Ðông và Tây, hai cách nhìn và nghiên cứu về y học
Bác Sĩ Ðặng Trần Hào
Trước khi đi tìm hiểu về y lý y học cổ truyền, tôi muốn đưa ra sự khác biệt giữa Ðông và Tây về cách nhìn một bệnh khác nhau ở chỗ nào, sở trường và sở đoản ở chỗ nào, và chúng ta phải dùng sự lý luận và thông minh của mình để khi nào thì dùng Ðông hay Tây y, để khỏi hối hận một khi bước vào đường cùng, rồi cứ như con ngựa bị che mắt và cứ giao thân phận cho thầy thuốc, đôi khi cứ phải chịu trận trong sự đau khổ với bệnh tật hay phải giã từ người thân một cách oan uổng.
Chúng ta thường nghĩ y khoa Ðông phương có tích cách trừu tượng, thiếu tích cách khoa học, thuần lý, không thí nghiệm được, thậm chí có người còn gán cho như là một tôn giáo, đôi khi mê tín v.v...
Những luận chứng này chỉ có tình cách hời hợt, không có chiều sâu:
-Lý thuyết âm dương tuy là trừu tượng nhưng theo với thời gian khoa học ngày này đã nhìn được rõ ràng tình chất âm dương đó và cho nó hai ẩn số là 0 và 1. Cũng chỉ hai ẩn số này, chúng ta đã dùng nó rất nhiều trong khoa học và những thập niên gần đây đã áp dụng vào hệ thống điện toán vô cùng vi diệu. Như vậy y lý Ðông y; âm và dương cũng không còn trừu tượng nữa và cũng không còn tính cách huyền hoặc và mê tín như một số người đã ngộ nhận.
Nếu nói y khoa Ðông phương là trừu tượng, thì vũ trụ này biết bao nhiêu lý thuyết thoạt nghe có vẻ trừu tượng, nhưng đã trở thành rõ ràng với thời gian. Thí dụ: Ðức Phật nói trong giọt nước có muôn ngàn chúng sinh, thời đó quả thật là trừu tượng, nhưng ngày nay thì đã rõ như ban ngày.
-Ngoài âm dương còn ngũ hành để vận hóa muôn loài. Con người thụ bẩm ngũ thường để có ngũ tạng, kinh lạc, phủ dụ, âm dương hội thông, sâu xa mầu nhiệm, tiến hóa khôn lường. Nếu không phải tài cao, thức diệu, thì làm sao hiểu thấu được cái lý lẽ nhiệm mầu đó.
Ðây cũng là điều mà người thầy thuốc Ðông phương muốn phát triển nghề nghiệp và giải thích cho hậu thế làm sao định bệnh và chữa trị bệnh cho đúng cách, theo đúng với chiều hướng vận hành của vũ trụ và biến hóa không ngừng, là phải tìm hiểu thế nào là vạn thù qui nhất bổn. Mà dịch lý gọi là chiều âm đi về dương, tìm về nhất bản hay vũ trụ. Có nghĩa là đứng trước bất cứ một bệnh gì, chúng ta đã có sẵn sự kiện, và nguyên tắc, chỉ cần đi ngược lại những nguyên tắc người xưa đã đạt ra để tìm được bệnh đang ở giai đoạn nào và phải áp dụng phương thang nào để hóa giải.
Câu hỏi quí vị đặt ra là phải thể hiện gì và dựa vào tài liệu nào để học hỏi thực hành: Trọng Cảnh sống đời Hoàn Linh, thời Hán, triều cương đổ nát, phẩm hạnh kẻ sĩ khiếm khuyết: từ đó vạch ra một con đường giác ngộ cho người đời là y khoa thực học: “Người dạy phải yêu thương biết người, xem thiên hạ như mình, không thấy có cái thân riêng để nói; người học phải thương thân, biết mình, trong hình hài đều là âm dương, ngũ hành, kinh lạc, thấy suốt tới được từng thớ sợi.” Như vậy mới gọi là “nhân vật trong y giới,” mới gọi là cứu thế lương y. Muốn thấy sâu và rõ ràng, chúng ta phải đi sâu vào con đường thiền định để thấu hiểu sự vận hành của vũ trụ, qua sự thực tập của chính bản thân mình. Ðây là nói về cách sống của người thầy thuốc.
Còn nguyên tắc và phương cách để tìm hiểu và trị bệnh thí Trọng Cảnh đưa ra: Lục Kinh Truyền Bệnh hay còn gọi là Thương Hàn Luận.
Muốn trở thành thầy thuốc giỏi cầm phải tìm hiểu bộ sánh Thương Hàn Luận này.
Ðông y từ vạn thù qui nhất bổn để tìm hiểu và chưa trị bệnh tật; còn Tây y dựa vào nhất bản tán vạn thù để nghiên cứu và chữa bệnh. Phải chăng đây là cặp âm dương để hỗ trợ nhau trong cùng mục đích giúp con người có một đời sống hạnh phúc hơn. Rất tiếc y khoa Ðông Phương chưa phát triển theo kịp với đà phát triển của y khoa Tây Phương. Ðó là điều mà chúng ta phải đào sâu và phát triển cho ngang hàng với nền y khoa hiện đại.
