Những thực phẩm kỵ nhau
Thịt bò có nhiều chất bổ, rượu là chất cay nóng. Khi dùng chung 2 thứ dễ bị táo bón, viêm niêm mạc miệng, ù tai.
Thực phẩm kỵ gan
Trong gan động vật, hàm lượng các chất đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có nhiều trong cà rốt rau cần, giá đỗ và các loại rau, củ, quả khác bị ôxy hóa và mất hết giá trị dinh dưỡng. Mặt khác các loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể. Vì vậy bạn không nên xào gan động vật với cà rốt, rau cần và các loại rau, củ, quả này; cũng như không nên ăn gan động vật cùng lúc với các rau củ quả chứa nhiều vitamin C.
Các món kỵ thịt bò
Thịt bò kỵ rượu: thịt bò có nhiều chất bổ, rượu là chất cay nóng. Khi dùng chung 2 thứ dễ bị táo bón, viêm niêm mạc miệng, ù tai
Thịt bò kỵ hạt dẻ: thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C, nếu ăn chung chất đạm trong thịt bò dễ bị biến chất, mất giá trị dinh dưỡng. Mùa đông và nhất là dịp gần Tết, ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc có nhiều hạt dẻ, bà con lưu ý không ăn hạt dẻ cùng bữa ăn có thịt bò.
Các món kỵ thịt chó và thịt dê
Sau khi ăn thịt chó hay thịt dê thì đừng uống nước chè: thịt dê và thịt chó rất giàu đạm. Khi đã ăn 2 loại thịt này mà bạn uống nước chè, thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp với protein trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin, có tác dụng làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột, gây táo bón. Nếu dùng thường xuyên có nguy cơ gây ung thư ruột.
Ngoài ra thịt chó không nên ăn với tỏi vì rất khó tiêu.
Thịt chó kỵ cá chép: cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học, thịt chó chứa nhiều chất đạm. Nếu ăn chung trong một bữa, giữa cá chép và thịt chó xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, tạo thành chất có hại cho sức khỏe.
Thịt dê kỵ giấm: bởi giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều chất đạm, nên hai thực phẩm này mà ăn chung với nhau thì axit acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê.
Thịt dê kỵ dưa hấu: khi ăn chung dễ bị ngộ độc thức ăn.
Tôm tép kỵ các thức ăn chứa nhiều vitamin C
Tôm tép (hay các động vật giáp xác) có nhiều hợp chất asen hóa trị 5. Vì vậy nếu ăn chung với các thức ăn chứa nhiều vitamin C như: cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh, ớt... sẽ làm cho asen hóa trị 5 biến thành asen hóa trị 3, tức là chất thạch tín rất độc, có thể gây tử vong. Vì vậy bạn không ăn hai loại thức ăn này cùng một bữa, và không uống vitamin C ngay sau bữa ăn tôm tép.
Các món kỵ hải sản
Không nên ăn trái cây ngay sau khi ăn hải sản: vì những chất dinh dưỡng của hải sản như đạm, canxi sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu ăn chung với các loại quả như hồng, nho, lựu, sơn trà, thanh quả. Mặt khác các chất hóa học của các loại trái cây này lại dễ kết hợp với canxi có trong hải sản tạo thành một chất khó tiêu hóa. Chất này sẽ kích thích ruột gây đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa… Bởi vậy bạn chỉ nên ăn trái cây sau khi ăn hải sản 2 tiếng trở lên.
Không dùng gan cùng với rau cần hoặc giá đỗ.
Không uống bia khi ăn hải sản: các loại hải sản như cá, tôm, cua, nghêu, sò huyết… có hàm lượng đạm khá cao, nếu uống bia thì có hại vì bia cản trở quá trình bài tiết lượng đạm thừa ra khỏi cơ thể. Chất đạm của hải sản chứa nhiều purin và axit glycoisides rất dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia tạo thành những hợp chất khó thải loại ra khỏi cơ thể. Lượng đạm thừa không được bài tiết đó sẽ đọng lại trong các khớp xương và mô cơ gây nên chứng bệnh sưng, nóng, đỏ đau các khớp và cơ. Do đó chúng ta không nên ăn hải sản và uống bia trong một bữa.
