Việc đầu tiên tôi làm khi tôi thức dậy vào mỗi buổi sáng là nhìn vào danh sách dài dằng dặc những thông báo hiện lên trên điện thoại trong khi tôi ngủ. Việc thứ hai tôi làm là quẹt ghèn vốn tích tụ một cách âm thầm ở khóe mắt trong suốt đêm. Tôi luôn tự hỏi ghèn được tạo nên từ cái gì và tại sao lại có nó. Do đó tôi đã đi tìm hiểu.
Ba lớp màng
Tất cả đều bắt đầu với nước mắt – hay nói chính xác hơn là màng nước mắt phủ lấy đôi mắt của chúng ta. Đôi mắt của động vật hữu nhũ, dù là của loài người, loài chó, nhím hay voi, đều được phủ bởi màng nước mắt ba lớp để giúp cho mắt hoạt động tốt.
Gần mắt nhất là lớp glycocalyx – một lớp chủ yếu là màng nhầy. Nó phủ giác mạc và hút nước và tạo điều kiện cho lớp thứ hai trải đều ra: dung dịch nước mắt với thành phần chủ yếu là nước. Bề dày của nó chỉ vào khoảng bốn micromét – tương đương với độ dày của một sợi tơ nhện. Tuy nhiên lớp này rất quan trọng – nó giữ cho mắt của chúng ta được bôi trơn và giúp cho mắt tránh khả năng bị nhiễm trùng. Cuối cùng, lớp ngoài cùng được tạo thành một chất nhờn được gọi là meibum vốn được tạo nên từ những chất béo như acid béo và cholesterol.
Meibum đã tiến hóa để phù hợp với sự thay đổi của cơ thể động vật có vú. Ở nhiệt độ cơ thể người bình thường thì nó là là một chất lỏng nhờn trong suốt. Tuy nhiên, chỉ cần nhiệt độ giảm xuống một độ thì nó sẽ trở thành chất đặc như sáp vốn là ghèn trong mắt chúng ta.
Phần lớn ghèn được hình thành trong giấc ngủ vì một số nguyên nhân. Thứ nhất, cơ thể chúng ta giảm nhiệt độ mỗi khi đêm về khiến cho meibum cô đặc lại vì nhiệt độ giảm xuống dưới mức tan chảy của chúng. Lý do thứ hai, theo nhà nhãn khoa người Úc Robert G. Linton và các đồng sự thì ‘giấc ngủ khiến các tuyến dẫn meibum giảm hoạt động làm cho một lượng meibum nhiều quá mức bình thường được tiết ra trên mí mắt trong khi chúng ta ngủ’. Nói cách khác, vào ban đêm thì mắt chúng ta được phủ nhiều meibum hơn bình thường cho nên khi meibum đó lạnh đi thì chúng sẽ tạo thành ghèn.
Vai trò của meibum
Không có gì là bực mình lắm khi phải chùi ghèn khi chúng ta thức dậy nhưng tại sao lại cần có meibum? Một lý do là nó giúp ngăn cho nước mắt cứ tuôn ra khỏi mắt và lăn dài trên má chúng ta. Chúng ta sẽ khó mà làm những công việc hàng ngày nếu nước mắt lúc nào cũng chảy. Bằng cách giữ nước mắt lại ở trong mắt chúng ta, meibum làm được một điều khác: nó giữ ẩm cho mắt chúng ta. Thật vậy, theo một nghiên cứu thì khi không còn meibum, mắt thỏ sẽ mất nước do bay hơi nhanh hơn tốc độ bình thường đến 17 lần.
Meibum không chỉ là yếu tố duy nhất giúp cho mắt chúng ta khỏi bị khô. Việc chớp mắt cũng quan trọng. Đó là vì hành động chớp mắt gây tác động lên tuyến dẫn meibum làm cho chất này được tiết ra thêm. Việc chớp mắt cũng làm cho meibum vốn có tính nhờn và nước mắt hòa lẫn vào nhau tạo ra một thể sữa gọi là màng nước mắt. Nếu quá lâu mà bạn không chớp mắt thì thể sữa này sẽ tách ra và giác mạc của bạn sẽ trơ trọi trước không khí. Điều này sẽ làm cho bạn cảm thấy khó chịu. Tệ hơn, tình trạng xấu đi liên tục của màng nước mắt sẽ dẫn đến một tình trạng gọi là ‘mắt khô’.
