Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Một thần dược: Kỹ thuật thở BỤNG

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Một thần dược: Kỹ thuật thở BỤNG

    Một thần dược: Kỹ thuật thở BỤNG










    Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện: Tôi khuyên anh: suốt đời hãy THỞ BỤNG. làm như cháu bé, như hai đô vật... Tất yếu, phải làm chủ CƠ HOÀNH








    Bài nói chuyện sau được trích trong tập tuỳ bút bằng tiếng Pháp của BS Nguyễn Khắc Viện với đầu đề là “Con người: Động tĩnh". Người dịch Nguyễn Minh Kính, chủ nhiệm CLB Dưỡng sinh Nhà VHLĐ TP.SG








    MỘT THẦN DƯỢC








    V: Anh hết hơi chóng quá. Với bộ ngực như anh, thật là đáng trách. Anh có biết tại sao không? Hãy ngồi xuống đây, thở đi để lấy sức


    Anh không biết thở. Đây cái lầm thứ nhất: nâng hai vai cố gắng làm nở tối đa phần trên của lồng ngực. Nhưng xương sườn đầu tiên như thế nào nhỉ? Chúng toàn là xương, cứng nhắc, đi từ cột sống đến xương ức, phần trên của lồng ngực không thể nào nở ra co lại dễ dàng. Những dẻo sườn phía dưới thì mềm, đầu có sụn và những sườn dưới cùng lại là sườn cụt (vậy phải thở với phần dưới của ngực)




    V: Anh nhớ lại giải phẩu học của lồng ngực: bề dưới hoàn toàn mềm, có thể nở ra tối đa. Nhớ lại sinh lý học của các cơ hô hấp.
















    M: Cơ hoành là cơ chính, cơ vai cơ cổ là cơ hô hấp phụ



    V: Đó, khi tập thở, anh lại làm ngược điều mà sinh lý học giải phẫu đã dạy: tìm cách nở ra phần cứng nhất, huy động các cơ phụ, không chú ý đến cơ chính.




    M: Người ta vẫn dạy thở theo kiểu đó




    V: Thầy thuốc đa số là những nhà thể thao kém và nhiều giáo viên thể dục lại không biết sinh lý. Thảm cảnh là ở chỗ đó! Đối với họ, thể dục là tạo nên thân hình đẹp, những bộ cơ ngực, cơ vai, cơ lưng nổi múi lên, họ tưởng là sức thở ở đó mà ra. Vậy các cơ ấy dùng để làm gì?




    M: Để vận động hai tay




    V: Nghịch lý là ở chỗ này: đang sử dụng hai tay thì không thể thở bằng vai được và nếu thở bằng vai thì không thể vận động được tay và bàn tay


    Hãy nhìn anh quay camera: hắn đang nín thở. Cũng như nhà họa sĩ, như anh đang điều khiển con dao mổ... Cũng như một cô đang thêu... Suốt ngày, mỗi người (lúc lúc) lại ngừng thở. Không lạ gì họ sẽ chóng mệt. Hai đô vật đang ôm nhau: họ không thể thở bằng vai được. Hãy nhìn bụng họ! Cháu bé đang nằm ngủ: hãy nhìn bụng nó




    V: Tôi khuyên anh: suốt đời hãy THỞ BỤNG. làm như cháu bé, như hai đô vật...


    Tất yếu, phải làm chủ CƠ HOÀNH


    Ở trung tâm, cơ hoành lên xuống như cây thụt của chiếc bơm. Cùng phối hợp hoạt động có các cơ bụng, cơ đáy chậu, làm cho bụng “thót” vào rồi “phình” lên và thêm cả các cơ bám vào sườn.


    Thót bụng vào, thắt các bộ sườn phía dưới lại, đưa cơ hoành đi lên, đó là thở ra. Đây là thời chủ yếu. Rồi để tất cả các cơ từ từ trở lại vị trí cũ; phần dưới của lồng ngực nở ra, cơ hoành đi xuống: đó là hít vào.




    Tóm lại: Thót bụng thở ra, phình bụng hít vào.




    M: Vậy thì ngược hẳn lại cái mà người ta thường làm, thật là thế giới đảo ngược.




    V: Đúng như thế. Chúng ta phải học thêm nhiều mà cũng phải quên đi nhiều điều đã học được. Thở ra, đáng lẽ là thụ động nay lại là động tác tích cực. Hít vào là ngược lại.




    M: Bước vào luyện thở... thở... mệt coi như hết hơi














    V: Đừng làm cái bể lò ren! Nhẹ nhàng, nhẹ nhàng... thong thả, thong thả. Nhẹ nhàng, thong thả. Oxy quý như tiền bạc. Phải sử dụng nó với liều lượng vừa phải. Mọi sự quá mức cần thiết đều có hại. Khí cácbonic phải thải ra, nhưng không phải thải ra hết. Đó là vấn đề cân bằng thể dịch. Cân bằng - một từ ngữ then chốt, sự cân bằng một cơ chế sinh lý cần vận dụng hàng ngày.


    Bây giờ hãy nhắm mắt lại. Đừng co cứng như thế. Tay chân buông lỏng ra. Như người chết! Thở, thong thả, êm nhẹ. Không nhúc nhích vai. Rồi lại mở mắt ra. Trong buổi tập đầu, một hay hai phút là đủ.




    M: Liệu có lợi gì khi thay đổi lối thở như vậy




    V: Hãy trở lại hệ cơ hoành: cơ hoành, các cơ vành đai bụng. Các cơ lồng ngực, tim, phổi và tất cả các cơ quan trong bụng như dạ dày, gan, ruột, thận, tử cung... đều phụ thuộc vào hệ này. Khi bắt đầu hoạt động hệ này tác động lên tất cả các cơ quan nói trên. Khi tim bất thình lình ngừng đập, anh làm gì? Khi tim suy yếu, anh làm gì?




    M: Xoa bóp tim... Cho thuốc trợ tim




    V: Còn tôi, khi tim có gì khó khăn, xoa bóp tim tôi tự làm lấy, không phải nhờ người ngoài, mà phải làm từ bên trong, không uống thuốc trợ tim, mà cho trái tim thứ hai hoạt động, tức hệ cơ hoành và khi khó thở, ăn khó tiêu, cũng làm như thế.




    M: Bác không dùng thuốc?




    V: Ít ra thì cũng không dùng thuốc để trợ tim hoặc để dễ tiêu hóa. Sự hoạt động của hệ cơ hoành thay cho khá nhiều vị thuốc. Thực là chữa bệnh rẻ tiền, mọi người đều có thể tự làm lấy, ở mọi nơi, ở mọi lúc. Không nhập từ nước nào cả;




    M: Bác làm cho những thầy thuốc thất nghiệp rồi. Thật là một thần dược




    V: Chưa hết đâu. Phụ nữ có một hệ cơ hoành được luyện tập tốt, sinh đẻ dễ dàng hơn nhiều.










    nguồn :nguoiduatin






Working...
X