Không uống trà ngay sau khi ăn hải sản: bởi nước trà chứa nhiều axit taninic dễ kết hợp với canxi trong hải sản hình thành muối canxi kết tủa. Vì vậy nếu vừa ăn hải sản không nên uống trà ngay, mà chỉ uống trà sau khi ăn hải sản 2 tiếng trở lên.
Hải sản kỵ nhân sâm: theo y học cổ truyền, hải sản đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người dùng. Khi đã dùng nhân sâm, bạn cần kiêng ăn tất cả các loại hải sản và củ cải các loại trắng, đỏ… vì chúng đều kỵ nhân sâm.
Nói thêm về cách dùng nhân sâm: dù bạn sắc hay hấp cách thủy, cũng không được dùng nồi kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng nhân sâm, bạn không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.
Ba ba kỵ đào lông và trứng gà: thịt ba ba chứa nhiều đạm, đào lông chứa nhiều axit malic, khi ăn chung, chất đạm củ thịt ba ba bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng. Vì vậy từ nay bạn đừng ăn thịt ba ba cùng với đào.
Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà là đạm chất lượng cao, nếu hai thứ ăn chung sẽ làm cho chất đạm biến chất, giảm giá trị dinh dưỡng.
Sữa bò kỵ nước cam, quýt
Trong sữa bò chứa đạm cazeine chiếm tới 80%.Nếu sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước cam, quýt hay các loại nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Đối với trẻ em nếu uống lâu dài sẽ mắc bệnh methemoglobin, dẫn đến bị khó thở, tím tái và có nguy cơ tử vong.
Những món kỵ sữa đậu nành
Trứng gà: sữa đậu nành có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.
Đường đỏ có chứa nhiều axit lactic, axit acetic sẽ kết hợp các chất protein, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành. Bạn chỉ nên dùng đường trắng pha với sữa đậu nành.
Ngoài ra còn có một sản phẩm từ đậu nành là đậu hũ (tào phớ) kỵ hành: vì đậu hủ chứa nhiều canxi, hành chứa acid oxalic, hai thứ ăn chung sẽ tạo kết tủa muối oxalat canxi, khó tiêu hóa hấp thu, dễ bị bệnh sỏi thận.
Sữa bò không dùng cùng nước cam
Các loại rau củ kỵ nhau
Củ cải trắng kỵ lê, táo, nho, cà rốt, mộc nhĩ đen: củ cải trắng chứa nhiều axit cianogen lưu huỳnh. Còn lê, táo nho, chứa nhiều ceton đồng. Khi ăn chung các chất trong trái cây sẽ phản ứng với chất trong củ cải trắng, hậu quả là người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bị bệnh bướu cổ.
Củ cải giàu vitamin C, cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ bị phá hủy các thành phần dinh dưỡng.
Củ cải chứa nhiều enzym, mộc nhĩ đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, gây viêm da.
Dưa chuột kỵ cà chua: theo thói quen, nhiều người thường ăn sống dưa chuột cùng cà chua. Nhưng các nhà dinh dưỡng cho biết, trong dưa chuột chứa một loại men phân giải vitamin C. Bởi vậy khi ăn dưa chuột với cà chua hay những loại thực phẩm giàu vitaminC sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể.
Bí rợ kỵ cải thìa: vì bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, trong khi cải thìa có nhiều vitamin C. Khi ăn chung bí rợ với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa suy giảm.
Cà chua kỵ khoai lang, khoai tây: do cà chua chứa nhiều chất toan, nếu ăn cùng với khoai lang, vào dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Rau dền kỵ quả lê: trên thực tế nếu ăn cùng một bữa rau dền và quả lê sẽ bị nôn, rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra tùy từng vùng miền, kinh nghiệm dân gian, nhân dân ta còn nhiều kinh nghiệm về các món ăn kỵ nhau.