Mắt khô
Nhà nhãn khoa người Nhật Eiki Goto gọi ‘mắt khô’ là ‘chứng rối loạn thiếu nước mắt nghiêm trọng’ vốn ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Bên cạnh việc mắt bị khô, chứng bệnh còn làm cho mắt mệt mỏi, mắt đỏ, rát và cảm giác rằng đôi mắt nặng trĩu hơn bình thường. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, mắt khô còn làm yếu đi thị lực. Mặc dù đây là một chứng gây khó chịu và hậu quả của nó đối với cuộc sống, trước giờ nó vẫn không được xem là một chứng rối loạn thị lực nghiêm trọng.
Tuy nhiên, Goto lại nghĩ khác. Áp dụng một cách kiểm tra phức tạp để kiểm tra tình trạng sắc nét của thị lực, ông phát hiện ra rằng đôi mắt sẽ mất đi bề mặt trơn nhẵn nếu như lớp chất lỏng phủ ngoài bị khô đi. Sự sai khác thị lực lúc đó sẽ xảy ra thường xuyên hơn bởi vì ánh sáng nhiều khả năng sẽ phân tán trên một bề mặt thô ráp khiến khó mà tạo ra hình ảnh sắc nét trên võng mạc.
Điều này lý giải cho một phát hiện khác của Goto. Ông nhận ra rằng các bệnh nhân mắc chứng mắt khô thường chớp mắt gần như nhiều gấp đôi so với những người bình thường. Khả năng là do họ đang cố giữ cho thị lực của họ sắc nét một cách vô thức.
Chớp mắt thường xuyên?
Bạn có thể nghĩ rằng theo phát hiện này thì có một cách dễ dàng để chữa chứng khô mắt: hãy chớp mắt thuờng xuyên. Điều không may là trong cuộc sống hiện đại của chúng ta điều này nói thì dễ nhưng làm thì không hề dễ. Nhiều công việc hàng ngày – chẳng hạn như đọc, lái xe, bấm phím điện thoại hay làm việc trên màn hình máy tính – đòi hỏi chúng ta phải nhìn chăm chú không chớp mắt càng lâu càng tốt. Hậu quả là tất cả chúng ta, theo phản xạ, đã giảm tần suất chớp mắt trong các hoạt động này.
Chẳng hạn như khi chúng ta lái xe nhanh – nhất là ở tốc độ trên 100km/h – chúng ta ít khi chớp mắt hơn. Đối với những người bị chứng khô mắt, điều này có nghĩa là sự sắc nét thị lực của họ trong lúc lái xe ở tốc độ cao có thể giảm xuống mức tối thiểu cần thiết để được cấp bằng lái xe. Do đó, lần tới nếu bạn thức dậy và tìm cách quẹt tất cả ghèn ra khỏi mắt, có lẽ bạn cần một chút để suy nghĩ nó thật sự quan trọng như thế nào đối với bạn.
Jason G Goldman
Ba lớp màng
Tất cả đều bắt đầu với nước mắt – hay nói chính xác hơn là màng nước mắt phủ lấy đôi mắt của chúng ta. Đôi mắt của động vật hữu nhũ, dù là của loài người, loài chó, nhím hay voi, đều được phủ bởi màng nước mắt ba lớp để giúp cho mắt hoạt động tốt.
Gần mắt nhất là lớp glycocalyx – một lớp chủ yếu là màng nhầy. Nó phủ giác mạc và hút nước và tạo điều kiện cho lớp thứ hai trải đều ra: dung dịch nước mắt với thành phần chủ yếu là nước. Bề dày của nó chỉ vào khoảng bốn micromét – tương đương với độ dày của một sợi tơ nhện. Tuy nhiên lớp này rất quan trọng – nó giữ cho mắt của chúng ta được bôi trơn và giúp cho mắt tránh khả năng bị nhiễm trùng. Cuối cùng, lớp ngoài cùng được tạo thành một chất nhờn được gọi là meibum vốn được tạo nên từ những chất béo như acid béo và cholesterol.
Meibum đã tiến hóa để phù hợp với sự thay đổi của cơ thể động vật có vú. Ở nhiệt độ cơ thể người bình thường thì nó là là một chất lỏng nhờn trong suốt. Tuy nhiên, chỉ cần nhiệt độ giảm xuống một độ thì nó sẽ trở thành chất đặc như sáp vốn là ghèn trong mắt chúng ta.
Phần lớn ghèn được hình thành trong giấc ngủ vì một số nguyên nhân. Thứ nhất, cơ thể chúng ta giảm nhiệt độ mỗi khi đêm về khiến cho meibum cô đặc lại vì nhiệt độ giảm xuống dưới mức tan chảy của chúng. Lý do thứ hai, theo nhà nhãn khoa người Úc Robert G. Linton và các đồng sự thì ‘giấc ngủ khiến các tuyến dẫn meibum giảm hoạt động làm cho một lượng meibum nhiều quá mức bình thường được tiết ra trên mí mắt trong khi chúng ta ngủ’. Nói cách khác, vào ban đêm thì mắt chúng ta được phủ nhiều meibum hơn bình thường cho nên khi meibum đó lạnh đi thì chúng sẽ tạo thành ghèn.
