Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

15 loại thực phẩm lành mạnh nhất mọi thời đại

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 15 loại thực phẩm lành mạnh nhất mọi thời đại

    15 loại thực phẩm lành mạnh nhất mọi thời đại








    Tác giả: Joseph Mercola,
    Code:
    www.mercola.com
    Dịch giả: Tottochan

















    Trong một khảo sát về thói quen chi tiêu cho thực phẩm sử dụng trong gia đình ở Mỹ, Ban Nghiên Cứu Kinh Tế (ERS) thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ đã phát hiện được rằng người dân Mỹ đang vung tiền chi tiêu vào những loại thực phẩm không lành mạnh.




    Một gia đình trung lưu người Mỹ chi tiêu phần lớn ngân sách thực phẩm của họ (gần 18%) cho các loại ngũ cốc tinh chế, sau đó là đường và các loại bánh kẹo (gần 14%). Tiếp theo là thịt đỏ (chủ yếu được cung cấp từ các trang trại chăn nuôi công nghiệp, hay còn gọi là CAFOs), kế đến là các loại thức ăn nhẹ đông lạnh hay ướp lạnh và các loại nước uống.




    Đối lập với các con số nêu trên, người Mỹ chỉ sử dụng dưới 0,5% ngân sách thực phẩm của họ cho các loại rau màu xanh đậm và một khoản tương tự cho các loại rau màu cam. Còn các loại rau khác chiếm ít hơn 4% tổng chi tiêu cho thực phẩm trong gia đình và trái cây các loại chỉ chiếm hơn 6%.




    Theo báo cáo của Forbes:


    “Không phải người ta đang chi cho thực phẩm nói chung ít hơn những gì họ nên làm. Mà là chúng ta đang sử dụng 17% số tiền mua sắm thực phẩm cho những loại ngũ cốc tinh chế (gấp ba lần con số khuyến nghị).


    … Và trong khi Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) khuyến cáo nên chi ít hơn 1% cho đường và bánh kẹo, thì hầu hết người Mỹ chi gần 14% ngân sách thực phẩm cho đồ ngọt các loại. Điều đó có nghĩa là không phải chúng ta ham muốn tiết kiệm tiền mà ăn uống kham khổ, mà vấn đề ở đây là sự chọn lựa của chúng ta quá nghèo nàn”.


    Tôi cho rằng ngoài việc chọn lựa đúng đắn, chúng ta cũng cần cập nhật kiến thức về các loại thực phẩm thực sự lành mạnh. Khác với thông thường, bạn không cần tốn quá nhiều tiền để được ăn các loại thực phẩm chất lượng. Trên thực tế, nhiều trong số các loại thực phẩm lành mạnh nhất được đề cập sau đây không hề đắt đỏ.


    Không những thế, bởi có rất nhiều loại thực phẩm lành mạnh nên bạn có thể đưa vào thực đơn của mình xoay quanh các loại thực phẩm theo mùa … và các loại thực phẩm được giảm giá.


    Để bảo vệ sức khỏe bản thân, tôi khuyên bạn nên chi 90% ngân sách thực phẩm cho các loại đồ ăn chưa chế biến và chỉ nên dành 10% cho các loại thực phẩm chế biến. Lựa chọn theo danh sách dưới đây là một khởi đầu tuyệt vời để nuôi dưỡng gia đình của bạn đúng cách.






    15 loại thực phẩm lành mạnh nhất






    1. Trái bơ





    Trái bơ, được xếp vào danh mục trái cây, có hàm lượng fructose thấp, giàu kali và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh (Pruden/iStock)




    Trái bơ, được xếp vào danh mục trái cây, có hàm lượng fructose thấp, giàu kali và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, nghiên cứu đã khẳng định trái bơ có lợi cho sức khỏe và chức năng tim mạch.


    Với tôi, hầu như mỗi ngày tôi đều ăn hết một trái bơ bằng cách trộn với salad. Cách này giúp tăng cường sự tiêu thụ chất béo lành mạnh và calorie mà không cần tiêu thụ nhiều protein hay carbohydrate.


