Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu của cuộc sống, nhưng tiếc là nhiều người trong chúng ta chỉ nhớ tới nó khi bị cảm lạnh. Cần biết rằng vitamin C, hoặc acid ascorbic, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể.
Là một chất chống oxy hóa đặc biệt, vitamin C góp phần tích cực vào việc làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể. Đây là một bí mật để duy trì sự trẻ trung thanh xuân lâu dài.
Axit ascorbic rất cần thiết trong việc sản sinh ra collagen, protein để giữ làn da mịn màng và không có nếp nhăn. Nó còn sinh ra norepinephrine, một chất chuyển hóa ngăn ngừa trầm cảm. Vitamin C tham gia vào việc loại bỏ các cholesterol và đốt cháy chất béo trong cơ thể.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin C có thể đảo ngược lão hóa bằng cách trẻ hóa các tế bào bạch cầu sinh hóa ở người cao tuổi.
Trong một nghiên cứu đối với những người ở độ tuổi 75, chỉ cần dùng 120 mg vitamin C mỗi ngày liên tục trong vòng hai tuần, nồng độ máu của họ trở nên giống như của những người trẻ ở độ tuổi 35.
Một nghiên cứu đáng chú ý đã chỉ ra rằng mỗi ngày chỉ cần dùng 50 mg vitamin C, các bệnh nhân nằm viện cũng có những trải nghiệm tương tự. Bạch cầu của họ đã khỏe hơn về mặt sinh hóa, giống như bạch cầu của người trẻ tuổi.
Các hoạt động chống oxy hóa của vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết của hệ thống miễn dịch, vì vậy nó giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Nó có tác dụng chống ung thư bằng cách ngăn cản việc chuyển đổi của nitrat và nitrit vốn gây ung thư trong thực phẩm.
Các triệu chứng của thiếu vitamin C gồm: mệt mỏi, suy nhược, trầm cảm, chán ăn, đau xương vừa phải, chóng mặt, khô da, nhiễm trùng, viêm lợi, chảy máu.
Thuộc nhóm các vitamin tan trong nước, vitamin C được thải ra với số lượng lớn trong cơ thể. Cơ thể con người không thể tự tổng hợp vitamin C, đó là lý do tại sao nó phải được bổ sung từ thực phẩm hoặc các nguồn khác.
Các loại thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:
Rau: hạt tiêu đỏ; bông cải xanh; súp lơ; bắp cải; cà chua; măng tây; cần tây; cải Brussels; dưa chuột; thìa là; đậu xanh; cà rốt; tỏi; khoai tây; đậu Hà Lan; hành tây; tỏi tây; củ cải đường.
Trái cây: dâu tây; chanh; đu đủ; bưởi; kiwi; dưa vàng; cam; mâm xôi; dứa; dưa hấu; nam việt quất; đào; mơ; anh đào; mận; chuối; táo; lê, nho; ngô; trái bơ
Các loại rau khác: rau mùi tây
Rau thơm: húng quế xanh; kinh giới
Thật không may, một lượng lớn vitamin C bị mất đi trong quá trình nấu. Nó rất nhạy cảm với không khí, nước và nhiệt độ. Khoảng 25% lượng vitamin C trong rau quả có thể bị mất chỉ đơn giản bằng cách đun sôi trực tiếp, thậm chí chỉ trong vài phút. Sự thất thoát vitamin C tương tự cũng xảy ra trong trường hợp đông đá trái cây và rau quả.
Nấu trái cây và rau quả trong thời gian dài (10-20 phút) có thể làm mất hơn một nửa lượng vitamin C. Đối với trái cây và rau đóng hộp và sau đó được hâm nóng lại, chỉ còn lại một phần ba lượng vitamin C.
Ăn các thực phẩm giàu vitamin C trong rau quả tươi, chưa qua chế biến là cách tốt nhất để tối đa hóa lượng vitamin đưa vào trong cơ thể.
Vì vậy, có một số cách đơn giản để bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống như sau:
– Thay thế đồ ăn không lành mạnh bằng những lát trái cây và rau quả giàu vitamin C;
– Bổ sung thêm rau diếp, cà chua thái lát khi ăn bánh mì.
– Ăn rau sống với các loại nước chấm khác nhau, như nước sốt đậu nành;
– Thêm quả tươi trong công thức nấu ăn cho bánh nướng xốp, bánh, ngũ cốc hoặc rau trộn;
– Dùng hoa quả và nước rau ép giữa các bữa ăn để bổ sung vitamin C, chất xơ và khoáng chất khác.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè
Comment