Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Thuốc ngủ

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thuốc ngủ

    Thuốc ngủ








    Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
    Code:
    www.nguyentranhoang.com
    (714) 531-7930







    Các loại thuốc ngủ không phải và không nên là chọn lựa đầu tiên trong việc điều trị mất ngủ mạn tính (kéo dài trên 30 ngày). Ngay cả khi dùng thuốc ngủ, ta nên kết hợp chúng với các phương pháp không dùng thuốc (mới kể kỳ trước), như là học và tập các thói quen tốt cho việc ngủ nghê.






    Dùng thuốc ngủ một cách thận trọng có thể ích lợi khi trị mất ngủ tạm thời, ngắn ngày, hoặc do rối loạn tạm thời về tâm sinh lý. Trong việc trị mất ngủ kéo dài, thuốc ngủ cũng có thể có ích cho một số bệnh nhân mà không tạo ra sự lệ thuộc vào thuốc (bắt buộc phải có thuốc mới ngủ được) hay lờn thuốc (ngày càng phải dùng liều cao hơn cho đến lúc không thể nào tăng liều được nữa mà không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm).




    Các tác dụng phụ thường gặp của các loại thuốc ngủ là gây chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp, mất thăng bằng, buồn nôn, lú lẩn, lo lắng, khô miệng, táo bón, hoa mắt, giảm ham thích tình dục, vân vân... Mỗi thuốc và tùy theo từng trường hợp, sẽ có các tác dụng phụ khác nhau. Thuốc ngủ được coi là tốt, đầu tiên (dĩ nhiên phải) là thuốc giúp cho ta ngủ được, ngủ ngon, ít tác dụng phụ, và không làm buồn ngủ, ngầy ngật khi thức dậy ngày hôm sau. Nói chung, có một số loại thuốc ngủ được coi là tốt (hầu như cho đại đa số bệnh nhân) hơn một số loại khác (theo các tiêu chuẩn đã được trình bày rất giản lược bên trên). Tuy nhiên, có loại sẽ hợp (tức là tốt) hơn đối với người này so với người kia. Và do đó, thường khi, bác sĩ sẽ phải thử đổi thuốc (trong số các loại tốt) vài lần, trước khi tìm được loại tốt nhất cho một bệnh nhân (với điều kiện là bệnh nhân có bảo hiểm hoặc đủ tiền để chi cho các loại thuốc tốt này - các loại mới nhất hiện nay giá khoảng trên dưới một trăm đô la mỗi 30 viên).




    Một số điều cần chú ý trước khi dùng thuốc ngủ (cũng như bất cứ loại thuốc nào khác), là coi xem ta có thể dùng được thuốc đó mà không nguy hiểm hay không (tiếng chuyên môn gọi là có bị “chống chỉ định” - contraindication - hay không). Nguyên tắc đầu tiên trong y khoa là trước hết phải xem hại có nặng hơn lợi hay không (“first do no harm”).




    Các trường hợp sau đây không nên (và không được) dùng thuốc ngủ:




    -Ðang có thai: Các số liệu cho thấy một số thuốc ngủ (như diazepam, chlordiazepoxide) làm tăng nguy cơ bị quái thai khi dùng ở ba tháng đầu thai kỳ.


    -Tuyệt đối không nên dùng thuốc ngủ với rượu và các chất có cồn (alcohol).


    -Thuốc ngủ cũng cần tránh ở những người bị các cơn ngưng thở trong khi ngủ (sleep apnea syndrome).


    -Thuốc ngủ cũng cần tránh hoặc nếu dùng thì phải vô cùng cẩn thận ở những người bị bệnh gan, thận, phổi, nghiện rượu, bị trầm cảm, các bệnh tâm thần, bị các bệnh nặng hoặc người lớn tuổi (biến chứng thường gặp nhất ở người lớn tuổi, là gây té ngã, gãy xương và làm lú lẩn trầm trọng lên).


    -Những người có thể cần thức dậy nửa đêm để làm việc và cần suy nghĩ tỉnh táo, ví dụ như bác sĩ trực đêm, cha mẹ đang chăm sóc con nhỏ (hoặc bệnh), dĩ nhiên cũng không nên dùng thuốc ngủ.






    Có nhiều loại thuốc ngủ. Nói chung, một cách rất đơn giản, ta có thể tạm chia làm hai nhóm, nhóm cần toa bác sĩ, và nhóm không cần toa.


