Nhiều người cho rằng, ăn trứng ngỗng rất bổ, đặc biệt tốt cho bà bầu vì giúp con thông minh. Liệu món ăn này bổ đến đâu, những người nào không nên ăn trứng ngỗng?
Giá trị dinh dưỡng của trứng ngỗng
Về giá trị dinh dưỡng, trứng ngỗng có 13,5% chất protein, 13,2% lipid, 0,33mg% vitamin A, 0,10mg% vitamin B1, 0,30mg% vitamin B2, 0,1mg% vitamin PP… So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%). Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (0,33mg% so với 0,70mg% trong trứng gà). Trứng ngỗng cũng có nhiều cholesterol và giầu lipid.
Theo bác sĩ Lê Thị Thu Hương, khoa sản phụ, học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, trứng ngỗng chỉ hiếm chứ không quý và kém trứng gà về giá trị dinh dưỡng. Chưa kể trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giầu lipid, một quả trứng gà lớn chứa 186mg cholesterol trong khi một quả trứng ngỗng thường chứa 1227mg cholesterol. Đó là những chất không có lợi cho sức khoẻ phụ nữ có thai. Chị em có thể bị béo phì và mắc chứng cholesterol máu cao nếu lạm dụng những thực phẩm giầu lipid và cholesterol như trứng ngỗng.
Bác sĩ Hương nhấn mạnh cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào khẳng định khi mang thai nếu ăn trứng ngỗng thì con thông minh, khoẻ mạnh hoặc trứng ngỗng tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác. Quan niệm ăn bảy trứng sẽ sinh con trai, chín trứng sinh con gái cũng không có cơ sở khoa học. Không có bằng chứng nào cho thấy có mối liên quan giữa trứng ngỗng với sự hình thành giới tính và phát triển trí thông minh của trẻ.
Trên thực tế, nếu mẹ ăn uống đủ chất thì con sinh ra sẽ khoẻ mạnh, trí thông minh được phát huy tối đa. Để có đủ chất, người mẹ nên ăn uống đa dạng, trong đó trứng cũng là thực phẩm quan trọng. Kinh nghiệm thực hành dinh dưỡng đã cho thấy bồi bổ bằng trứng gà được coi là tốt nhất trong các loại trứng gia cầm. Các sản phụ chỉ nên ăn trứng ngỗng khi thấy thích và tuyệt đối không nên ăn vì những đồn đại này nọ.
Những người bị bệnh tim mạch, mỡ máu, huyết áp cao nên hạn chế ăn trứng ngỗng
Theo đông y, trứng ngỗng có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, hạn chế bệnh thận, viêm gan, tuy nhiên do có hàm lượng chất béo (lipid) cao nên những người bị bệnh tim mạch, mỡ máu và huyết áp cao nên hạn chế ăn.
Phương Vũ
Giá trị dinh dưỡng của trứng ngỗng
Về giá trị dinh dưỡng, trứng ngỗng có 13,5% chất protein, 13,2% lipid, 0,33mg% vitamin A, 0,10mg% vitamin B1, 0,30mg% vitamin B2, 0,1mg% vitamin PP… So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%). Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (0,33mg% so với 0,70mg% trong trứng gà). Trứng ngỗng cũng có nhiều cholesterol và giầu lipid.
Trứng ngỗng có giá trị dinh dưỡng cao
Ăn trứng ngỗng không tốt cho bà bầu như lời đồn đạiTheo bác sĩ Lê Thị Thu Hương, khoa sản phụ, học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, trứng ngỗng chỉ hiếm chứ không quý và kém trứng gà về giá trị dinh dưỡng. Chưa kể trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giầu lipid, một quả trứng gà lớn chứa 186mg cholesterol trong khi một quả trứng ngỗng thường chứa 1227mg cholesterol. Đó là những chất không có lợi cho sức khoẻ phụ nữ có thai. Chị em có thể bị béo phì và mắc chứng cholesterol máu cao nếu lạm dụng những thực phẩm giầu lipid và cholesterol như trứng ngỗng.
Bác sĩ Hương nhấn mạnh cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào khẳng định khi mang thai nếu ăn trứng ngỗng thì con thông minh, khoẻ mạnh hoặc trứng ngỗng tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác. Quan niệm ăn bảy trứng sẽ sinh con trai, chín trứng sinh con gái cũng không có cơ sở khoa học. Không có bằng chứng nào cho thấy có mối liên quan giữa trứng ngỗng với sự hình thành giới tính và phát triển trí thông minh của trẻ.
Trên thực tế, nếu mẹ ăn uống đủ chất thì con sinh ra sẽ khoẻ mạnh, trí thông minh được phát huy tối đa. Để có đủ chất, người mẹ nên ăn uống đa dạng, trong đó trứng cũng là thực phẩm quan trọng. Kinh nghiệm thực hành dinh dưỡng đã cho thấy bồi bổ bằng trứng gà được coi là tốt nhất trong các loại trứng gia cầm. Các sản phụ chỉ nên ăn trứng ngỗng khi thấy thích và tuyệt đối không nên ăn vì những đồn đại này nọ.
Những người bị bệnh tim mạch, mỡ máu, huyết áp cao nên hạn chế ăn trứng ngỗng
Theo đông y, trứng ngỗng có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, hạn chế bệnh thận, viêm gan, tuy nhiên do có hàm lượng chất béo (lipid) cao nên những người bị bệnh tim mạch, mỡ máu và huyết áp cao nên hạn chế ăn.
Phương Vũ