Trong gan động vật, hàm lượng các chất đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có nhiều trong cà rốt rau cần, giá đỗ và các loại rau, củ, quả khác bị ôxy hóa và mất hết giá trị dinh dưỡng. Mặt khác các loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể. Vì vậy bạn không nên xào gan động vật với cà rốt, rau cần và các loại rau, củ, quả này; cũng như không nên ăn gan động vật cùng lúc với các rau củ quả chứa nhiều vitamin C.
Các món kỵ thịt bò
Thịt bò kỵ rượu: thịt bò có nhiều chất bổ, rượu là chất cay nóng. Khi dùng chung 2 thứ dễ bị táo bón, viêm niêm mạc miệng, ù tai
Thịt bò kỵ hạt dẻ: thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C, nếu ăn chung chất đạm trong thịt bò dễ bị biến chất, mất giá trị dinh dưỡng. Mùa đông và nhất là dịp gần Tết, ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc có nhiều hạt dẻ, bà con lưu ý không ăn hạt dẻ cùng bữa ăn có thịt bò.
Các món kỵ thịt chó và thịt dê
Sau khi ăn thịt chó hay thịt dê thì đừng uống nước chè: thịt dê và thịt chó rất giàu đạm. Khi đã ăn 2 loại thịt này mà bạn uống nước chè, thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp với protein trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin, có tác dụng làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột, gây táo bón. Nếu dùng thường xuyên có nguy cơ gây ung thư ruột.
Ngoài ra thịt chó không nên ăn với tỏi vì rất khó tiêu.
Thịt chó kỵ cá chép: cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học, thịt chó chứa nhiều chất đạm. Nếu ăn chung trong một bữa, giữa cá chép và thịt chó xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, tạo thành chất có hại cho sức khỏe.
Thịt dê kỵ giấm: bởi giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều chất đạm, nên hai thực phẩm này mà ăn chung với nhau thì axit acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê.
Thịt dê kỵ dưa hấu: khi ăn chung dễ bị ngộ độc thức ăn.
Tôm tép kỵ các thức ăn chứa nhiều vitamin C
Tôm tép (hay các động vật giáp xác) có nhiều hợp chất asen hóa trị 5. Vì vậy nếu ăn chung với các thức ăn chứa nhiều vitamin C như: cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh, ớt... sẽ làm cho asen hóa trị 5 biến thành asen hóa trị 3, tức là chất thạch tín rất độc, có thể gây tử vong. Vì vậy bạn không ăn hai loại thức ăn này cùng một bữa, và không uống vitamin C ngay sau bữa ăn tôm tép.
Các món kỵ hải sản
Không nên ăn trái cây ngay sau khi ăn hải sản: vì những chất dinh dưỡng của hải sản như đạm, canxi sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu ăn chung với các loại quả như hồng, nho, lựu, sơn trà, thanh quả. Mặt khác các chất hóa học của các loại trái cây này lại dễ kết hợp với canxi có trong hải sản tạo thành một chất khó tiêu hóa. Chất này sẽ kích thích ruột gây đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa… Bởi vậy bạn chỉ nên ăn trái cây sau khi ăn hải sản 2 tiếng trở lên.
Không dùng gan cùng với rau cần hoặc giá đỗ.
Không uống bia khi ăn hải sản: các loại hải sản như cá, tôm, cua, nghêu, sò huyết… có hàm lượng đạm khá cao, nếu uống bia thì có hại vì bia cản trở quá trình bài tiết lượng đạm thừa ra khỏi cơ thể. Chất đạm của hải sản chứa nhiều purin và axit glycoisides rất dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia tạo thành những hợp chất khó thải loại ra khỏi cơ thể. Lượng đạm thừa không được bài tiết đó sẽ đọng lại trong các khớp xương và mô cơ gây nên chứng bệnh sưng, nóng, đỏ đau các khớp và cơ. Do đó chúng ta không nên ăn hải sản và uống bia trong một bữa.