Vai trò của meibum
Không có gì là bực mình lắm khi phải chùi ghèn khi chúng ta thức dậy nhưng tại sao lại cần có meibum? Một lý do là nó giúp ngăn cho nước mắt cứ tuôn ra khỏi mắt và lăn dài trên má chúng ta. Chúng ta sẽ khó mà làm những công việc hàng ngày nếu nước mắt lúc nào cũng chảy. Bằng cách giữ nước mắt lại ở trong mắt chúng ta, meibum làm được một điều khác: nó giữ ẩm cho mắt chúng ta. Thật vậy, theo một nghiên cứu thì khi không còn meibum, mắt thỏ sẽ mất nước do bay hơi nhanh hơn tốc độ bình thường đến 17 lần.
Meibum không chỉ là yếu tố duy nhất giúp cho mắt chúng ta khỏi bị khô. Việc chớp mắt cũng quan trọng. Đó là vì hành động chớp mắt gây tác động lên tuyến dẫn meibum làm cho chất này được tiết ra thêm. Việc chớp mắt cũng làm cho meibum vốn có tính nhờn và nước mắt hòa lẫn vào nhau tạo ra một thể sữa gọi là màng nước mắt. Nếu quá lâu mà bạn không chớp mắt thì thể sữa này sẽ tách ra và giác mạc của bạn sẽ trơ trọi trước không khí. Điều này sẽ làm cho bạn cảm thấy khó chịu. Tệ hơn, tình trạng xấu đi liên tục của màng nước mắt sẽ dẫn đến một tình trạng gọi là ‘mắt khô’.
Mắt khô
Nhà nhãn khoa người Nhật Eiki Goto gọi ‘mắt khô’ là ‘chứng rối loạn thiếu nước mắt nghiêm trọng’ vốn ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Bên cạnh việc mắt bị khô, chứng bệnh còn làm cho mắt mệt mỏi, mắt đỏ, rát và cảm giác rằng đôi mắt nặng trĩu hơn bình thường. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, mắt khô còn làm yếu đi thị lực. Mặc dù đây là một chứng gây khó chịu và hậu quả của nó đối với cuộc sống, trước giờ nó vẫn không được xem là một chứng rối loạn thị lực nghiêm trọng.
Tuy nhiên, Goto lại nghĩ khác. Áp dụng một cách kiểm tra phức tạp để kiểm tra tình trạng sắc nét của thị lực, ông phát hiện ra rằng đôi mắt sẽ mất đi bề mặt trơn nhẵn nếu như lớp chất lỏng phủ ngoài bị khô đi. Sự sai khác thị lực lúc đó sẽ xảy ra thường xuyên hơn bởi vì ánh sáng nhiều khả năng sẽ phân tán trên một bề mặt thô ráp khiến khó mà tạo ra hình ảnh sắc nét trên võng mạc.
Điều này lý giải cho một phát hiện khác của Goto. Ông nhận ra rằng các bệnh nhân mắc chứng mắt khô thường chớp mắt gần như nhiều gấp đôi so với những người bình thường. Khả năng là do họ đang cố giữ cho thị lực của họ sắc nét một cách vô thức.
Chớp mắt thường xuyên?
Bạn có thể nghĩ rằng theo phát hiện này thì có một cách dễ dàng để chữa chứng khô mắt: hãy chớp mắt thuờng xuyên. Điều không may là trong cuộc sống hiện đại của chúng ta điều này nói thì dễ nhưng làm thì không hề dễ. Nhiều công việc hàng ngày – chẳng hạn như đọc, lái xe, bấm phím điện thoại hay làm việc trên màn hình máy tính – đòi hỏi chúng ta phải nhìn chăm chú không chớp mắt càng lâu càng tốt. Hậu quả là tất cả chúng ta, theo phản xạ, đã giảm tần suất chớp mắt trong các hoạt động này.
Chẳng hạn như khi chúng ta lái xe nhanh – nhất là ở tốc độ trên 100km/h – chúng ta ít khi chớp mắt hơn. Đối với những người bị chứng khô mắt, điều này có nghĩa là sự sắc nét thị lực của họ trong lúc lái xe ở tốc độ cao có thể giảm xuống mức tối thiểu cần thiết để được cấp bằng lái xe. Do đó, lần tới nếu bạn thức dậy và tìm cách quẹt tất cả ghèn ra khỏi mắt, có lẽ bạn cần một chút để suy nghĩ nó thật sự quan trọng như thế nào đối với bạn.
Jason G Goldman
Comment