Sau chấn thương sọ não, đột quỵ do thiếu máu não là bệnh hiểm thứ hai gây tàn tật. Di chứng sau đột quỵ thường là nạn nhân bị liệt nửa thân...
Xơ vữa động mạch: 80% nguyên nhân gây đột quỵ
Ông Đ.T.S, sinh năm 1941, một cán bộ thuộc Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ Y tế, đã nhập viện trong tình trạng liệt hoàn toàn nửa cơ thể, cả chân và tay, mất khả năng nói. Trước đó, ông S. có tiền căn rối loạn nhịp tim, cao huyết áp.
Các bác sĩ đánh giá bệnh nhân bị tổn thương thần kinh ở mức độ trung bình. Tuy nhiên, do bệnh nhân được đưa cấp cứu sớm, nên sau khi được điều trị tích cực, hầu hết các triệu chứng phục hồi hoàn toàn.
80% đột quỵ do thiếu máu não là vì xơ vữa động mạch. Quá trình xơ vữa động mạch là quá trình lâu dài, nên đa số bệnh nhân đều lớn tuổi. Tuy nhiên, vì biến cố tự nhiên, đặc biệt là bênh tim bẩm sinh, 20% còn lại vẫn có thể có những bệnh nhân trẻ tuổi hơn.
Bệnh nhân nam T.H.T.T, ngụ tại Phú Nhuận - TP.HCM, phải nhập cấp cứu BV 115 vì đột quỵ do nhồi máu não khi mới 29 tuổi. Anh T.T mắc bệnh van tim bẩm sinh. Khi nhập viện, anh T.T cũng bị liệt nửa người, có dấu hiệu tụt huyết áp, hôn mê.
Đột quỵ, bệnh hiểm thứ hai gây tàn tật
Bệnh nhân bị đột quỵ dù thoáng qua, cũng phải vào cấp cứu. Trong ảnh: Chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ tại khoa Nội Thần kinh BV Nhân dân 115
Mỗi năm, chỉ tính riêng tại khoa Thần kinh BV 115, 1.500 - 1.800 ca đột quỵ cấp vì thiếu máu não được tiếp nhận và điều trị.
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật, đứng thứ hai sau chấn thương sọ não.
Theo GS. TS Lê Văn Thành, Bộ môn Thần kinh - Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ Y tế TP.HCM, một điều tra dịch tễ học tại miền Nam vào năm 1996 cho thấy, mỗi năm các bệnh viện trên địa bàn thành phố nhận điều trị cho khoảng 9.100 bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não, trong đó 1.310 ca tử vong.
Các triệu chứng của đột quỵ đều xuất hiện đột ngột, thuờng cùng một lúc từ hai hay vài triệu chứng trở lên: Đột ngột tê hay yếu, đặc biệt là một phía của cơ thể. Đột ngột nói khó, không hiểu lời hay mất tất cả. Đột ngột thị giác có vấn đề, 1 hay 2 mắt. Đột ngột đi đứng khó khăn, hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng hay rối loạn phối hợp vận động. Đột ngột nhức đầu, ói và kèm theo các triệu chứng khác.
"Nguy cơ đột quỵ tăng theo tuổi. Sau 50 tuổi, cứ 10 năm nguy cơ đột quỵ tăng gấp 2 lần. Trên 65 tuổi, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 7 lần," BSCK II Nguyễn Thị Kim Liên, Trưởng khoa Nội Thần kinh - BV Nhân dân 115, nói.
Theo BS Liên, những cơn đột quỵ thoáng qua khởi đầu có những triệu chứng giống đột quỵ, nhưng sau khoảng 1 giờ hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, đó là lời cảnh báo cho những đợt đột quỵ tới trầm trọng hơn và không hồi phục, nhất là khi thêm vào những yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá, uống rượu, lạm dụng thuốc, tăng huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, tăng colesterol.
Bệnh nhân thường sẽ bị liệt nửa thân, tứ chi, mất thăng bằng, khó nuốt, khó nhai, khó nói, không giao tiếp được. Đặc biệt bệnh nhân bị hội chứng sau đột quỵ, sa sút tâm thần. Liệt, mù hay đi loạng choạng trong thế giới của những người lành lặn càng khiến người bệnh bị xáo trộn về cảm xúc như trầm cảm, lo âu, buồn chán.
Cấp cứu càng sớm càng tốt
Các cục máu đông là nguyên nhân chính làm nghẽn tắc các động mạch cung cấp máu cho não.
Khi tưới máu cho não bị ngưng trệ, cứ mỗi phút 2 triệu tế bào thần kinh chết. Vì vậy, thời gian điều trị đột quỵ do nhồi máu não tốt nhất là trước 3 giờ đồng hồ.