    Trái bơ còn rất giàu kali (nhiều hơn gấp đôi số lượng kali có trong chuối) và giúp cân bằng tỷ lệ kali/natri cực kỳ quan trọng. Trái bơ cũng cung cấp gần 20 dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường sức khỏe, bao gồm chất xơ, vitamin E, các loại vitamin B và acid folic. Ngoài cách ăn trực tiếp, bạn có thể sử dụng bơ như chất béo thay thế trong các công thức nấu ăn cần đến bơ hay các loại dầu ăn khác.


    Một ưu điểm khác của trái bơ: nó là một trong những loại trái cây an toàn nhất, bạn có thể mua loại được trồng theo cách thông thường, do đó bạn không cần phải chi nhiều tiền hơn cho loại hữu cơ. Lớp vỏ dày của nó có khả năng bảo vệ phần ruột bên trong khỏi thuốc trừ sâu.










    2. Cải cầu vồng





    Cải cầu vồng (Teleginatania/iStock)




    Cải cầu vồng thuộc gia đình nhà rau chân vịt, cùng họ với củ cải và rau bi-na. Đây là nguồn cung cấp vitamin C, E và A tuyệt vời (dưới dạng beta-carotene) cùng với các khoáng chất mangan và kẽm. Khi ăn cải cầu vồng, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích từ khả năng chống oxy hóa và kháng viêm của nó.


    Theo báo cáo của tổ chức George Mateljan Foundation:


    “Các thành phần dưỡng chất thực vật có trong cải cầu vồng thậm chí còn lớn hơn rất nhiều so với những phán đoán ban đầu của các nhà nghiên cứu, ngày nay người ta phát hiện khoảng ba chục dưỡng chất thực vật chống oxy hóa có trong cải cầu vồng, trong đó có các betalain (bao gồm cả betacyanin và betaxanthin) và các epoxyxanthophyll. Nhiều dưỡng chất thực vật chống oxy hóa giúp cho cải cầu vồng có màu sắc rực rỡ ở cuống, thân và gân lá”.


    Các sắc tố betalin có trong cải cầu vồng (cũng tìm thấy trong củ cải đường) hỗ trợ quá trình thải độc giai đoạn 2 của cơ thể, có tác dụng phá vỡ các độc tố đang gắn kết với các phân tử khác, để chúng có thể đào thải ra khỏi cơ thể của bạn. Cải cầu vồng còn chứa một loạt những chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm lượng lớn magiê và vitamin K1, có tác dụng hỗ trợ sức khỏe của xương.


    Ngoài ra, cải cầu vồng còn chứa flavonoid, được gọi là acid syringic, có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường, cùng với kaempferol, flavonol có thể giúp chống lại ung thư và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch.










    3. Tỏi





    Tỏi nổi tiếng là hiệu quả trong phòng chống các chủng vi khuẩn kháng thuốc như tụ cầu khuẩn và khuẩn salmonella. (eyewave/Photos.com)


    Tỏi rất giàu mangan, canxi, phốt pho, selen và vitamin B6 và C, nên rất có lợi cho xương, cũng như tuyến giáp của bạn. Người ta cho rằng nhiều công dụng điều trị của tỏi xuất phát từ các hợp chất chứa lưu huỳnh của nó, chẳng hạn như chất allicin, là chất làm cho tỏi có một mùi vị rất đặc trưng.


    Các hợp chất tăng cường sức khỏe khác bao gồm oligosaccharides, protein giàu arginine, selenium và flavonoids. Có nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của tỏi với trên 160 loại bệnh khác nhau. Nhìn chung, các lợi ích của tỏi được phân thành 4 nhóm chính:


    – Giảm viêm (giảm nguy cơ viêm xương khớp và các bệnh khác liên quan đến viêm);
    – Tăng cường chức năng miễn dịch (kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus và các đặc tính chống ký sinh trùng);
    – Cải thiện sức khỏe tim mạch và tuần hoàn (bảo vệ chống đông máu, làm chậm mảng bám, cải thiện lipid và hạ huyết áp);
    – Là độc tố đối với 14 loại tế bào ung thư (bao gồm cả não, phổi, vú, dạ dày và tuyến tụy)


    Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng chống lại các vi khuẩn kháng thuốc, nghiên cứu đã tiết lộ rằng khi allicin tiêu hóa trong cơ thể của bạn, nó sản sinh axit sulfenic, một hợp chất phản ứng với các gốc tự do nguy hiểm, nhanh hơn bất kỳ hợp chất nào khác.