    Nếu thật sự mất ngủ trầm trọng, và cần thuốc ngủ tốt, các loại cần kê toa sẽ thường có hiệu quả hơn và cũng ít tác dụng phụ ngoài ý muốn hơn. Các thuốc này thường (tương đối) đã cần phải được nghiên cứu rất cẩn thận và chứng minh một cách khoa học về hiệu quả cũng những như công bố rõ ràng các chống chỉ định, liều lượng, và các tác dụng phụ của nó, trước khi được FDA (Cơ Quan Quản Lý Thuốc Men và Thực Phẩm Hoa Kỳ) phê chuẩn. Hơn nữa, vì cần kê toa, nên bắt buộc ta phải gặp bác sĩ để được (theo đúng là) khám, chẩn đoán và theo dõi một cách cẩn thận, để vừa chữa được triệu chứng lẫn nguyên nhân, vừa hướng dẫn ta kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc, và hạn chế được các tác dụng phụ cũng như thời gian dùng thuốc đến mức thấp nhất có thể được.




    Cần nhấn mạnh lại là các thuốc cần toa, cần phải được khám, kê toa và theo dõi bỡi bác sĩ. Vì mỗi thuốc có các chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ khác nhau. Tuyệt đối không nên cho (coi chừng “làm ơn mắc oán”) hoặc xin thuốc của người khác (vì thấy quá hay). Thuốc có thể rất tốt đối với người này nhưng lại rất hại và nguy hiểm đối với người khác, và liều lượng cho từng trường hợp cũng có thể rất khác nhau.




    Cho đến nay, thực ra FDA chỉ mới cho phép ba loại thuốc ngủ (cần toa) có thể dùng không giới hạn thời gian (cho các trường hợp thực sự cần thiết):


    -Eszopiclone (Lunesta) được FDA chuẩn thuận cho sử dụng lâu dài trong việc trị mất ngủ, vào Tháng Chạp năm 2004. Thuốc dùng để trị chứng khó (dỗ giấc) ngủ (sleep onset insomnia) cũng như không duy trì đủ giấc (sleep maintenance). Ðiều cần chú ý nếu dùng thuốc này là nên tránh bữa ăn quá nhiều chất béo khi dùng thuốc. Dĩ nhiên là nên bắt đầu từ liều thấp, nhất là ở người lớn tuổi, bị các bệnh tật khác.


    -Ramelteon (Rozerem) là thuốc thứ nhì được FDA chuẩn thuận cho sử dụng mà không bị giới hạn thời gian trong việc trị mất ngủ, trong năm 2005. Ðây cũng là loại thuốc ngủ duy nhất cho tới nay được FDA cho sử dụng loại toa bình thường (không phải là toa đặc biệt cho các thuốc cần được kiểm soát chặt chẽ hơn - thường là thuốc có thể gây nghiện). Thuốc được dùng trong việc trị chứng khó (dỗ giấc) ngủ (sleep onset). Chuẩn thuận của FDA cho thuốc này, phần lớn dựa vào các nghiên cứu chưa được công bố; do đó vẫn còn một số chuyên gia quan ngại về hiệu quả thực sự cũng như các tác dụng phụ của thuốc này. Cũng cần chú ý tránh các thức ăn nhiều chất béo khi uống thuốc này.


    -Ambien CR (xem thêm chi tiết bên dưới).






    Nếu phân loại theo cấu trúc hóa học, thì các loại thuốc trị mất ngủ (là chính - chứ không phải trị bệnh khác nhưng cũng có tác dụng là buồn ngủ), có thể chia làm hai nhóm: Nhóm benzodiazepines và các chất tương tự, và nhóm không phải là benzodiazepines. Ba thuốc được FDA cho phép dùng kéo dài trong việc trị mất ngủ kể trên, đều không thuộc nhóm benzodiazepines. Ngoài ba thuốc trên, thường thì các thuốc ngủ cần toa bác sĩ khác, được FDA khuyến cáo một cách chính thức, chỉ nên dùng trong vòng dưới 35 ngày.


    Các thuốc trong nhóm benzodiazepines thường được dùng ở Mỹ để trị mất ngủ là temazepam (Restoril), flurazepam (Dalmane), triazolam (Halcion), estazolam (Prosom). Tuy cùng một nhóm, nhưng đặc tính mỗi thuốc có những điểm khác nhau. Ví dụ như triazolam (Halcion) thường tốt hơn trong việc dỗ giấc ngủ, ít gây sật sừ vào ban ngày hơn, trong khi temazepam (Restoril) lại tốt hơn trong việc giữ (duy trì) giấc ngủ. Các bệnh khác có liên quan cũng là yếu tố quan trọng trong việc cân nhắc chọn thuốc của bác sĩ.