-Lý thuyết Ðông y có tích cách thuần lý cũng không sai. Vì lý luận của Ðông y đặt trên âm dương và ngũ hành. Người thầy thuốc phải nắm vững về âm dương và ngũ hành trong khi định bệnh và chữa bệnh. Muốn thấu hiểu được âm dương và ngũ hành và đem ra áp dụng ít nhất cũng phải bốn năm đại học tại Mỹ (tôi đã có dịp học y khoa Ðông Phương với những vị bác sĩ Tây y khả kính và nổi tiếng trước kia tại VN cũng phải mất thời gian và liên tục học hỏi sau vài năm mới định được bệnh và mới chấp nhận là đúng). Học không chưa đủ, còn tùy thuộc vào sự nhận thức và bén nhậy chẩn đoán của từng thầy thuốc đúng hay sai, nhiều hay ít, do đó kết quả chữa trị lâu hay mau, nhiều hay ít là như vậy. Lý thuyết âm dương đã mang tính trừu tượng, phải học và tìm hiểu những tính chất trừu tượng đó cho đến khi nắm được. Bước thứ hai đem ra áp dụng cũng cần phải thực hành và học hỏi của những bậc tiền bối một thời gian, cho tới khi nào nhuần nhuyễn mới tạm gọi là thầy thuốc. Tôi muốn nói khi chúng ta ăn và nuốt thức ăn vào, chúng ta không còn nghĩ tôi đang ăn, đang nuốt nữa, mà ngon hay không ngon mà thôi. Thầy thuốc khi chữa bệnh cũng phải nhuần nhuyễn như vậy. Có nghĩa là cho thuốc mong bệnh nhân báo cáo hết nhiều hay ít? Tại sao như vậy, vì mỗi cơ thể và hoàn cảnh mỗi người mỗi khác và bệnh tình nặng nhẹ khác nhau.
-Thiếu tính cách khoa học: Khoa học và triết học có những qui luật chung, nhưng khi áp dụng vào từng ngành thì có những qui luật riêng. Hơn nữa, ngày nay phương pháp khoa học chuyên môn phát triển vô cùng phong phú và đã được áp dụng vào y khoa Ðông Phương, chẳng hạn như: mạch lý mà xưa kia và ngay bây giờ có nhiều người vẫn cho là mơ hồ, không thể hiểu nổi. Nhưng ngày nay đã sử dụng những dụng cụ khoa học osciloscope đưa lên màn hình những đồ biểu của mạch lý, để người thầy thuốc hay bệnh nhân nhìn thấy một cách rõ ràng. Tuy nhiên đây chỉ là những biểu thị căn bản, còn những mạch lý phức tạp vẫn cần tới người thầy thuốc, có nghĩa là con người vẫn là chính để tìm hiểu và đưa ra phương thức chữa bệnh, v.v...
-Có tính cách tôn giáo: Ðiều này hoàn toàn không đúng. Tin vào thầy thuốc chữa bệnh thì Ðông hay Tây gì cũng phải có niềm tin vào người thầy thì bệnh tình mau lành, là chuyện bình thường. Còn tôn giáo ngoài niềm tin còn có tính cách siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi liên quan đến niềm tin đó. Y Khoa Ðông Phương hoàn toàn không có những điều này.
-Còn mê tín chữa bệnh theo cúng bái, tàn nhang, nước thải là do con người tự tạo ra và không còn tự chủ được mình một khi gần đất xa trời, nghe thấy ai nói là tin ngay và giao thân cho họ, là tại mình. Chứ y khoa Ðông Phương có y lý rõ ràng và những bài thuốc được phân loại có bát cương: âm dương, biểu lý, hàn nhiệt, hư thực. Mạch lý có tứ chẩn: phù, trầm, trì, sác, v.v...
Như vậy đâu có thể kết luận thầy thuốc Ðông Y chữa bệnh theo mê tín được.
-Không thực nghiệm được: Ðúng mà không đúng. Thuốc Ðông y cũng do những dược thảo, mà Tây y lấy tính chất làm thành và ngày nay đã dùng những dược thảo mà Ðông y đã dùng nhiều ngàn năm, tinh chế thành những loại thuốc mới và đã phân tích theo khoa học tìm được những chất bổ dưỡng, những vitamine cần thiết cho cơ thể, mà Ðông y đã dùng nhiều năm qua. Tuy nhiên khoa học cũng vẫn chưa thí nghiệm được vì Ðông y còn dựa trên khí hóa, âm dương hiện diện trong vũ trụ và ngay trong con người, mà dụng cụ hay cơ sở vật chất chưa đủ đề phân tích và khám phá ra được: chẳng hạn như sâm đem phân tích không thấy nhiều chất bổ dưỡng, nhưng chúng ta uống thấy khỏe là như vậy. Nhất là những sâm ở Tây Bá Lợi Á, hay Hymalaya khí trời lạnh, cần phải lấy dương khí để sống, nên nó là dược thảo bổ khí rất tốt. Khi uống chúng ta thấy ấm áp và phấn chấn cũng như khỏe mạnh hơn.
Nguồn : nguoiviet