    4. Rau mầm





    Quá trình nảy mầm sản sinh enzym, là chất làm cho thức ăn dễ dàng tiêu hóa một cách tự nhiên. (Robyn Mackenzie/iStock/Thinkstock)


    Rau mầm có thể cung cấp một số dưỡng chất ở mức cao nhất, bao gồm vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và enzyme, giúp bảo vệ chống lại các gốc tự do.


    Chẳng hạn như mầm bông cải xanh tươi, tốt hơn nhiều so với bông cải xanh bình thường, do đó cho phép bạn ăn với số lượng ít hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mầm bông cải xanh ba ngày tuổi chứa glucoraphanin – một hợp chất chemoprotective – nhiều gấp 10-100 lần so với bông cải trưởng thành.


    Hợp chất glucoraphanin còn có tác dụng bảo vệ chống lại các chất ô nhiễm độc hại bằng cách cải thiện khả năng bài tiết của cơ thể. Glucoraphanin cũng đã được chứng minh có khả năng bảo vệ chống lại bệnh ung thư.


    Rau mầm rất kinh tế (rẻ hơn đến 90% hoặc nhiều hơn nữa) nếu tự trồng ở nhà, vì vậy tôi khuyên các bạn nên tự trồng rau mầm cung cấp cho gia đình. Hãy thử bắt đầu bằng mầm bông cải xanh, mầm cải xoong và mầm hướng dương.










    5. Các loại nấm





    Bên cạnh ưu điểm giàu protein, chất xơ, vitamin C, vitamin B, canxi và khoáng chất, nấm còn là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời. (Lisovskaya/iStock)


    Bên cạnh ưu điểm giàu protein, chất xơ, vitamin C, vitamin B, canxi và khoáng chất, nấm còn là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời. Nó chứa polyphenol và selen – rất phổ biến trong thế giới thực vật, cũng như các chất chống oxy hóa chỉ thấy trong nấm.


    Một trong những chất chống oxy hóa nói trên là ergothioneine, hiện nay đã được các nhà khoa học công nhận là “chất chống oxy hóa bậc thầy”. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature có đề cập đến tầm quan trọng của ergothioneine, là chất chỉ tìm thấy trong nấm, được mô tả như “chất dẫn xuất chứa lưu huỳnh hiếm thấy của các axit amin, histidine”, nó đóng vai trò cực kỳ đặc biệt, giúp bảo vệ DNA khỏi các tổn thương do oxy hóa.


    Ngoài ra, nấm còn cung cấp một số chất tăng cường miễn dịch hiệu quả nhất, đây chính là lý do tại sao nó rất có lợi trong cả ngăn ngừa và điều trị ung thư.


    Các polysaccharides chuỗi dài, đặc biệt là phân tử alpha và beta glucan, chịu trách nhiệm chính về hiệu quả của nấm đối với hệ thống miễn dịch. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung thêm một hoặc hai khẩu phần nấm khô sậm màu rất có lợi cho sức khỏe, nó điều chỉnh tác động trên chức năng hệ miễn dịch.










    6. Cải xoăn





    Sinh tố cải xoăn (Lecic/iStock)


    Chỉ một chén cải xoăn cơ thể của bạn sẽ tràn ngập các loại vitamin kháng bệnh như vitamin K, A, B, C và một lượng lớn mangan, đồng, chất xơ, canxi và kali. Với mỗi khẩu phần cải xoăn, bạn sẽ nhận được hơn 45 flavonoit đơn nhất, trong đó có cả lợi ích chống oxy hóa và kháng viêm.


    Cải xoăn cũng là nguồn cung cấp sulforaphane và indole-3-carbinol chống ung thư tuyệt vời. Đến nay, cải xoăn đã được chứng minh làm giảm ít nhất năm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, trong đó có ung thư bàng quang, ung thư vú, ruột kết, buồng trứng và tiền liệt tuyến. Các glucosinolate có trong cải xoăn và các loại rau họ cải khác được phân nhỏ thành các hợp chất giúp bảo vệ DNA khỏi bị tổn thương.