Trước đây, để điều trị đột quỵ do thiếu máu não, các bác sĩ chủ yếu điều trị bằng các phương pháp nâng đỡ tổng trạng của bệnh nhân, phòng ngừa tái phát cho những lần sau.
Các loại thuốc để điều trị đột quỵ gồm có: thuốc chống nghẽn mạch hay thuốc kháng đông giúp ngăn cản hoặc giảm khả năng hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn các động mạch não hay dòng máu, nguyên nhân chính của đột quỵ.
Ngoài ra phẫu thuật cũng là phương cách để phòng ngừa đột quỵ như mổ nhằm loại bỏ những mảng xơ vữa gây hẹp lòng động mạch, sửa chữa mạch máu bị tổn thương hay bị dị dạng tại não hay ngoài não....
Hiện nay, BV Nhân dân Gia Định và BV Nhân dân 115 đang triển khai một phương pháp điều trị đột quỵ: thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch. BV An Bình và BV Cấp cứu Trưng Vương sẽ áp dụng phương pháp này trong thời gian tới. Đây là phương pháp điều trị đặc hiệu thiếu máu não cục bộ.
Với loại thuốc này, bệnh nhân có thể hồi phục rất nhanh và xuất viện trong vòng từ 5-6 ngày, thay vì hơn 20 ngày khi điều trị bằng các phương pháp trước đây.
GS.TS Lê Văn Thành cho biết, bằng phương pháp điều trị đặc hiệu này, cứ 1.000 bệnh nhân thì các bác sĩ có cơ hội cứu thêm 32 người. Số người được phục hồi tốt, giảm tàn tật là 130 người.
Điều hạn chế nhất của phương pháp này là thuốc chỉ có hiệu quả khi tiêm tĩnh mạch với thời gian khởi phát bệnh dưới 3 giờ. Ngoài ra, giá thuốc điều trị còn rất đắt. Tại Mỹ và một số nước Châu Âu, giá chính thức của thuốc tiêu sợi huyết là 2.500 USD/hộp 2 chai. Còn ở Việt Nam, một hộp thuốc này có giá 18 triệu đồng
Theo lời khuyên của các bác sĩ, không thể đoán trước đột quỵ là sẽ chỉ thoáng qua hay tiến triển hoặc tử vong. Khi có những triệu chứng về thần kinh, bệnh nhân phải được điều trị cấp cứu chứ không chờ tự hồi phục
Theo Vietnamnet
Xơ vữa động mạch: 80% nguyên nhân gây đột quỵ
Ông Đ.T.S, sinh năm 1941, một cán bộ thuộc Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ Y tế, đã nhập viện trong tình trạng liệt hoàn toàn nửa cơ thể, cả chân và tay, mất khả năng nói. Trước đó, ông S. có tiền căn rối loạn nhịp tim, cao huyết áp.
Các bác sĩ đánh giá bệnh nhân bị tổn thương thần kinh ở mức độ trung bình. Tuy nhiên, do bệnh nhân được đưa cấp cứu sớm, nên sau khi được điều trị tích cực, hầu hết các triệu chứng phục hồi hoàn toàn.
80% đột quỵ do thiếu máu não là vì xơ vữa động mạch. Quá trình xơ vữa động mạch là quá trình lâu dài, nên đa số bệnh nhân đều lớn tuổi. Tuy nhiên, vì biến cố tự nhiên, đặc biệt là bênh tim bẩm sinh, 20% còn lại vẫn có thể có những bệnh nhân trẻ tuổi hơn.
Bệnh nhân nam T.H.T.T, ngụ tại Phú Nhuận - TP.HCM, phải nhập cấp cứu BV 115 vì đột quỵ do nhồi máu não khi mới 29 tuổi. Anh T.T mắc bệnh van tim bẩm sinh. Khi nhập viện, anh T.T cũng bị liệt nửa người, có dấu hiệu tụt huyết áp, hôn mê.
Đột quỵ, bệnh hiểm thứ hai gây tàn tật
Bệnh nhân bị đột quỵ dù thoáng qua, cũng phải vào cấp cứu. Trong ảnh: Chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ tại khoa Nội Thần kinh BV Nhân dân 115
Mỗi năm, chỉ tính riêng tại khoa Thần kinh BV 115, 1.500 - 1.800 ca đột quỵ cấp vì thiếu máu não được tiếp nhận và điều trị.
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật, đứng thứ hai sau chấn thương sọ não.
Theo GS. TS Lê Văn Thành, Bộ môn Thần kinh - Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ Y tế TP.HCM, một điều tra dịch tễ học tại miền Nam vào năm 1996 cho thấy, mỗi năm các bệnh viện trên địa bàn thành phố nhận điều trị cho khoảng 9.100 bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não, trong đó 1.310 ca tử vong.
