Ngăn ngừa cảm lạnh
Mỗi năm ở Mỹ có tới 33 triệu người được chẩn đoán bị cảm lạnh, theo tường trình của Trung tâm Kiểm soát và Ngừa bệnh (CDC). Để tránh bị chứng này xin theo những chỉ dẫn sau đây:
1. Đừng chạm tay lên mặt
Lời khuyên này là điều hiển nhiên ai cũng biết, nhưng khó theo được. Vì theo một cuộc nghiên cứu đăng trong Clinical Infectious Diseases thì cứ mỗi giờ con người đụng tay vào mặt mình trung bình 3.6 lần.
Và đưa tay lên mặt như vậy có nguy cơ dễ bị chứng cảm lạnh. Theo một nghiên cứu ở Nhật, thì những công nhân nào thỉnh thoảng sờ mũi sờ mắt sẽ bị nhiễm trùng đường hô hấp tới 41% hơn những người không đưa tay lên mặt
Thực ra thì người ta có thể bị nhiễm cảm lạnh qua các vi khuẩn trong không khí, nhưng cách truyền bệnh hữu hiệu hơn cả là do bàn tay tiếp xúc với những nơi có chứa virus. Vì thế nếu tay bạn đụng chạm vào một chỗ có virus rồi đưa bàn tay đó lên mặt là dễ dàng truyền virus vào cơ thể mình.
Nếu chẳng đặng đừng không thể không sờ tay lên mặt thì hãy giữ tay cho sạch bằng cách chà xát tay ít nhất 20 giây dưới vòi nước, cả lưng bàn tay, các khe giữa những ngón tay, và cả bên dưới móng tay.
2. Ngủ đủ
Thiếu ngủ cũng làm bạn dễ bệnh. Những người ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm có nguy cơ bị cảm lạnh 4 lần hơn những ai ngủ từ 7 giờ trở lên (nghiên cứu đăng trong báo Sleep).
Ðiều này có thể xảy ra là vì thiếu ngủ làm xáo trộn một số tế bào miễn nhiễm gọi là tế bào B và T, hai loại tế bào cần yếu để bảo vệ chúng ta khỏi bị nhiễm virus. Ngoài ra, mất ngủ còn có thể làm tăng viêm sưng (inflamamation), do đó tạo cho cảm lạnh có triệu chứng nặng hơn.(theo nghiên cứu của một giáo sư trường ÐH California).
3. Tập thể dục
Khi nhiệt độ trong người hạ xuống, bạn vẫn nên tập luyện thể lực như bình thường. Lý do: Người công nhân viên tập luyện 5 ngày hoặc nhiều hơn mỗi tuần, lấy ít ngày bệnh hơn (46%) những người chỉ mỗi tuần tập luyện một ngày hoặc ít hơn (theo nghiên cứu của trường ÐH Appalachian State University )
Khi bạn tập luyện, máu trong người lưu thông nhiều hơn, nhiệt độ cơ thể tăng, các bắp thịt co thắt lại. Các yếu tố đó là tín hiệu cho thân thể bạn “tuyển mộ” thêm các tế bào chống bệnh được dự trữ trong các mô lymphoid.
Các tế bào này sau đó tái lưu chuyển trong người, giúp cơ thể phát hiện và tiêu diệt các tên xâm nhập có khả năng gây bệnh.
Ðể tăng cường hệ thống miễn nhiễm, nên tập thể dục từ 30 đến 60 phút, và vận động toàn thân có hiệu quả làm tăng cường tế bào miễn nhiễm hơn chỉ vận động một vài bộ phận.
4. Ôm
Ðể ngăn ngừa cảm lạnh, có thể còn nên dùng đến cánh tay của bạn. Những người bị stress – nhất là người Mỹ - thường coi ôm nhau (hug) tốt hơn là chìa tay bắt tay nhau, vì đối với họ hugging trong giao tiếp là để biểu hiện sự ủng hộ, trợ lực, do đó dễ làm cho người ta bớt được những căng thẳng, lo âu trong đời sống.