    Một số nghiên cứu cho rằng ăn cải xoăn sống là tốt nhất để phòng ngừa ung thư, nhưng một số nghiên cứu khác lại cho rằng nấu chín tới mới là tốt nhất, một phần vì nó tăng cường khả năng liên kết acid mật ở đường tiêu hóa, từ đó giúp các axit mật dễ dàng thực hiện chức năng bài tiết của cơ thể, nó không chỉ có tác động tích cực trong chuyển hóa cholesterol, mà còn tác động đến nguy cơ gây ung thư (các acid mật có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ ung thư).










    7. Rau bina





    Rau bina rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, bao gồm acid folic, vitamin A, sắt, kali, canxi, kẽm và selen.


    Rau bina rất giàu vitamin, khoáng chất, và chất chống oxy hóa, bao gồm acid folic, vitamin A, sắt, kali, canxi, kẽm và selen. Rau bina còn chứa chất flavonoit có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, đồng thời có công dụng kháng viêm và hỗ trợ chống oxy hóa. Theo báo cáo của Tổ chức George Mateljan Foundation:


    “Hỗn hợp các chất dinh dưỡng có trong rau bina giúp nó có được vị trí độc tôn trong số những thực phẩm có chất chống oxy hóa và kháng viêm, hợp chất dinh dưỡng thực vật khác thường của rau bina đã cấu tạo nên các thành phần chống lão hóa và kháng viêm.


    Nhắc đến flavonoit, thì rau bina là nguồn cung cấp độc đáo chất glucuronide methylenedioxyflavonol. Còn đối với carotenoit, rất khó có thể tìm ra nguồn lutein và zeaxanthin nào hữu ích hơn. Các epoxyxanthophyll carotenoid neoxanthin và violaxanthin cũng là các thành phần có tác dụng tích cực được tìm thấy trên lá rau bina”.










    8. Cải rổ





    Cuốn Taco chay: bánh mì hạt mặn, sốt guacamole, xà lách romaine, phô mai hạt hạnh nhân và sốt salsa cuốn trong lá cải rổ. (graytown/iStock)




    Cải rổ có họ hàng rất gần với cải xoăn, chúng rất giống nhau về mặt dinh dưỡng. Giàu vitamin K và dinh dưỡng thực vật – axit caffeic, axit ferulic, quercetin và kaempferol – cải rổ giúp làm giảm sự suy yếu của tế bào do oxy hóa trong quá trình chống viêm nhiễm. Cải rổ chứa glucosinolate, còn gọi là glucobrassicin – có thể chuyển hóa thành phân tử đồng phân thiocyanate – gọi là indole-3-carbinol, hoặc I3C, một hợp chất có khả năng kích hoạt và ngăn chặn phản ứng viêm ở giai đoạn đầu.


    Các loại dinh dưỡng thực vật khác có trong rau cải rổ, như diindolylmethane và sulforaphane, đã được chứng minh lâm sàng có khả năng chống lại các tế bào ung thư vú, tiền liệt tuyến, ung thư buồng trứng, cổ tử cung và ung thư ruột kết, giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư và thậm chí giúp ngăn chặn sự hình thành ngay từ ban đầu. Đáng chú ý hơn nữa, cải rổ đặc biệt có hàm lượng chất xơ cao, với hơn 7 gram mỗi cup (1), rất lý tưởng để hỗ trợ tiêu hóa. Chúng cũng đặc biệt hữu ích trong việc duy trì hàm lượng cholesterol lành mạnh. Theo Tổ chức George Mateljan Foundation:


    “Một nghiên cứu gần đây cho thấy, cải rổ hấp tốt hơn cải xoăn, cải xanh, bông cải xanh, cải Brussels và cải bắp hấp, đối với khả năng liên kết các acid mật trong đường tiêu hóa. Các acid mật được tiết ra một cách dễ dàng hơn khi hình thành sự liên kết các acid mật. Bởi acid mật được hình thành từ cholesterol, tác động gián tiếp từ sự liên kết acid mật là làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Đáng chú ý là cải rổ hấp có khả năng liên kết các acid mật lớn hơn nhiều so với cải rổ sống”.


    Muốn cải rổ có hương vị và cung cấp dưỡng chất tốt nhất, bạn nên chọn phần lá hơi nhỏ hơn so với lớp lá cứng bên ngoài. Nếu bạn không biết chắc cách chế biến, hãy thử công thức chế biến cải rổ trong 5 phút này nhé.