Các triệu chứng của đột quỵ đều xuất hiện đột ngột, thuờng cùng một lúc từ hai hay vài triệu chứng trở lên: Đột ngột tê hay yếu, đặc biệt là một phía của cơ thể. Đột ngột nói khó, không hiểu lời hay mất tất cả. Đột ngột thị giác có vấn đề, 1 hay 2 mắt. Đột ngột đi đứng khó khăn, hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng hay rối loạn phối hợp vận động. Đột ngột nhức đầu, ói và kèm theo các triệu chứng khác.
"Nguy cơ đột quỵ tăng theo tuổi. Sau 50 tuổi, cứ 10 năm nguy cơ đột quỵ tăng gấp 2 lần. Trên 65 tuổi, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 7 lần," BSCK II Nguyễn Thị Kim Liên, Trưởng khoa Nội Thần kinh - BV Nhân dân 115, nói.
Theo BS Liên, những cơn đột quỵ thoáng qua khởi đầu có những triệu chứng giống đột quỵ, nhưng sau khoảng 1 giờ hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, đó là lời cảnh báo cho những đợt đột quỵ tới trầm trọng hơn và không hồi phục, nhất là khi thêm vào những yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá, uống rượu, lạm dụng thuốc, tăng huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, tăng colesterol.
Bệnh nhân thường sẽ bị liệt nửa thân, tứ chi, mất thăng bằng, khó nuốt, khó nhai, khó nói, không giao tiếp được. Đặc biệt bệnh nhân bị hội chứng sau đột quỵ, sa sút tâm thần. Liệt, mù hay đi loạng choạng trong thế giới của những người lành lặn càng khiến người bệnh bị xáo trộn về cảm xúc như trầm cảm, lo âu, buồn chán.
Cấp cứu càng sớm càng tốt
Các cục máu đông là nguyên nhân chính làm nghẽn tắc các động mạch cung cấp máu cho não.
Khi tưới máu cho não bị ngưng trệ, cứ mỗi phút 2 triệu tế bào thần kinh chết. Vì vậy, thời gian điều trị đột quỵ do nhồi máu não tốt nhất là trước 3 giờ đồng hồ.
Trước đây, để điều trị đột quỵ do thiếu máu não, các bác sĩ chủ yếu điều trị bằng các phương pháp nâng đỡ tổng trạng của bệnh nhân, phòng ngừa tái phát cho những lần sau.
Các loại thuốc để điều trị đột quỵ gồm có: thuốc chống nghẽn mạch hay thuốc kháng đông giúp ngăn cản hoặc giảm khả năng hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn các động mạch não hay dòng máu, nguyên nhân chính của đột quỵ.
Ngoài ra phẫu thuật cũng là phương cách để phòng ngừa đột quỵ như mổ nhằm loại bỏ những mảng xơ vữa gây hẹp lòng động mạch, sửa chữa mạch máu bị tổn thương hay bị dị dạng tại não hay ngoài não....
Hiện nay, BV Nhân dân Gia Định và BV Nhân dân 115 đang triển khai một phương pháp điều trị đột quỵ: thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch. BV An Bình và BV Cấp cứu Trưng Vương sẽ áp dụng phương pháp này trong thời gian tới. Đây là phương pháp điều trị đặc hiệu thiếu máu não cục bộ.
Với loại thuốc này, bệnh nhân có thể hồi phục rất nhanh và xuất viện trong vòng từ 5-6 ngày, thay vì hơn 20 ngày khi điều trị bằng các phương pháp trước đây.
GS.TS Lê Văn Thành cho biết, bằng phương pháp điều trị đặc hiệu này, cứ 1.000 bệnh nhân thì các bác sĩ có cơ hội cứu thêm 32 người. Số người được phục hồi tốt, giảm tàn tật là 130 người.
Điều hạn chế nhất của phương pháp này là thuốc chỉ có hiệu quả khi tiêm tĩnh mạch với thời gian khởi phát bệnh dưới 3 giờ. Ngoài ra, giá thuốc điều trị còn rất đắt. Tại Mỹ và một số nước Châu Âu, giá chính thức của thuốc tiêu sợi huyết là 2.500 USD/hộp 2 chai. Còn ở Việt Nam, một hộp thuốc này có giá 18 triệu đồng
Theo lời khuyên của các bác sĩ, không thể đoán trước đột quỵ là sẽ chỉ thoáng qua hay tiến triển hoặc tử vong. Khi có những triệu chứng về thần kinh, bệnh nhân phải được điều trị cấp cứu chứ không chờ tự hồi phục
Theo Vietnamnet