Không uống trà ngay sau khi ăn hải sản: bởi nước trà chứa nhiều axit taninic dễ kết hợp với canxi trong hải sản hình thành muối canxi kết tủa. Vì vậy nếu vừa ăn hải sản không nên uống trà ngay, mà chỉ uống trà sau khi ăn hải sản 2 tiếng trở lên.
Hải sản kỵ nhân sâm: theo y học cổ truyền, hải sản đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người dùng. Khi đã dùng nhân sâm, bạn cần kiêng ăn tất cả các loại hải sản và củ cải các loại trắng, đỏ… vì chúng đều kỵ nhân sâm.
Nói thêm về cách dùng nhân sâm: dù bạn sắc hay hấp cách thủy, cũng không được dùng nồi kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng nhân sâm, bạn không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.
Ba ba kỵ đào lông và trứng gà: thịt ba ba chứa nhiều đạm, đào lông chứa nhiều axit malic, khi ăn chung, chất đạm củ thịt ba ba bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng. Vì vậy từ nay bạn đừng ăn thịt ba ba cùng với đào.
Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà là đạm chất lượng cao, nếu hai thứ ăn chung sẽ làm cho chất đạm biến chất, giảm giá trị dinh dưỡng.
Sữa bò kỵ nước cam, quýt
Trong sữa bò chứa đạm cazeine chiếm tới 80%.Nếu sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước cam, quýt hay các loại nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Đối với trẻ em nếu uống lâu dài sẽ mắc bệnh methemoglobin, dẫn đến bị khó thở, tím tái và có nguy cơ tử vong.
Những món kỵ sữa đậu nành
Trứng gà: sữa đậu nành có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.
Đường đỏ có chứa nhiều axit lactic, axit acetic sẽ kết hợp các chất protein, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành. Bạn chỉ nên dùng đường trắng pha với sữa đậu nành.
Ngoài ra còn có một sản phẩm từ đậu nành là đậu hũ (tào phớ) kỵ hành: vì đậu hủ chứa nhiều canxi, hành chứa acid oxalic, hai thứ ăn chung sẽ tạo kết tủa muối oxalat canxi, khó tiêu hóa hấp thu, dễ bị bệnh sỏi thận.
Sữa bò không dùng cùng nước cam
Các loại rau củ kỵ nhau
Củ cải trắng kỵ lê, táo, nho, cà rốt, mộc nhĩ đen: củ cải trắng chứa nhiều axit cianogen lưu huỳnh. Còn lê, táo nho, chứa nhiều ceton đồng. Khi ăn chung các chất trong trái cây sẽ phản ứng với chất trong củ cải trắng, hậu quả là người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bị bệnh bướu cổ.
Củ cải giàu vitamin C, cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ bị phá hủy các thành phần dinh dưỡng.
Củ cải chứa nhiều enzym, mộc nhĩ đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, gây viêm da.
Dưa chuột kỵ cà chua: theo thói quen, nhiều người thường ăn sống dưa chuột cùng cà chua. Nhưng các nhà dinh dưỡng cho biết, trong dưa chuột chứa một loại men phân giải vitamin C. Bởi vậy khi ăn dưa chuột với cà chua hay những loại thực phẩm giàu vitaminC sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể.
Bí rợ kỵ cải thìa: vì bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, trong khi cải thìa có nhiều vitamin C. Khi ăn chung bí rợ với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa suy giảm.
Cà chua kỵ khoai lang, khoai tây: do cà chua chứa nhiều chất toan, nếu ăn cùng với khoai lang, vào dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Rau dền kỵ quả lê: trên thực tế nếu ăn cùng một bữa rau dền và quả lê sẽ bị nôn, rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra tùy từng vùng miền, kinh nghiệm dân gian, nhân dân ta còn nhiều kinh nghiệm về các món ăn kỵ nhau.
Theo BS Bùi Thị Thu Hương/Báo Sức Khỏe Đời Sống