  • #2
    9. Cà chua





    Ngoài giảm nguy cơ đột quỵ, lycopene từ cà chua (kể cả nước sốt cà chua hữu cơ không đường) cũng được xem rất hữu ích trong việc điều trị ung thư tiền liệt tuyến. (OlgaMiltsova/iStock/Thinkstock)


    Cà chua, đặc biệt là cà chua hữu cơ – vốn nhiều chất dinh dưỡng, gồm các hóa chất thực vật khác nhau, đem đến một loạt lợi ích cho sức khỏe. Cà chua là nguồn cung cấp hoàn hảo các chất lutein, zeaxanthin và vitamin C (tập trung nhiều nhất ở phần ruột mềm như thạch bao quanh hạt), cũng như các vitamin A, E và các vitamin B, kali, mangan và phốt pho. Một số dưỡng chất thực vật có trong cà chua ít được nhắc đến hơn như:


    – Flavonol: rutin, kaempferol và quercetin
    – Flavonones: naringenin và chalconaringenin
    – Axit Hydroxycinnamic: axit caffeic, axit ferulic, và axit coumaric
    – Glycosides: esculeoside A
    – Các chất dẫn xuất acid béo: acid 9-oxo-octadecadienoic


    Cà chua còn là nguồn tập trung lycopene rất lớn – là chất chống oxy hóa carotenoid, giúp các loại trái cây và rau quả như cà chua và dưa hấu có màu hồng hoặc màu đỏ. Tác động chống oxy hóa của lycopene từ lâu đã được thừa nhận mạnh hơn các carotenoid khác như beta-carotene và nó còn có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ và ung thư như một số nghiên cứu đã cho thấy.


    Ngoài tác dụng giảm nguy cơ đột quỵ, lycopene từ cà chua (kể cả nước sốt cà chua hữu cơ không đường) cũng được xem là có tác động tích cực trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến. Thật thú vị, khi nấu chín, tính sinh học của lycopene lại tăng chứ không giảm chút nào, nấu chín cà chua, như nước sốt cà chua là một lựa chọn đặc biệt lành mạnh.










    10. Bông cải trắng (súp lơ)





    Bông cải trắng có khả năng giúp cơ thể của bạn thải độc (anna1311/iStock)




    Một khẩu phần bông cải chứa đến 77% lượng vitamin C khuyến nghị hàng ngày. Bông cải là nguồn cung cấp dồi dào vitamin K, protein, thiamin, riboflavin, niacin, magiê, phốt pho, chất xơ, vitamin B6, folate, pantothenic acid, kali và mangan. Không những vậy, nó còn là nguồn cung cấp choline, tuyệt vời – là một loại vitamin B được biết đến với vai trò hỗ trợ sự phát triển của não bộ, giàu chất dinh dưỡng kháng viêm, giúp duy trì sự kiểm soát tình trạng viêm, trong đó có I3C, có thể tác động ở mức độ di truyền để giúp ngăn ngừa các phản ứng viêm ở cấp độ căn bản. Các hợp chất có trong bông cải cũng cho thấy tác dụng chống ung thư. Theo thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia:


    “Indoles và isothiocyanates được tìm thấy trong bông cải có tác dụng như chất ức chế sự phát triển của bệnh ung thư trên một số cơ quan ở chuột, bao gồm bàng quang, vú, đại tràng, gan, phổi và dạ dày.”


    Bông cải cũng giúp cơ thể có khả năng thải độc bằng nhiều cách. Nó chứa chất chống oxy hóa hỗ trợ thải độc giai đoạn 1, cùng với các chất dinh dưỡng chứa lưu huỳnh – rất quan trọng cho các hoạt động thải độc giai đoạn 2. Đồng thời, các glucosinolate có trong bông cải cũng kích hoạt các enzym thải độc. Bông cải còn là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, rất có lợi cho tiêu hóa. Hơn nữa, nhờ tính linh hoạt tuyệt vời mà bông cải trở nên thực sự hấp dẫn. Bạn có thể ăn sống, trộn cùng salad, hay nấu chín. Thậm chí có thể chế biến bằng cách nêm gia vị và nghiền thành món “khoai tây” nghiền nhưng lành mạnh hơn nhiều. Theo Tổ chức George Mateljan Foundation:


    “Các nhà nghiên cứu khẳng định sulforaphane hình thành từ glucosinolate có trong súp lơ (glucoraphanin) có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày của bạn. Sulforaphane có nhiều lợi ích trong việc ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày hoặc bám quá nhiều trên thành dạ dày của bạn”.










