc tìm kiếm một lối thoát sau khi bị rơi vào bể nước, của chuột.
Cuối thử nghiệm, nhóm nghiên cứu kết luận rằng loại thuốc này không ảnh hưởng tới khả năng học hỏi của những con chuột trẻ. Tuy nhiên, những con chuột già được tiêm thuốc cũng có thể khả năng tương tự những con chuột trẻ trong thử nghiệm. "Chúng tôi đã khôi phục được 100% khả năng học tập và ghi nhớ của chuột, khả năng của những con chuột già tương đương với những con chuột trẻ", Aigner nói.
Mỗi năm, những bệnh thái hóa thần kinh như Alzheimer, Parkinson và Huntingson ảnh hưởng tới hàng triệu người. Nguyên nhân gây ra những bệnh này là do chứng viêm não và sự suy giảm các tế bào thần kinh. Các thụ thể leukotrien trong não sẽ gây ra viêm nếu được kích hoạt và các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng các thụ thể này thường tập trung với mật độ cao trên các bộ phận trong khu vực các nơron thần kinh được tạo ra.
Sau khi phát hiện ra công dụng của montelukast là chặn các thụ thể leukotrien, Aigner cùng các đồng nghiệp của ông đã nghĩ tới việc thử xem chất này có thể chống viêm và trẻ hóa các tế bào hay không. Kết quả họ thu được rất đáng khích lệ, số chuột già được tiêm montelukast kháng viêm tốt hơn 80%, hàng rào máu não được trẻ hóa và khả năng phát triển tế bào thần kinh mới cao hơn 50% so với những con chuột nhỏ hơn.
Điều đáng mừng là nghiên cứu này sẽ sớm được thử nghiệm lâm sàng trên người bởi montelukast được sử dụng khá rộng rãi trong việc điều trị bệnh hen suyễn. Aigner cho biết kết quả khả quan của nghiên cứu trên chuột sẽ đảm bảo cho những thử nghiệm lâm sàng. Ông hy vọng có thể sớm bắt đầu nghiên cứu trên các bệnh nhân Parkinson bởi luật pháp Mỹ đã cho phép sử dụng những chất kháng leukotriene trên những bệnh nhân này để chống thoái hóa thần kinh.
Theo khoahoc.tv
Comment