4 lời khuyên giúp làm dịu các cơn đau mỏi gáy cổ
Bởi: Elizabeth Polis,
Code:
www.naturallysavvy.com
(Shutterstock*)
Cổ đau mỏi. Hai vai căng cứng. Sự nhức mỏi thường xuyên, khó chịu ở vùng lưng phía dưới của bạn. Tất cả chúng ta đã nếm trải những cơn đau mỏi dai dẳng này. Căng thẳng, giấc ngủ không đầy đủ, dinh dưỡng kém, ít tập thể dục, thậm chí sai tư thế thường là nguyên nhân của những cơn nhức mỏi đơn thuần và những cơn đau. Theo thời gian hệ thống cơ xương của chúng ta sẽ trở nên yếu và co móp, dẫn đến tình trạng viêm, đau nhức và khó chịu. Sự đau đớn, căng thẳng tăng lên có thể ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác của cơ thể và cuối cùng có thể chúng ta phải cần đến sự can thiệp của phẫu thuật, chẳng hạn như thay thế khớp hoặc phục hồi cơ bắp.
Không chỉ là mối phiền toái, khó chịu, việc điều trị bệnh đau nhức này cũng khá tốn kém. Theo một báo cáo năm 2011 của Viện Y học, hàng năm ở Hoa Kỳ bệnh đau nhức đã tiêu tốn của xã hội hơn 500 tỷ USD. Đau nhức là cơ thể thông báo cho chúng ta biết một bộ phận nào đó không ổn. Hãy xem xét những lời khuyên dưới đây để đối phó với cơn đau dai dẳng, và thậm chí tốt hơn là ngăn ngừa chúng ngay từ lần đầu tiên.
Ngồi thẳng
Mẹ của bạn luôn luôn bảo bạn cần phải đi thẳng người… bây giờ bạn biết lý do tại sao. Những ảnh hưởng của sai tư thế thường rơi vào nhiều nhất ở lưng và cổ vì dây chằng và các mô liên kết bị căng ra do thiếu hoạt động hoặc ngồi lâu quá. Nếu cần có thể đặt hẹn giờ để nhắc nhở mình đứng dậy và tránh cột mình vào cái bàn làm việc. Hoặc tận dụng cơ hội này để đứng dậy và đi lại trong vài phút.
Vận động
Vận động thường xuyên, đặc biệt là đi bộ, giúp cho cơ thể duy trì sức mạnh dồi dào, sự ổn định và tính linh hoạt. Luyện tập (Shoot) ít nhất 30 phút mỗi ngày. Đa dạng hoá các loại hình thể dục và thói quen hoạt động của bạn là cách tốt nhất để đảm bảo bạn đạt được lợi ích thiết yếu tối ưu cơ chế hoạt động của cơ thể mình. Hãy thử kết hợp các bài tập lúc giải lao và việc tập luyện chuyên sâu cho sức bền để duy trì cơ bắp săn chắc, hỗ trợ cho cơ thể của bạn.
Kéo dãn
Kéo giãn các nhóm cơ chính sau khi tập luyện hoặc trong lúc khởi động. Hãy thử các động tác đơn giản, chẳng hạn như kéo dãn cơ ngực, mở lồng ngực và thả lỏng cổ. Phần gân kheo chạy dọc lên mặt sau bắp đùi cũng thường gây ra các cơn đau nhức. Để thực hiện việc kéo dãn, đứng cố định, đặt một gót chân lên trên ghế hoặc trên bậc; đổ người về phía trước, mặt và ngực của bạn nâng lên và lưng giữ thẳng. Giữ trong vòng 20-30 giây và lặp lại hai lần cho mỗi bên.
Chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp cho cơ thể của bạn những chất và vi chất dinh dưỡng cần thiết để chữa lành các mô và tối ưu hóa các chức năng cơ thể. Khi đau có thể xem xét giảm hàm lượng các loại ngũ cốc, sữa, đường, đậu, và rượu. Ngoài ra, nước giúp giảm triệu chứng viêm nhiễm và giảm sự căng cơ. Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể là yếu tố quan trọng để điều trị đau nhức.
Khi nào thì 1 cơn đau kéo dài cần được khám, tư vấn chuyên môn? Hãy tự xem xét bản thân: cơn đau mỗi lúc một nặng hơn không? Nó có ảnh hưởng tới giấc ngủ hoặc các hoạt động hàng ngày không? Nếu có, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế, chẳng hạn như bác sĩ vật lý trị liệu, họ có thể xác định nguyên nhân cơn đau của bạn, và bắt đầu các kỹ thuật thực hành để làm giảm sự khó chịu, sau đó đưa ra các bài tập để cải thiện liên kết cơ thể và ngăn ngừa tái phát.
Đau nhức là cơ thể thông báo cho chúng ta biết một bộ phận nào đó có vấn đề. Hãy lắng nghe thông điệp và hành động đáp lại. Hãy nhớ rằng: phòng bệnh là quan trọng. Cuộc sống khi không có đau bệnh nghĩa là bạn có thêm thời gian để làm những gì bạn yêu thích với những người bạn yêu quý.
Bài viết được đăng tại
Code:
www.NaturallySavvy.com
-----
Phụ trách Việt ngữ bởi: VânN
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
-----
Phụ trách Việt ngữ bởi: VânN
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
-----