    11. Hành tây





    (wmaster890/iStock)


    Cho đến nay, hành tây đã được chứng minh có rất nhiều lợi ích; nó có khả năng kháng dị ứng, kháng histaminic, kháng viêm và chống oxy hóa, tất cả trong một thể thống nhất. Polyphenol là những hợp chất thực vật được công nhận có đặc tính phòng ngừa bệnh tật, chống oxy hóa và chống lão hóa. Hành tây có nồng độ polyphenol đặc biệt cao, hơn cả tỏi, tỏi tây, cà chua, cà rốt và ớt chuông đỏ.


    Đặc biệt, hành tây rất giàu flavonoid polyphenol gọi là quercetin. Quercetin là một chất chống oxy hóa mà nhiều người tin rằng có thể ngăn ngừa sự phóng thích histamin – nên những loại thực phẩm giàu quercetin là chất “kháng histamine tự nhiên”. Hành tây chứa một lượng lớn hợp chất chống ung thư, trong đó có quercetin, đã được chứng minh làm giảm khối u ung thư giai đoạn đầu, cũng như kiềm chế sự phát triển của các tế bào ung thư buồng trứng, vú và ruột kết. Những người ăn nhiều hành tây, cũng như các loại rau trong nhóm allium (2) khác, ít có nguy cơ mắc các loại ung thư như:


    – Tiền liệt tuyến và vú
    – Buồng trứng và màng dạ con
    – Ruột kết – trực tràng và dạ dày
    – Thực quản và thanh quản
    – Biểu mô tế bào thận










    12. Cá hồi Alaska đánh bắt tự nhiên





    (klenova/iStock)


    Cá hồi cung cấp chất béo omega-3 là eicosapentaenoic acid (EPA) và docosahexaenoic acid (DHA), chúng có thể có ích trên nhiều mặt của sức khỏe, từ hệ thống tim mạch, sức khỏe hành vi và tâm thần, cho đến sức khỏe tiêu hóa của bạn. Thậm chí nó có thể ngăn ngừa nguy cơ chết yểu. Nghiên cứu cho thấy sử dụng dầu cá như cá hồi Alaska đánh bắt tự nhiên một đến hai lần mỗi tuần có thể tăng tuổi thọ của bạn hơn hai năm và giảm 35% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.


    Cá hồi còn chứa chất chống oxy hóa astaxanthin, từng được ca ngợi như một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất từ trước tới nay do khả năng chặn đứng đồng thời nhiều gốc tự do khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó mạnh hơn các chất chống oxy hóa carotenoid khác, như vitamin E, beta-carotene và lycopene.


    Astaxanthin cũng có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe tim mạch, mắt và não, cũng như làm dịu các cơn đau mãn tính. Bí quyết ăn cá ngày nay là chọn những loại cá có hàm lượng cao loại chất béo lành mạnh omega-3, ít bị nhiễm các chất độc hại. Cá hồi Alaska đánh bắt tự nhiên (KHÔNG phải cá nuôi) phù hợp với điều kiện này và là một trong số ít các loại cá mà tôi còn khuyên bạn nên ăn.










    13. Trứng gia cầm hữu cơ chăn thả





    (librakv/iStock)




    Protein rất cần thiết để xây dựng, duy trì và tái tạo các mô trong cơ thể của bạn, bao gồm cả làn da, các cơ quan nội tạng và cơ bắp. Protein cũng là thành phần chính của hệ thống miễn dịch và nội tiết tố. Trong số các protein được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, chỉ có thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt và trứng chứa “protein hoàn chỉnh”, nghĩa là chúng có chứa tất cả các axit amin thiết yếu. Trứng cũng chứa lutein và zeaxanthin, rất tốt cho sức khoẻ của mắt, choline tốt cho não bộ, hệ thống thần kinh, tim mạch và chúng cũng là nguồn cung cấp B12 tự nhiên.