Mà stress lại thường làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh, có thể vì nó làm phát tán ra một số hormone làm hủy hoại hệ thống miễn nhiễm.
Lời khuyên này là điều hiển nhiên ai cũng biết, nhưng khó theo được. Vì theo một cuộc nghiên cứu đăng trong Clinical Infectious Diseases thì cứ mỗi giờ con người đụng tay vào mặt mình trung bình 3.6 lần.
Và đưa tay lên mặt như vậy có nguy cơ dễ bị chứng cảm lạnh. Theo một nghiên cứu ở Nhật, thì những công nhân nào thỉnh thoảng sờ mũi sờ mắt sẽ bị nhiễm trùng đường hô hấp tới 41% hơn những người không đưa tay lên mặt
Thực ra thì người ta có thể bị nhiễm cảm lạnh qua các vi khuẩn trong không khí, nhưng cách truyền bệnh hữu hiệu hơn cả là do bàn tay tiếp xúc với những nơi có chứa virus. Vì thế nếu tay bạn đụng chạm vào một chỗ có virus rồi đưa bàn tay đó lên mặt là dễ dàng truyền virus vào cơ thể mình.
Nếu chẳng đặng đừng không thể không sờ tay lên mặt thì hãy giữ tay cho sạch bằng cách chà xát tay ít nhất 20 giây dưới vòi nước, cả lưng bàn tay, các khe giữa những ngón tay, và cả bên dưới móng tay.
2. Ngủ đủ
Thiếu ngủ cũng làm bạn dễ bệnh. Những người ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm có nguy cơ bị cảm lạnh 4 lần hơn những ai ngủ từ 7 giờ trở lên (nghiên cứu đăng trong báo Sleep).
Ðiều này có thể xảy ra là vì thiếu ngủ làm xáo trộn một số tế bào miễn nhiễm gọi là tế bào B và T, hai loại tế bào cần yếu để bảo vệ chúng ta khỏi bị nhiễm virus. Ngoài ra, mất ngủ còn có thể làm tăng viêm sưng (inflamamation), do đó tạo cho cảm lạnh có triệu chứng nặng hơn.(theo nghiên cứu của một giáo sư trường ÐH California).
3. Tập thể dục
Khi nhiệt độ trong người hạ xuống, bạn vẫn nên tập luyện thể lực như bình thường. Lý do: Người công nhân viên tập luyện 5 ngày hoặc nhiều hơn mỗi tuần, lấy ít ngày bệnh hơn (46%) những người chỉ mỗi tuần tập luyện một ngày hoặc ít hơn (theo nghiên cứu của trường ÐH Appalachian State University )
Khi bạn tập luyện, máu trong người lưu thông nhiều hơn, nhiệt độ cơ thể tăng, các bắp thịt co thắt lại. Các yếu tố đó là tín hiệu cho thân thể bạn “tuyển mộ” thêm các tế bào chống bệnh được dự trữ trong các mô lymphoid.
Các tế bào này sau đó tái lưu chuyển trong người, giúp cơ thể phát hiện và tiêu diệt các tên xâm nhập có khả năng gây bệnh.
Ðể tăng cường hệ thống miễn nhiễm, nên tập thể dục từ 30 đến 60 phút, và vận động toàn thân có hiệu quả làm tăng cường tế bào miễn nhiễm hơn chỉ vận động một vài bộ phận.
4. Ôm
Ðể ngăn ngừa cảm lạnh, có thể còn nên dùng đến cánh tay của bạn. Những người bị stress – nhất là người Mỹ - thường coi ôm nhau (hug) tốt hơn là chìa tay bắt tay nhau, vì đối với họ hugging trong giao tiếp là để biểu hiện sự ủng hộ, trợ lực, do đó dễ làm cho người ta bớt được những căng thẳng, lo âu trong đời sống.
Mà stress lại thường làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh, có thể vì nó làm phát tán ra một số hormone làm hủy hoại hệ thống miễn nhiễm.
TM - theo Men’s Health (treonline)