    Ba thuốc không phải là benzodiazepines thường dùng ở Mỹ để chuyên trị mất ngủ là zolpidem (Ambien và Ambien CR-loại CR tức là loại mà thuốc được thải ra từ từ hơn, có thể tốt hơn trong việc duy trì giấc ngủ, nhưng lại có thể có nguy cơ cao hơn gây ra mất ngủ trở lại khi ngưng thuốc), zaleplon (Sonata), và eszopiclone (Lunesta). Các thuốc này tương đối mới (và do đó mắc hơn nhiều - khoảng trên dưới 100 đô là cho mỗi 30 viên). Nói chung các thuốc này có thời gian thải ra khỏi cơ thể nhanh hơn nhóm benzadiazepines, có tác dụng nhanh hơn, ít gây khó chịu sau khi thức dậy và ít tác dụng phụ (chủ yếu vì được thải ra khỏi cơ thể nhanh) hơn


    Việc chọn lựa thuốc ngủ, ngoài việc tránh các chống chỉ định và các tác dụng phụ, thường (và nên) được bác sĩ quyết định dựa vào thời gian cần thiết để thuốc được thải ra khỏi cơ thể. Các loại tác dụng nhanh, và được thải ra nhanh thường được coi là tốt hơn trong việc trị mất ngủ vì chúng ít gây ra sật sừ, ngật ngừ sau khi thức dậy sáng hôm sau hơn. Một số thuốc thường dùng trong nhóm này là temazepam (Restoril), triazolam (Halcion), estazolam (Prosom), zolpidem (Ambien), zaleplon (Sonata).


    Một cách rất giản lược, các thuốc nhóm benzodiazepines thường được cho là dễ gây ra nghiện, lờn thuốc và gây ra lạm dụng hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cũng cho thấy là tỉ lệ lạm dụng, lờn, nghiện thuốc ngủ, cũng như bị mất ngủ trở lại sau khi ngưng thuốc, có vẽ đã hơi bị phóng đại.


    Việc ngưng sử dụng thuốc càng sớm càng tốt nếu không còn cần thiết, cũng là một điều cần chú ý. Cách tốt nhất để đạt được điều này, nhất là với các thuốc thuộc nhóm benzodiazepines, là giảm thuốc một cách từ từ, kết hợp với phương pháp trị liệu hành vi và nhận thức (cognitive behavioral therapy). Phương pháp này giúp bệnh nhân nhận diện các cảm giác hay hành vi làm họ mất ngủ (ví dụ như lo lắng, sợ hãi cái gì đó, chạy lên chạy xuống coi tắt bếp chưa, khoá cửa chưa, làm xong nhiệm vụ hôm nay hay chưa...), và thay thế chúng bằng các suy nghĩ, cảm giác giúp họ dễ ngủ và ngủ ngon hơn.


    Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng việc kết hợp phương pháp này cũng như các phương pháp không dùng thuốc khác (đã trình bày kỳ trước), đã làm tăng tỉ lệ thành công trong việc trị mất ngủ cũng như ngưng thuốc ngủ sớm, lên rất cao.


    Trong số các loại thuốc cần toa bác sĩ, một số thuốc dùng trị trầm cảm có tác dụng (phụ) làm buồn ngủ, như amitriptyline (Elavil), trazodone (Desyrel), có vẽ như cũng thường được dùng để trị mất ngủ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng, các thuốc này chỉ có hiệu quả cao khi dùng ở các bệnh nhân vừa bị mất ngủ vừa bị trầm cảm. Nếu chỉ bị mất ngủ đơn thuần mà không bị trầm cảm (nặng hay nhẹ), thì các thuốc này không thực sự tốt hơn các giả dược (placebo) trong việc trị chứng mất ngủ không có liên quan đến trầm cảm. Và các thuốc này không được FDA chính thức chuẩn thuận trong việc dùng trị mất ngủ đơn thuần.






    Thân mến


    Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
    The owner of this domain has not yet uploaded their website.

    (714) 531-7930






    (còn tiếp)








    (Nguồn : báo nguoiviet)






Working...
X