    Trứng tràn đầy dinh dưỡng lành mạnh, miễn là nó có nguồn gốc từ gà chăn thả hữu cơ. Sự khác biệt về dinh dưỡng giữa trứng gà chăn thả thật và trứng gà nuôi thương mại là kết quả của chế độ nuôi dưỡng khác nhau giữa hai nhóm gà. Bạn có thể nhận ra trứng gà thả vườn hay gà chăn thả bởi màu sắc của lòng đỏ trứng. Những con gà mái tự bới tìm thức ăn thường đẻ những quả trứng có lòng đỏ cam tươi sáng. Nếu lòng đỏ màu vàng nhạt, đục là dấu hiệu chắc chắn rằng bạn đang sử dụng trứng của những con gà nuôi nhốt công nghiệp, không được tự tìm kiếm thức ăn một cách tự nhiên. Nguồn trứng tươi tốt nhất là từ những con gà mái nuôi thả của những người nông dân địa phương.










    14. Dầu dừa hữu cơ





    (joannawnuk/iStock)


    Bên cạnh công dụng tuyệt vời đối với tuyến giáp và sự trao đổi chất của cơ thể, dầu dừa rất giàu axit lauric, nó biến đổi thành monolaurin trong cơ thể, là một monoglyceride có khả năng tiêu diệt virus lipid-Coated như HIV và herpes, cúm, sởi, vi khuẩn gram âm và động vật nguyên sinh như Giardia lamblia. Chuỗi acid béo trung bình của nó (MCTs) cũng đem lại một số lợi ích sức khỏe phổ biến, như tăng cường trao đổi chất và chống lại các tác nhân gây bệnh.


    Một phát hiện thú vị gần đây là dầu dừa có thể được sử dụng như là một phương pháp điều trị tự nhiên cho căn bệnh Alzheimer, vì MCTs cũng là nguồn cung cấp xeton quan trọng cho các cơ quan trong cơ thể, nó có tác dụng như một nguồnthay thế cung cấp nhiên liệu cho não, có thể giúp ngăn chặn sự teo não liên quan đến chứng mất trí nhớ. Dầu dừa rất dễ dàng hấp thu qua hệ tiêu hóa và không gây nên đột biến insulin trong máu, vì vậy để tăng cường năng lượng một cách nhanh chóng, đơn giản là bạn có thể ăn một thìa dầu dừa hoặc nêm vào đồ ăn của mình.


    Hãy chắc chắn rằng bạn chọn một loại dầu dừa hữu cơ, chưa qua tinh chế, không tẩy trắng, được ép lạnh, không qua xử lý nhiệt hoặc hóa chất và không chứa các thành phần biến đổi gen. Ngoài việc uống trực tiếp và chế biến thức ăn, dầu dừa còn có vô số công dụng khác – từ các ứng dụng làm đẹp tại chỗ cho đến điều trị sơ cứu và làm sạch nhà nói chung.










    15. Các loại hạt





    (tashka2000/iStock)


    Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy các loại hạt có thể giúp bạn sống lâu hơn và thậm chí còn hỗ trợ giảm cân. Không quá ngạc nhiên khi nhìn nhận thực tế là các loại hạt có nhiều chất béo lành mạnh, khác với lối nghĩ thông thường, cơ thể của bạn cần chúng để tối ưu hóa các chức năng. Loại hạt yêu thích của tôi là macadamia và hồ đào, vì chúng cung cấp hàm lượng chất béo lành mạnh cao nhất trong khi duy trì calori và protein ở mức thấp hơn. Loại axit béo chính yếu có trong hạt macadamia là axit béo oleic không bão hòa đơn (khoảng 60%). Đây là hàm lượng tìm thấy trong dầu ô liu, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe.










    Và một loại thực phẩm nữa: nước hầm xương


    Nước hầm xương có chứa một loạt các chất dinh dưỡng có giá trị khác nhau, trong đó có canxi, collagen và tủy xương, cơ thể của bạn có thể dễ dàng hấp thụ và sử dụng. Nước hầm xương tự làm có thể giúp giảm đau và viêm khớp, giúp xương chắc khoẻ, thúc đẩy tăng trưởng tóc và móng.






    *(1) cup: là đơn vị đo lường trong nấu ăn


    *(2) allium: là nhóm rau có chứa các chất kháng viêm quan trọng như hành các loại, hẹ, tỏi,…














    vietdaikynguyen






    Comment

    Working...
    X